1.1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được mục đích và yêu cầu của các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản.
1.2. Kĩ năng: Rèn HS Kĩ năng vận dụng chế biến, bảo quản một số sản phẩm trồng trọt giúp gia đình.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức tiết kiệm.
- Lao động có kỹ thuật, tránh làm hao hụt, thất thoát trong thu hoạch.
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4959 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 20: Thu hoạch bảo quản và chế biến nông sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 21
Tuần ( CM): . . . . . . .
Ngày dạy:……..
Bài 20: THU HOẠCH BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN
NÔNG SẢN
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được mục đích và yêu cầu của các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản.
1.2. Kĩ năng: Rèn HS Kĩ năng vận dụng chế biến, bảo quản một số sản phẩm trồng trọt giúp gia đình.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức tiết kiệm.
- Lao động có kỹ thuật, tránh làm hao hụt, thất thoát trong thu hoạch.
2. TRỌNG TÂM:
- Các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản.
3.CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên: Tranh hình 31 SGK/ 47
3.2. Học sinh: + Đọc và xem trước bài 20 SGK
+ Tìm hiểu cách thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản ở địa phương
4. TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1’) GV kiểm tra sĩ số HS
4.2. Kiểm tra miệng: 6’
Câu 1: 1/ Mục đích của làm cỏ vun xới là gì? (3đ)
2/ Nước có vai trò như thế nào đối với cây trồng? Có mấy phương pháp tưới? Kể ra? (7đ)
Đáp án:
1. - Diệt cỏ dại. - Làm cho đất tơi xốp.
- Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn. - Chống đổ.
2. Nước giúp cây trồng sinh trưởng phát triển. Do đó phải tưới nước đầy đủ và kịp thời.
Có 4 phương pháp tưới
- Tưới theo hàng, vào gốc cây. - Tưới thấm.
- Tưới ngập. - Tưới phun mưa
Câu 2: Thế nào là bón thúc? Bón thúc theo quy trình nào? (10đ)
Đáp án: Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. Dùng phân hữu cơ hoai mục và phân hoá học để bón theo quy trình sau:
+ Bón phân. + Làm cỏ, vun xới vùi phân vào đất
Câu hỏi liên quan kiến thức mới:
Câu 3 : Khâu cuối cùng của quá trình sản xuất cây trồng là gì? 10đ
Đáp án: Thu hoạch nông sản (3đ)
? Thu hoạch nông sản cần đảm bảo yêu cầu nào (7đ)
( Thu hoạch đúng độ chín, nhanh gọn và cẩn thận. )
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1:Vào bài ( 1’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV:Giới thiệu
Khâu cuối cùng của quá trình sản xuất cây trồng là gì?Mà mục tiêu của ngành trồng trọt là năng xuất cao và phẩm chất tốt của cây trồng. Vậy thu hoạch bảo quản, chế biến thế nào có hiệu quả. Ta đi vào nghiên cứu bài học hôm nay “ Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản”
HS: ghi tựa bài học
HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu yêu cầu và phương pháp thu hoạch nông sản.12p
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức:Giúp HS hiểu được mục đích và yêu cầu của các phương pháp thu hoạch nông sản.
- Kỹ năng: Rèn HS Kĩ năng vận dụng kiến thức giúp gia đình.
( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, hđ nhóm
- Phương tiện dạy học: H31
(3) Các bước của họat động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
B1:
- GV treo bảng phụ
Bài tập : Cho các cây trồng ở những giai đoạn sau:
1/ Cây lúa:
a) Hạt vừa và chắc. b) Hạt chín, vàng đều.
c) Hạt chín, bông rũ.
2/ Đậu xanh
a/ Quả vàng đều. b/Quả chuyển màu đen đều.
c/ Quả vàng đen nứt vỏ.
Nên thu hoạch ở giai đoạn nào cây sẽ cho năng xuất và chất lượng tốt nhất?
HS thảo luận nhóm
Đại diện nhóm báo cáo. ( 1b ; 2a )
? Vì sao thu hoạch ở giai đoạn 1a, 2a hoặc 1c , 2c ?
( non quá hay già quá đều giảm chất lượng và sản lượng nông sản)
? Thu hoạch nông sản cần đảm bảo yêu cầu nào?
GV: Vì sao phải thu hoạch nhanh, gọn và cẩn thận, tránh hạt rơi vãi, thất thoát.
Lưu ý: Thu hoạch chậm khi gặt hạt rụng nhiều do quá chín, gặp mưa gió lúa bị đổ, hạt bị ngâm nước nên chất lượng kém. Nhưng thu hoạch sớm quá lúa còn xanh chất lượng thấp vì thế phải thu hoạch đúng lúc, đúng độ chín …
B2:
- GV: Treo tranh hình 31 SGK/ 47
HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Phương pháp thu hoạch
+ Dụng cụ thu hoạch
Đại diện nhóm báo cáo
( Thu hoạch bằng cách : hái, nhổ, đào, cắt
Dụng cụ: tay, dao, liềm, kéo, xẻng, cuốc)
? Hãy kể một số cách thu hoạch phù hợp với dụng cụ thu hoạch nông sản vừa kể?
( Dùng tay : su hào, mì, đậu, cam, quýt …
Dùng kéo: hoa, lúa, bắp cải…
Dùng cuốc hay xẻng: khoai lang, khoai tây, củ từ … )
GV mở rộng: Ngoài việc thu hoạch bằng các công cụ đơn giản người ta còn dùng máy để thu hoạch như máy cắt lúa máy tuốt lúa …
GDBVMT: Để tránh sự tồn đọng các hóa chất trong các sản phẩm khi thu hoạch cần đảm bảo điều gì?
I. Thu hoạch
1. Yêu cầu
Thu hoạch đúng độ chín nhanh gọn và cẩn thận
2. Thu hoạch bằng phương pháp nào?
Có 4 phương pháp thu hoạch:
hái, nhổ, đào, cắt.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu mục tiêu và phương pháp bảo quản.12p
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức:Giúp HS hiểu được mục đích và yêu cầu của các phương pháp bảo quản nông sản.
- Kỹ năng: Rèn HS Kĩ năng vận dụng bảo quản một số sản phẩm trồng trọt giúp gia đình.
( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải.
- Phương tiện dạy học: ko
(3) Các bước của họat động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
B1:
GV: Không bảo quản hay bảo quản không tốt nông sản sẽ như thế nào? (Dễ bị mọt, mốc, hoa quả, rau bị thối… )
B2:
? Muốn bảo quản tốt các loại nông sản: hạt, rau, quả … thì phải bảo đảm điều kiện gì?
? Kho bảo quản phải như thế nào?
B3:
? Có mấy phương pháp bảo quản? (3pp)
HS liên hệ thực tế kể một số cách bảo quản nông sản khác nhau mà em biết
- GV Qua các cách bảo quản khác nhau tùy thuộc vào từng loaị nông sản. Vậy cơ sở chung của việc bảo quản nông sản là gì? ( hạn chế hoạt động sinh, lí, hóa, hạn chế sự phá hoại của nấm, vi sinh vật và côn trùng gây hại )
II. Bảo quản
1. Mục đích
Nhằm hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút chất lượng nông sản.
2. Các điều kiện để bảo quản tốt
- Đối với các loại hạt cần phơi hay sấy khô
- Rau xanh ,Quả tươi : phải sạch sẽ không giập nát.
- Kho bảo quản: Cao ráo, thoáng khí có hệ thống thông gió và được khử trùng.
3. Phương pháp bảo quản
- Bảo quản thông thoáng.
- Bảo quản kín.
- Bảo quản lạnh.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu mục đích và phương pháp chế biến. 12p
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức:Giúp HS hiểu được mục đích và yêu cầu của các phương pháp chế biến nông sản.
- Kỹ năng: Rèn HS Kĩ năng vận dụng chế biến một số sản phẩm trồng trọt giúp gia đình.
( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải.
- Phương tiện dạy học: ko
(3) Các bước của họat động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
B1:
GV: Chế biến nông sản nhằm mục đích gì?
? Ở địa phương em có những phương pháp chế biến nào?
+ Sấy khô: Rau, quả(chuối)
+ Làm thành bột (khoai mì, mì tinh …)
+ Muối chua: Cải, giá. Dưa
+ Đóng hộp: Các loại trái cây
HS liên hệ thực tế nêu ví dụ
( Mận, mơ,vải … chế biến thành xirô hoặc dứa, vải nho … đóng hộp sẽ tăng chất lượng sản phẩm và kéo dài thời gian so với quả ở dạng tươi )
? Em nào có thể kể một vài sản phẩm và cách chế biến sản phẩm ở địa phương mà em biết ?
B2:
- GV giới thiệu lò sấy thủ công SGK/49
? Em hãy cho biết lò sấy thủ công có thể sấy những loại nông sản gì?
GDBVMT: Giáo dục HS cần tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh an tòan thực phẩm trong bảo quản và chế biến nông sản, chỉ được sử dụng các chất phụ gia có trong danh mục nhà nước cho phép.
GV giáo dục HS: Tóm lại: Thu hoạch đúng lúc sẽ cho sản lượng cao nhất và chất lượng tốt nhất. Thu hoạch không kịp thời sẽ làm giảm số lượng và chất lượng nông sản
Thực hiện đúng quy trình trong chế biến và bảo quảnlàm giảm thiểu các thất thoát, hư hỏng sản phẩm nông nghiệp
III. Chế biến
1. Mục đích
Tăng giá trị sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản
2. Phương pháp chế biến
- Sấy khô
- Chế biến thành bột mịn hay tinh bột
- Muối chua
- Đóng hộp
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1 Tổng kết:
- (Câu hỏi dành cho HS khá giỏi) Thu hoạch có ảnh hưởng như thế nào đến việc bảo quản? Bảo quản và chế biến có điểm gì giống và khác nhau?
HS: Thu hoạch đạt yêu cầu kĩ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản. Thu hoạch không đạt yêu cầu kĩ thuật sẽ khó hoặc không bảo quản được.
Bảo quản và chế biến:
+ Giống nhau: Cùng một mục đích.
+ Khác nhau: Bảo quản giữ nguyên trạng thái sản phẩm. Chế biến là biến đổi sản phẩm khác trạng thái ban đầu, tăng gía trị sử dụng.
- Hãy ghi tiếp tên nông sản ( thóc, ngô, gạo, cà chua, khoai tây, rau cải, xu hào, mơ, dứa, nhãn, cà phê, dừa, sắn, đậu xanh) vào chỗ chấm (….) cho phù hợp:
1. Bảo quản kín: ............... Đáp án: 1. Gạo, cà phê
2. Bảo quản lạnh: ............... 2. Xu hào, nhãn, cà chua, khoai tây.
3. Muối chua: ............... 3. Rau cải
4. Đóng hộp: ............... 4. Dứa, mơ.
5. Sấy khô: ............... 5. Ngô gạo, cà phê, dừa, sắn, đậu xanh.
5.2 Hướng dẫn học tập:
– Đối với bài học ở tiết học này:
+ HS học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài SGK /49
– Đối với bài học ở tiết học tiết theo:
+Chuẩn bị: “Luân canh, xen canh, tăng vụ”
+ Đọc trước thông tin và trả lời câu hỏi SGK/ 51
6. PHỤ LỤC : SGV, chuẩn KT-KN.
File đính kèm:
- djkfgadskgajfyhoajdslkfjaskljfl (28).doc