Bài 22: vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng

1. Kiến thức:

- Biết được vai trò của rừng và nhiệm vụ trồng rừng.

2. Kĩ năng:

 - Quan sát hình vẽ, đồ thị tập khái quát để nêu nhận xét, kết luận khoa học.

3. Thái độ:

 - Có ý thức bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương.

4. Tích hợp bảo vệ môi trường:

- Có ý thức bảo vệ rừng, không đốt, phá rừng bừa bãi, thường xuyên trồng trừng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4271 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 22: vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Ngày soạn: 07/01/2014 Tiết 23 Ngày dạy: 10/01/2014 CHƯƠNG I: KĨ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RỪNG BÀI 22: VAI TRÒ CỦA RỪNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG RỪNG I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Biết được vai trò của rừng và nhiệm vụ trồng rừng. 2. Kĩ năng: - Quan sát hình vẽ, đồ thị tập khái quát để nêu nhận xét, kết luận khoa học. 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương. 4. Tích hợp bảo vệ môi trường: - Có ý thức bảo vệ rừng, không đốt, phá rừng bừa bãi, thường xuyên trồng trừng. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 1. Giáo viên: Hình 34, 35 SGK phóng to. 2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 7A1……………………… 7A2……………………….7A3………………….… 7A4……………………………7A5……………………………7A6………………………. 2. Kiểm tra bài cũ : - Em hãy nêu thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ? - Nêu mục đích của luân canh, xen canh, tăng vụ? 3. Bài mới a. Giới thiệu bài: Hiện nay, rừng ở nước ta đang bị tàn phá hết sức nghiêm trọng. Chúng ta phải bảo vệ rừng và phát triển rừng một cách tích cực. Vậy, rừng có vai trò gì? Vì sao chúng ta phải bảo vệ rừng? b. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Tìm hiểu vai trò của rừng và trồng rừng -GV: Treo hình 34 phóng to, yêu cầu HS quan sát, thảo luận nhóm và nêu các vai trò của rừng và trồng rừng. -GV: Phân tích thêm về các vai trò của rừng đối với đời sống, môi trường và với ngiên cứu khoa học… -GV: Cho VD về vài đồ dùng phục vụ cho việc học tập, gia đình, công sở, giao thông được làm từ các loại lâm sản? -HS: Thảo luận nhóm và nêu các vai trò của rừng. -HS: Lắng nghe và ghi vở về vai trò của rừng. -HS lấy ví dụ: Sách, vở, bàn, ghế…. I. Vai trò của rừng và trồng rừng. - Rừng bảo vệ môi trường, làm sạch không khí. - Phục vụ xuất khẩu và nhu cầu trong nước. - Phục vụ nhu cầu văn hoá, xã hội, nghiêm cứu khoa học. Hoạt động 2. Tìm hiểu tình hình rừng nước ta hiện nay. -GV: Treo hình 35 phóng to, yêu cầu HS quan sát hình, thảo luận nhóm 2 phút, cho biết: Từ năm 1943 đến 1995 rừng bị tàn phá với mức độ như thế nào? -GV hỏi: Theo em, rừng bị tàn phá sẽ dẫn đến những tác hại gì? -GV: Giới thiệu thêm về một số tác hại cuả rừng đến đời sống con người và môi trường sinh thái khi rừng bị tàn phá. -GV hỏi: Mục đích của việc trồng rừng là gi? -GV hỏi: Có mấy loại rừng? -GV hỏi: Ở địa phương em, nhiệm vụ trồng rừng nào là chủ yếu? -HS: Thảo luận nhóm trả lời: - Trong thời gian qua diện tích và độ che phủ của rừng giảm nhanh; Diện tích đồi trọc, đất hoang ngày càng tăng. -HS: Suy nghĩ và trả lời: Sẽ dẫn tới lũ lụt, hạn hán, nhiệt độ trái đất nóng lên…. -HS: Lắng nghe và ghi nhớ. -HS: Trồng rừng để phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp. -HS: Có 3 loại rừng: Rừng phòng hộ; rừng sản xuất; rừng đặc dụng. -HS: Trồng rừng sản xuất là chủ yếu. II. Nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta. 1. Tình hình rừng ở nước ta. - Rừng của nước ta trong thời gian qua bị tàn phá nghiêm trọng. 2. Nhiệm vụ của trồng rừng. Trồng rừng để phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp. - Trồng rừng sản suất. - Trồng rừng phòng hộ. - Trồng rừng đặc dụng. 4. Củng cố: - GV: Yêu cầu HS đọc phần “ Có thể em chưa biết”. - GV: Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK. - GV: Cho HS trả lời câu hỏi cuối bài. 5. Nhận xét – Dặn dò : - Nhận xét tinh thần thái độ học tập của các em. - Dặn các em về nhà học bài. - Xem trước bài mới: “ Làm đất gieo ươm cây rừng”. * Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docCN7tuan 21tiet 23.doc
Giáo án liên quan