1. Kiến thức:
- Sau khi học xong bài 18, học sinh lập được quy trình công nghệ chế tạo một sản phẩm cơ khí đơn giản trên máy tiện.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng lập quy trình công nghệ chế tạo một chi tiết.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 13357 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 18 Thực hành lập quy trình công nghệ chế tạo một chi tiết đơn giản trên máy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án: Công nghệ 11
Tiết 24
Trường THPT Hồng Thái
Bài 18
Thực hành
Lập quy trình Công nghệ chế tạo
Một chi tiết đơn giản trên máy
a. mục tiêu bài học
Kiến thức:
- Sau khi học xong bài 18, học sinh lập được quy trình công nghệ chế tạo một sản phẩm cơ khí đơn giản trên máy tiện.
Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng lập quy trình công nghệ chế tạo một chi tiết.
b. chuẩn bị bài dạy
Chuẩn bị nội dung:
Nghiên cứu trước bài 18 SGK.
Tìm kiếm, sưu tầm các thông tin, tư liệu, tranh ảnh về các loại máy cắt gọt mẫu vật liên quan đến công nghệ chế tạo 1 sản phẩm.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Một số mẫu hoặc vật thật.
- Bản vẽ chi tiết chốt cửa và một số bản vẽ đơn giản khác.
- Ôn lại kiến thức bài 17.
- Sưu tầm một số chi tiết khác có hình dạng đơn giản, kích thước phù hợp.
c. tiến trình thực hiện bài dạy
Phân bố bài giảng
Bài giảng được thực hiện trong 1 tiết gồm 3 hoạt động chính:
+ Hoạt động 1: Tìm hiểu chi tiết cần tiện.
+ Hoạt động 2: Lập quy trình công nghệ chế tạo.
+ Hoạt động 3: Đánh giá kết quả thực hành.
Các hoạt động dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Đặt vấn đề vào bài mới:
ở phần trước các em đã được biết một số kiến thức về Vẽ kỹ thuật, hôm nay chúng ta nghiên cứu bài 18 nói đến lập quy trình công nghệ chế tạo 1 sản phẩm đơn giản .
4. Nội dung bài mới:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của chi tiết
1. Cấu tạo của chi tiết cần chế tạo
GV giải thích: dựa vào chi tiết cần chế tạo (chốt cửa) GV đặt câu hỏi:
Làm thế nào để tạo ra nó?
GV giải thích: lấy đi phần kim loại thừa từ phôi bằng các máy cắt gọt, dao cắt...
Giáo án: Công nghệ 11
Tiết 24
Trường THPT Hồng Thái
1. Cấu tạo của chi tiết cần chế tạo
GV đặt câu hỏi:
Phôi đem chế tạo làm bằng nguyên liệu gì?
GV giải thích: thường là thép hoặc hợp kim.
GV đặt câu hỏi:
Hãy lập bản vẽ chi tiết của chốt cửa( chi tiết cần chế tạo)?Kích thước tuỳ chọn.
GV đặt câu hỏi:
Mô tả hình dạng của chốt cửa tạo bởi hình vẽ?
Gv nói lại:
+ Có dạng hình trụ tròn xoay với 2 bậc có kích thước khác nhau.
+ Hai đầu có mép vát. Có thể lấy mẫu cho học sinh xem.
Ghi lời giải thích của GV.
Học sinh nghe giải thích và xem SGK để ghi lại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập quy trình công nghệ chế tạo
2. Lập quy trình công nghệ chế tạo
GV đặt câu hỏi:
Thế nào là quy trình công nghệ?
GV giải thích: là trình tự các bước cần để chế tạo 1 chi tiết.
GV đặt câu hỏi:
Muốn chế tạo được một chi tiết phải làm những việc gì?
Sau khi học sinh trả lời giáo viên tổng kết : tất cả gồm 9 việc (ta gọi là 9 bước).
HS trả lời.
Học sinh nghe giải thích và xem SGK để ghi lại.
Bước 1:
Chọn phôi
GV đặt câu hỏi:
Chọn phôi theo nguyên tắc nào?
GV giải thích:
Là chọn đúng vật liệu đảm bảo độ bền theo yêu cầu xử dụng.
Đường kính phôi phải lớn hơn đường kính lớn nhất của chi tiết.
Chiều dài của phôi phải lớn hơn chiều dài của chi tiết.
HS trả lời.
Học sinh nghe giải thích và xem SGK để ghi lại.
Bước 2:
Gá phôi và dao lên máy tiện.
GV đặt câu hỏi:
Phôi được gá vào bộ phận nào trên máy ?
Yêu cầu kĩ thuật gá phôi là gì?
GV giải thích:
Mâm tiện
Đồng tâm.
HS trả lời.
Học sinh quan sát suy nhgĩ để trả lời.
Bước 3:
Lắp dao lên đài dao
GV đặt câu hỏi:
Dao được lắp vào bộ phận nào?
GV giải thích:
Vào đài dao.
GV đặt câu hỏi:
Yêu cầu kĩ thuật gì?
GV giải thích:
Vừa chạm tới mặt đầu của phôi...
HS trả lời.
Học sinh suy nhgĩ để trả lời.
Giáo án: Công nghệ 11
Tiết 24
Trường THPT Hồng Thái
Bước 4:
Tiện mặt đầu
GV giải thích dựa theo hình vẽ có thể hỏi:
Nhìn hình 18.2 có thể cho biết thế nào là tiện mặt đầu? Mục đích?
GV giải thích: Làm một đầu của chi tiết có độ phẳng, nhẵn theo yêu cầu.
Học sinh suy nhgĩ để trả lời.
Học sinh nghe giải thích và xem SGK để ghi lại.
Bước 5:
Tiện mặt đầu
Tuỳ theo chi tiết đưa ra có hình thế nào GV tự đặt câu hỏi cho phù hợp.
GV đặt ra các câu hỏi tình huống cho học sinh hiểu kỹ bài hơn và bám sát thực tế trong cuộc sống hơn.
Học sinh suy nhgĩ để trả lời.
Bước 6:
Tuỳ theo chi tiết đưa ra có hình thế nào GV tự đặt câu hỏi cho phù hợp.
GV đặt ra các câu hỏi tình huống cho học sinh hiểu kỹ bài hơn và bám sát thực tế trong cuộc sống hơn.
Học sinh suy nhgĩ để trả lời.
Hoạt động 3: Kiểm tra nhận thức của học sinh ( 15 phút)
Kiểm tra 15 phút
GV yêu cầu học sinh tự giác làm bài, nghiêm túc đúng quy chế.
GV ra đề theo những trọng tâm đẫ học từ phần 2.
Học sinh suy nghĩ và làm bài theo hiểu biết của bản thân.
Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá
Gvthu bài chấm.
GV đánh giá tiết học: chuẩn bị, ý thức học tập, kết quả thực hành...
GV giao nhiệm vụ cho học sinh.
GV nhận xét tiết học.
Ký sổ đầu bài.
Cho học sinh nghỉ.
File đính kèm:
- giao an.doc