Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu (TT)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Biết được các phép so sánh dùng trong ngôn ngữ lập trình.

- Biết khái niệm tương tác giữa người và máy tính.

2. Thái độ:

- Học sinh nghiêm túc trong giờ học.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: chuẩn bị tốt giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ.

2. Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi bài, đọc trước bài ở nhà.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu (TT), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5 Ngày soạn: 17/09/2010 Tiết: 9 BÀI 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU (tt). Mục tiêu Kiến thức: Biết được các phép so sánh dùng trong ngôn ngữ lập trình. Biết khái niệm tương tác giữa người và máy tính. Thái độ: Học sinh nghiêm túc trong giờ học. Chuẩn bị: Giáo viên: chuẩn bị tốt giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ. Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi bài, đọc trước bài ở nhà. Phương pháp: Thuyết trình, giảng giải, vấn đáp. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Em hãy liệt kê một số kiểu dữ liệu cơ bản và giá trị của từng kiểu dữ liệu đó trong ngôn ngữ lập trình Pascal. Đáp án: Kiểu dữ liệu xác định giá trị có thể có của dữ liệu và được phân thành các kiểu sau: Kiểu số nguyên (Integer): trong khoảng -215 à 215-1 Ví dụ: số học sinh, số sách... Kiểu số thực (Real): trong khoảng 2.9.10-39 à 1.7.1038 và số 0 Ví dụ: chiểu cao, điểm trung bình,… Kiểu kí tự (Char): là một kí tự trong bảng chữ cái. Ví dụ: a, b,…,0 ,1 …,9 Kiểu xâu (String): là một dãy các kí tự đặt trong dấu nháy đơn. Ví dụ: ‘lớp 8E’, ‘Nguyễn văn A’,.... Câu 2: Các phép toán với dữ liệu kiểu số? Quy tắc tính các biểu thức số học? Đáp án: Kí hiệu Phép toán Kiểu dữ liệu + cộng số nguyên, số thực - trừ số nguyên, số thực * nhân số nguyên, số thực / chia số nguyên, số thực div chia lấy phần nguyên số nguyên mod chia lấy phần dư số nguyên Quy tắc tính các biểu thức số học: Các phép toán trong ngoặc được thực hiện trước tiên; Trong dãy các phép toán không có dấu ngoặc, các phép nhân, phép chia, phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư được thực hiện trước; Phép cộng và phép trừ được thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về các phép so sánh các số GV: Yêu cầu hs nhắc lại các kí hiệu toán học trong ngôn ngữ lập trình? HS: Nhắc lại: +, -, *, /, div, mod. GV: Ngoài các phép toán số học, ta còn có các kí hiệu toán học quen thuộc dùng để so sánh nào? HS trả lời: các kí hiệu so sánh trong toán học như: =, , #, ….. GV: Kí hiệu các phép toán và phép so sánh có thể khác nhau, tùy theo từng ngôn ngữ lập trình. HS: chú ý lắng nghe. GV: giới thiệu bảng 4 các kí hiệu của phép so sánh trong ngôn ngữ Pascal. HS: chú ý quan sát. GV: Em hãy cho biết sự khác nhau giữa các kí hiệu so sánh trong toán học và trong Pascal. HS: Quan sát bảng và nêu kết quả. GV: kết quả của phép so sánh chỉ có thể là đúng hoặc sai. Gv cho vài ví dụ minh họa cụ thể. HS: chú ý lắng nghe và ghi nhớ. Hoạt động 2: Giao tiếp người – máy tính. GV: Làm sao máy tính có thể biết là con người muốn máy tính thực hiện cái gì? Ví dụ khi các em muốn lưu trang văn bản, hay một bảng tính với cái tên nào đó chúng ta phải làm gì? HS: Nhấn vào nút lưu và đặt tên cho đối tượng muốn lưu trong hộp thoại Save hiện ra. GV: Những hộp thoại thông báo đó chính là cách con người chúng ta giao tiếp với máy tính hay còn gọi là tương tác với máy tính. Khi em nhấn nút tắt một chương trình ứng dụng đang sử dụng thì đều gì sẽ xảy ra? HS: Một hộp thoại hiện ra hỏi xem người dùng có muốn lưu chương trình đang làm việc hay không? GV: tất cả những hoạt động đó người ta gọi là tương tác với máy tính. Tương tác có nghĩa là gì? HS: Quá trình trao đổi hai chiều giữa người và máy tính thường được gọi là tương tác. Ví dụ khi nhập tên đối tượng cần lưu trong hộp thoại save thì máy tính tiếp nhận thông tin đó và thực hiện. GV: Hộp thoại chỉ là một trong số các trường hợp tương tác giữa người và máy. Em hãy nêu một số trường hợp khác con người tương tác với máy tính? HS: thông báo kết quả tính toán, nhập dữ liệu, chương trình tạm ngừng, hộp thoại. GV: Các hộp thoại hay các yêu cầu cần thực hiện của máy tính và con người do ai tạo ra? HS: người lập trình tạo ra. Các phép so sánh: Kí hiệu trong pascal Phép so sánh Kí hiệu toán học = Bằng = Khác ¹ < Nhỏ hơn < <= Nhỏ hơn hoặc bằng £ > Lớn hơn > >= Lớn hơn hoặc bằng ³ Kết quả của phép so sánh chỉ có thể là đúng hoặc sai. Ví dụ: 3*2> 4; 5=5; 56; …..=> kết quả đúng 5*2=9, 22>17, …..=> kết quả sai. Giao tiếp người – máy tính. Quá trình trao đổi dữ liệu hai chiều giữa người và máy tính khi chương trình hoạt động thường được gọi là giao tiếp hợac tương tác giữa người và máy tính. Sau đây là một số trường hợp tương tác giữa người và máy tính: + Thông báo kết quả tính toán. + Nhập dữ liệu. + Chương trình tạm ngừng. + Hộp thoại. Củng Cố: Cho các nhóm thảo luận và làm bài tập 3, 4, 5, 6, 7 SGK trang 26. Hướng dẫn về nhà: Về nhà học bài cũ, xem trước bài thực hành số 2. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docbài 3. chương trình máy tính và dữ liệu(t2).doc