Bài 34: tập vẽ tranh Đề tài tự chọn

I/ Mục tiêu:

 - Giúp hs biết chọn đề tài phù hợp.

 - Bước dầu biết cách vẽ hình, vẽ màu, biết cách vẽ hình ảnh.

 - Vẽ được tranh đơn giản, có nội dung và vẽ màu theo ý thích.

* HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối vẽ màu phù hợp.

II/ Chuẩn bị:

 - GV: Một số tranh của học sĩ , hs về phong cảnh, chân dung, tĩnh vật, sinh hoạt với nhiều chất liệu khác nhau như bút chì, sáp màu, màu bột

 - HS: Đồ dùng học tập

 

doc10 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 34: tập vẽ tranh Đề tài tự chọn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài, màu sắc phù hợp. * GDMT: - Kiến thức: Biết vẽ đẹp của thiên nhiên. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Một số biện pháp BVMT. - Thái độ, tình cảm: Yêu mến quê hương. Có ý thức giữ gìn môi trường. - Kĩ năng, hành vi: Tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường. II/ Chuẩn bị: - GV: Tranh, ảnh phong cảnh - Bài vẽ của học sinh - Cách vẽ tranh phong cảnh - HS: Đồ dùng học tập III/ Hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: KT sĩ số HS. 2. KT bài củ: GV kiểm tra đồ dùng học tập. 3. Vào bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Tiết trước các em vẽ bài gì? - Nêu cách vẽ theo mẫu? - Đất nước chúng ta có rất nhiều cảnh đẹp. - Em hãy kể 1 số phong cảnh đẹp mà em biết? - GV tóm tắt nội dung: Tranh phong cảnh thường vẽ: nhà, cây, con đường, ao, hồ song có thể vẽ thêm người hoặc các con vật, nhưng cảnh vật là chính. 1. Quan sát, nhận xét: Gv giới thiệu tranh + Tranh vẽ phong cảnh gì? + Trong tranh có những hình ảnh nào? + Tranh phong cảnh có người và vật không? + Màu sắc trong tranh phong cảnh ntn? + Em vẽ phong cảnh gì? HS xem một số tranh mẫu. GV nhận xét ý kiến của hs Gv tóm tắt: Có rất nhiều cảnh đẹp: Hồ Gươm, Văn Miếu, Bảo tàng…Xung quanh nhà các em cũng có phong cảnh đẹp như con phố, rặng cây, nhà cửa, vườn, trường học.Các em sẽ chọn cảnh để vẽ vào trong tranh của mình. 2. Cách vẽ: GV treo hình hướng dẫn cách vẽ tranh: +Chọn nội dung tranh: Phù hợp, dễ vẽ, rõ nội dung đề tài +Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ to, giữa trang giấy +Hình ảnh phụ sau, sao cho nổi rõ hình ảnh chính +Vẽ màu theo ý thích GV cho hs quan sát bài của hs khóa trước 3. HS thực hành: GV xuống lớp hướng dẫn hs vẽ bài. GV nhắc hs chọn đề tài dễ vẽ.Hình ảnh chính vẽ giữa trang giấy.Sắp xếp các hình mảng vào trang giấy cho phù hợp. Trong tranh có thể vẽ người và vật cho sinh động. Vẽ màu tươi sáng, có đậm nhạt, tránh vẽ màu ra ngoài. 4. Nhận xét, đánh giá: Gv chọn 1 số bài tốt và chưa tốt. Gv nhận xét ý kiến của hs. GV đánh giá các bài. 5. Củng cố- dặn dò: Hoàn thành bài. Tiết sau trương bày kết quả học tập. - Vẽ cái bình đựng nước. - Vẽ cái bình có 4 bước: Phác khung hình chung, phác nét, chỉnh hình và tô màu. - Cảnh ở công viên, cảnh Nha Trang... - Phong cảnh nông thôn và đi thăm Văn Miếu. - Vẽ cây dừa, đống rơm, nhà... - Có con người và vật. - Màu sức trầm, ấm, lắng động... - Phong cảnh nông thôn... - HS quan sát. HS lắng nghe và ghi nhớ HS quan sát hình hướng dẫn HS quan sát và học tập HS thực hành HS nhận xét Chọn nội dung Vẽ hình Vẽ màu Bài 34: Tập vẽ tranh đề tài mùa hè Lôùp 3 I- Mục tiêu: - HS hiểu được nội dung đề tài mùa hè. - Biết cách vẽ tranh đề tài mùa hè. - Vẽ được tranh và vẽ màu theo ý thích. * HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu vẽ màu phù hợp. * GDBVMT: Kiến thức: - Biết vẽ đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên. Thái độ, tính cảm: - Yêu mến cảnh đẹp quê hương. Có ý thức bảo vệ môi trường. Phê phán những hành động phá hoại môi trường. Kĩ năng, hành vi: Biết giữ gìn cảnh quan môi trường, tham gia các hoạt động và làm sạch cảnh quan môi trường. II- Chuẩn bị: - Giáo viên:- Một số tranh, ảnh về đề tài mùa hè - Tranh vẽ về mùa hè của học sinh các lớp trước - Học sinh:- Sưu tầm tranh,ảnh về mùa hè Đồ dùng học vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Ổn định tổ chức:- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. 2. Kt bài củ: Kt dụng cụ học sinh. 3. Vào bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Tìm, chọn nội dung đề tài: - Giáo viên giới thiệu tranh và gợi ý học sinh tìm hiểu về mùa hè: + Tiết trời mùa hè như thế nào? + Cảnh vật ở mùa hè thường có những màu sắc nào? + Con vật nào kêu báo hiệu mùa hè đến? + Cây nào chỉ nở hoa vào mùa hè? - Gợi ý học sinh về những hoạt động trong ngày hè: + Những hoạt động vui chơi nào thường diễn ra vào mùa hè? + Mùa hè em đã đi nghỉ mát ở đâu? Cảnh ở đó thế nào? Giáo viên kết luận: + Chủ đề về mùa hè rất rộng và phong phú + Những hoạt động trong dịp hè hay cảnh sắc thiên nhiên của mùa hè đều có thể vẽ thành tranh. + Các em chọn một chủ đề cụ thể để vẽ. 2. Cách vẽ tranh : + Nhớ lại những hoạt động tiêu biểu về mùa hè để vẽ (có nhiều người tham gia không? Diễn ra ở đâu? Những hoạt động cụ thể nào? ...). + Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ to, rõ để nêu bật nội dung; + Vẽ hình ảnh phụ sau (ví dụ: Trong trò chơi thả diều, các bạn đang thả diều là hình ảnh chính, bãi cỏ, sườn đê, bụi cây ... là hình ảnh phụ); + Vẽ màu theo ý thích làm nổi cảnh sắc mùa hè. 3. Thực hành: - Giáo viên khuyến khích học sinh mạnh dạn thể hiện những ý tưởng của mình. - Quan sát và gợi ý học sinh tìm ra những thiếu sót trong bài vẽ để các em tự điều chỉnh. - Nhắc nhở học sinh: Vẽ thay đổi các hình dáng người để bài vẽ sinh động - Thay đổi cách vẽ màu tạo sự hấp dẫn cho tranh. 4. Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài vẽ và gợi ý các em nhận xét, đánh giá về: + Nội dung tranh; + Các hình ảnh được sắp xếp trong tranh; + Màu sắc trong tranh. - Khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp. Yêu cầu các em chưa hoàn thành bài về nhà vẽ tiếp. 5. Dặn dò: - Vẽ tranh đề tài tự do chuẩn bị cho trưng bày kết quả năm học (Vẽ ở giấy A4, màu trong sáng). - Tìm chọn bài vẽ đẹp ở vở tập vẽ hoặc những bài vẽ trên giấy để trưng bày. HS quan sát tranh. - Nóng nực. - Màu vàng, nâu đỏ... - Con ve. - Hoa Phượng - Thả diều... - Ở Vũng Tàu, Đà Lạt...Cảnh rất đẹp. Quan sát cách vẽ. HS thực hành Nhận xét theo gợi ý của giáo viên. BGH KIỂM TRA VÀ KÍ TÊN TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA VÀ KÍ TÊN Bài: Tập vẽ tranh Đề tài tự do Lôùp 4 I/ MỤC TIÊU: HS cách tìm và chọn đề tài tự do. Biết cách vẽ theo đề tài tự do. Vẽ được tranh đề tài tự do theo ý thích. * HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu vẽ màu phù hợp. II/ CHUẨN BỊ : GV : - Một số tranh ,ảnh của hoạ sĩ và thiếu nhi về sinh hoạt, con vật, phong cảnh - Bài vẽ của HS các lớp trước . HS : - Tranh, ảnh và các đề tài khác . - Giấy vẽ hoặc vở thực hành - Bút chì, tẩy, màu vẽ . III/ CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1 / Ổn định: Lớp hát. 2/ Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra dụng cụ học tập của HS. 3/ Bài mới: Giới thiệu phù hợp hấp dẫn lôi cuốn học sinh vào bài học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. TÌM ,CHỌN NỘI DUNG ĐỀ TÀI: - GV dùng tranh, ảnh giới thiệu để HS nhận biết - GV đặt câu hỏi gợi ý để HS tiếp cận đề tài . + Xung quanh nơi em ở có cảnh nào đẹp không? + Em đã được đi tham quan, nghỉ hè ở đâu ? + Phong cảnh ở đó như thế nào ? + Em hãy tả lại một phong cảnh mà em thích? + Em sẽ chọn phong cảnh nào để vẽ tranh ? - GV bổ sung và nhấn mạnh những hình ảnh chính của ảnh đẹp là: cây, nhà, con đường, bầu trời…và phong cảnh còn đẹp bởi màu sắc của không gian chung. Nên chọn cảnh vật quen thuộc, dễ vẽ, phù hợp với khả năng . 2. CÁCH VẼ TRANH: - GV giới thiệu cho HS biết hai cách vẽ tranh phong cảnh: + Quan sát thiên nhiên và vẽ trực tiếp + Vẽ bằng cách nhớ lại các hình ảnh đã từng được quan sát . - GV giới thiệu hình gợi ý các bước vẽ hoặc có thể vẽ lên bảng theo các bước để HS quan sát . - GV gợi ý cho HS : + Nhớ lại các hình ảnh định vẽ . + Sắp xếp hình ảnh chính + Vẽ hết phần giấy và vẽ màu kín nền + có thể vẽ tranh phong cành, tranh sinh hoạt, tranh lễ hội, con vật…. - Trước khi HS vẽ ,GV nên cho các em xem tranh của HS các lớp trước để gợi ý các em cách chọn cảnh và thể hiện . 3. THỰC HÀNH: - GV yêu cầu HS suy nghĩ để chọn cảnh trước khi vẽ ,chú ý sắp xếp hình vẽ cân đối . - Vẽ hình ảnh chính trước ,hình ảnh phụ sau ,luôn nhớ vẽ là trọng tâm ,có thể vẽ thêm người hoặc con vật . - Trong khi HS vẽ ,GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn bổ sung khuyến khích HS vẽ màu tự do theo ý thích . 4. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ: - GV cùng HS chọn một số bài điển hình có ưu điểm và nhược điểm rõ nét để nhận xét. - Nhấn mạnh những điểm tốt . 5. Củng cố, Dặn dò : - chuẩn bị cho bài sau. HS quan sát Đẹp. Tham quan Suối Tiên, Đà Lạt. Quang cảnh ở đó rất đẹp. HS tả lại nơi em đã đến. Phong cảnh biển, con vật... HS liên hệ bản thân HS trả lời HS trả lời HS lắng nghe HS lắng nghe và vẽ theo hướng dẫn. HS chú ý nghe và vẽ HS quan sát HS quan sát tranh và chọn HS thực hiện HS thực hiện theo hướng dẫn của GV HS lắng nghe. Bài 34: Tập vẽ tranh đề tài tự chọn Lôùp 5 I. Mục tiêu: - HS biết cách tìm chọn nội dung đề tàI . - HS biết cách vẽ và vẽ theo ý thích - HS yêu thích các hoạt động tập thể II. Chuẩn bị: - GV : SGK,SGV - Hình gợi ý cách vẽ - Ảnh chụp cổng , lều trại - HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. OĐTC: Lớp hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập học sinh. 3.Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung . Hoạt động Gv Hoạt động Hs 1. Quan sát nhận xét : - GV giới thiệu một số hình ảnh về, trạnh đề tài, yêu cầu HS nhận xét các tranh .. + GV cùng HS bày mẫu gợi ý để các em nhận xét - GV yêu cầu HS quan sát rồi nêu nhận xét của mình 2. Hướng dẫn cách vẽ: GV nêu yêu cầu của bài và yêu cầu Hs nhớ lại cách vẽ tranh. Gv gợi ý: Vẽ mầu theo ý thích , cách vẽ mầu Cho HS quan sát một số bức tranh của lớp trước để các em tự tin làm bài. 3. Thực hành: + Tập vẽ cá nhân : vẽ vào vở hoặc giấy - GV quan sát , khuyến khích , uốn nắn Hs thực hành. 4. Nhận xét đánh giá: - Gv trưng bày bài vẽ của Hs và gợi ý HS nhận xét về bố cục, hình ảnh, cách vẽ màu đều, đẹp, … - GV nhận xét chung tiết học - Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài. 5. Dặn dò: - Em nào chưa xong về vẽ tiếp. - Chuẩn bị cho những bài vẽ đẹp trong năm để tiết sau trưng bày. - HS quan sát, lắng nghe - HS quan sát HS quan sát, lắng nghe và nhận xét. - Hs nhớ lại và nêu lại HS thực hiện theo hhướng dẫn của GV không nên kẻ to, bé quá so với khổ giấy - HS nhận xét. TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA VÀ KÍ TÊN BGH KIỂM TRA VÀ KÍ TÊN

File đính kèm:

  • docTuan 34 (2).doc
Giáo án liên quan