TIẾT 27 BÀI 24: SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ.
CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HOÁ
I. mục tiêu bài học: Sau bài học HS phải:
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm phân bố dân cư, giải thích được đặc điểm phân bố dân cư theo không gian và TG. Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư.
- Phân biệt được đặc điểm của quần cư nông thôn và quần cư thành thị.
-Trình bày được đặc điểm của ĐTH, những mặt tích cực và tiêu cực của ĐTH
2. Kĩ năng
- Phân tích và giải thích bản đồ phân bố dân cư thế giới
II. thiết bị dạy học:
- Bản đồ Dân cư và đô thị lớn trên thế giới.
- Bảng số liệu: Tỉ lệ dân cư thành thị và thông thôn thời kì 1900-2005 (Phóng to theo SGK).
- Lược đồ tỷ lệ dân thành thị thế giới.
- Một số hình ảnh về nông thôn, về các thành phố lớn trên thế giới.
III. hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy trình bày ý nghĩa của cơ cấu dân số theo tuổi
3. Bài mới
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 9479 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 24: Sự phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 28/11/2009
Tiết 27 Bài 24: sự phân bố dân cư.
Các loại hình quần cư và đô thị hoá
I. mục tiêu bài học: Sau bài học HS phải:
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm phân bố dân cư, giải thích được đặc điểm phân bố dân cư theo không gian và TG. Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư.
- Phân biệt được đặc điểm của quần cư nông thôn và quần cư thành thị.
-Trình bày được đặc điểm của ĐTH, những mặt tích cực và tiêu cực của ĐTH
2. Kĩ năng
- Phân tích và giải thích bản đồ phân bố dân cư thế giới
II. thiết bị dạy học:
- Bản đồ Dân cư và đô thị lớn trên thế giới.
- Bảng số liệu: Tỉ lệ dân cư thành thị và thông thôn thời kì 1900-2005 (Phóng to theo SGK).
- Lược đồ tỷ lệ dân thành thị thế giới.
- Một số hình ảnh về nông thôn, về các thành phố lớn trên thế giới.
III. hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy trình bày ý nghĩa của cơ cấu dân số theo tuổi
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cá nhân
- GV: Yêu cầu HS trình bày khái niệm về phân bố dân cư.
- HS trả lời, GV chuẩn kiến thức
HĐ 2: Theo cặp
1. Giao nội dung :
- Dựa vào bản đồ treo tường và bảng 24.1, em hãy nhận xét về phân bố dân cư trên thế giới, ở Việt Nam. nơi nào có mật độ dân số cao nhất, nơi nào thấp nhất, giải thích tại sao?
GV đưa thêm ví dụ: Mật độ dân số của thế giới năm 2001 là 46 người/km2,trong đó Mônacô có mật độ 17503ng/km2. Singapore 687ng/km2, nhưng Ôxtrâylia và Namibia chỉ có 2 ng/km2.
- Dựa vào bảng số liệu 24.2, nhận xét về tỉ trọng dân cư theo các châu lục thời kì 1650 - 2005. Rút ra kết luận gì?
2. Gọi một số HS lên trình bày, GV nghe, hướng dẫn các em khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: Cặp (Hai em ngồi gần nhau cùng trao đổi để trả lời)
? Tại sao phân bố dân cư lại không đồng đều. Cho ví dụ chứng minh.
Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm
- Chia 4 nhóm, mỗi nhóm làm việc theo nội dung sau.
Nội dung:
+ Quần cư là gì?
+Đọc SGK mục II.2, tìm hiểu, phân biệt các loại hình quần cư chủ yếu. Cho ví dụ cụ thể
- Cho các nhóm xung phong lên trình bày, cá nhóm khác nghe, góp ý.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Chuyển ý: Tỉ lệ dân số sống ở nông thôn đang giảm trong khi tỉ lệ dân số thành thị đang ngày càng tăng. Đó chính là quá trình đô thị hoá. Vậy đô thị hoá là gì, đặc điểm của nó ra sao? đô thị hoá có ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường?
Hoạt động 5: Hoạt động cá nhân
? Đô thị hoá là gì?
Hoạt động 6: Cả lớp
- GV treo bảng:
+ Tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn thời kì 1900-2005. (Phóng to theo SGK)
+ Lược đồ tỷ lệ dân thành thị trên thế giới thời kì 2000 - 2005
à Yêu cầu HS:
+ Hãy nhận xét sự thay đổi tỉ lệ dân nông thôn và dân thành thị trên thế giới trong thời kỳ 1900-2000.
+ Những châu lục nào có tỷ lệ dân thành thị cao nhất? thấp nhất?
+ Nêu ví dụ chứng tổ lối sống thành thị phổ biến rộng rãi (ở nông thôn cũng có nhiều loại dịch vụ phục vụ đó, lao động phi nông nghiệp)
- Gọi HS nhận xét, hướng dẫn các em khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức
Hoạt động 7: Cá nhân
GV hỏi: Bằng những hiểu biết của bản thân, hãy nêu những ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường ?
I.Phân bố dân cư .
1. Khái niệm: Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.
- Tiêu chí thể hiện tình hình phân bố dân cư là mật độ dân số: là số dân cư trú, sinh sống trên một đơn vị diện tích (thường là 1km2)
Mật độ dân số
=
Số người sống trên lãnh thổ
DT lãnh thổ
2. Đặc điểm
a. Phân bố dân cư không đều trong không gian.
Ví dụ: Năm 2005, mật độ dân số thế giới: 48 người/km2 nhưng Tây Âu: 169 người/km2 còn Châu Đại Dương 4 người/km2.
b. Biến động về phân bố dân cư theo thời gian.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư. Trong đó nhân tố quyết định là: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế.
Sau đó mới đến yếu tố: tự nhiên lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư...
II. Các loại hình quần cư.
1. Khái niệm: Là hình thức biểu hiện cụ thể của việc phân bố dân cư trên bề mặt Trái Đất, bao gồm mạng lưới các điểm dân cư tồn tại trên một lãnh thổ nhất định
2. Phân loại và đặc điểm
Loại hình
Quần cư NT
Quần cư TT
TG xuất hiện
Từ rất sớm
Muộn hơn QC NT
ĐĐ phân bố DC
Phân tán
Tập trung, mật độ cao
Chức năng sx chính
Nông nghiệp
Phi nông nghiệp
III. Đô thị hoá
1. Khái niệm: Là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố , nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
2. Đặc điểm
a. Dân cư đô thị có xu hướng tăng nhanh.
b. Dân cư ngày càng tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
c. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị .
3. ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường
a.Tích cực:
- Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
- Làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở đô thị
b. Tiêu cực:
- ĐTH không gắn liền với CNH sẽ dẫn đến các hậu quả
+ Sự di cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị dẫn đến thiếu nhân lực ở nông thôn, thiếu việc làm ở thành thị
+ Chất lượng cuộc sống chậm được cải thiện, ô nhiễm môi trường
4. Củng cố
5. Hướng dẫn tự học và làm bài tập về nhà.
Loại hình
Quần cư nông thôn
Quần cư thành thị
Thời gian xuất hiện
Đặc điểm phân bố dân cư
Chức năng sản xuất chính
Loại hình
Quần cư nông thôn
Quần cư thành thị
Thời gian xuất hiện
Đặc điểm phân bố dân cư
Chức năng sản xuất chính
Loại hình
Quần cư nông thôn
Quần cư thành thị
Thời gian xuất hiện
Đặc điểm phân bố dân cư
Chức năng sản xuất chính
Loại hình
Quần cư nông thôn
Quần cư thành thị
Thời gian xuất hiện
Đặc điểm phân bố dân cư
Chức năng sản xuất chính
Loại hình
Quần cư nông thôn
Quần cư thành thị
Thời gian xuất hiện
Đặc điểm phân bố dân cư
Chức năng sản xuất chính
Loại hình
Quần cư nông thôn
Quần cư thành thị
Thời gian xuất hiện
Đặc điểm phân bố dân cư
Chức năng sản xuất chính
File đính kèm:
- t27-.doc