HĐ2:
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 4.1 sgk, mô hình các khối đa diện và hỏi :
* - Các khối đó được bao bọc bởi những hình gì ?
- Gọi các nhóm học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên kết luận.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 4. Bản vẽ các khối đa diện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 08/08/2008 Lớp 8A Bài 4. bản vẽ các khối đa diện
I. Mục tiêu :
- Nhận dạng được các khối đa diện thường gặp: Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.
- Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều…
II. Chuẩn bị :
- Tranh gk các hình 4.1 , 4.2 , 4.3 , 4.4 , 4.5 , 4.6 , 4.7 sgk.
- Mô hình ba mặt phẳng chiếu, bảng phụ.
Tiết ppct: 03
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định lớp.
2. Bài cũ: 1.
2.
3. Bài mới.
HĐ1: Giới thiệu bài
Giáo viên giới thiệu mục tiêu bài học.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Khối đa diện.
Khối đa diện được bao bọc bởi các đa giác phẳng.
HĐ2:
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 4.1 sgk, mô hình các khối đa diện và hỏi :
* - Các khối đó được bao bọc bởi những hình gì ?
- Gọi các nhóm học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên kết luận.
- Học sinh quan sát hình, thảo luận và trả lời.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Ghi vào vở.
II. Hình hộp chữ nhật.
1. Thế nào là Hình hộp chữ nhật?
- Hình hộp chữ nhật được bao bởi sáu hình chữ nhật.
2. Hình chiếu của Hình hộp chữ nhật.
HĐ3:
*- Cho học sinh quan sát mô hình Hình chữ nhật, quan sát hình 4.2 sgk để tìm ra hình chữ nhật được bao bọc bởi những hình gì ? Có những kích thước nào ?
* - Đặt hình hộp chữ nhật trong ba mặt phẳng chiếu, cho học sinh quan sát và thảo luận trong các trường hợp nếu chiếu lên mặt phẳng chiếu đứng, mặt phẳng chiếu bằng, mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh là những hình gì ? Kích thước của hình chiếu phản ánh kích thước nào của hình hộp chữ nhật ?
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên kết luận.
- Học sinh quan sát hình, cử đại diện trả lời.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Ghi vào vở.
III. Hình lăng trụ đều.
1. Thế nào là hình lăng trụ đều?
- Hình lăng trụ đều được bao bởi hai mặt đáy là hai hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.
2. Hình chiếu của hình lăng trụ đều.
HĐ4:
- Hoạt động tương tự hoạt động 3
IV. Hình chóp đều.
1. Thế nào là hình chóp đều?
Hình chóp đều được bao bởi mặt đáy là một hình đa giác đều và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau và có chung đỉnh.
2. Hình chiếu của hình chóp đều.
HĐ5:
- Hoạt động tương tự hoạt động 3.
HĐ5: Tổng kết.
- Gọi 1 học sinh đọc " Ghi nhớ"
- Hướng dẫn học sinh tự nhận xét kết quả tiết học.
- Giáo viên nhận xét chung về tiết học.
- Dặn dò: Đọc và chuẩn bị dụng cụ, thiêt bị thức hành bài 5 theo yêu cầu sgk.
File đính kèm:
- jdaskfhaksdfhla21-1 (19).doc