I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Học sinh nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần vào giữa thế kỉ XIV: Vua quan ăn chơi sa đọa, trong triều một số quan bất bình. Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan xem thường phép nước, nhân dân nổi dậy đấu tranh.
- Hiểu được hoàn cảnh ra đời của nhà Hồ: Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần lập nên nhà Hồ.
- Học sinh khá giỏi có thể nêu được một số nội dung cải cách của Hồ Quý Ly.
- Hiểu được vì sao cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại.
9 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 15: Nước ta cuối thời Trần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/10/2012
Ngày dạy:
Lớp: 4
Môn: Lịch sử.
BÀI 15: NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Học sinh nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần vào giữa thế kỉ XIV: Vua quan ăn chơi sa đọa, trong triều một số quan bất bình. Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan xem thường phép nước, nhân dân nổi dậy đấu tranh.
- Hiểu được hoàn cảnh ra đời của nhà Hồ: Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần lập nên nhà Hồ.
- Học sinh khá giỏi có thể nêu được một số nội dung cải cách của Hồ Quý Ly.
- Hiểu được vì sao cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng phân tích và tổng hợp vấn đề.
3. Thái độ.
- Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước, hiểu được sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong công cuộc củng cố và xây dựng đất nước.
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP.
1. Giáo viên.
- Sách giáo khoa, bài giảng powpoint để trình chiếu.
2. Học sinh.
- Sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Tổ chức lớp.
- Kiểm tra sĩ số.
- Mở máy chiếu, trình diễn Slide 1.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Trên máy chiếu, trong slide 2 hiển thị phần câu hỏi: Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào?
a) Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Thủ Độ.
b) Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Quốc Toản.
c) Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.
- Yêu cầu 1 học sinh trả lời câu hỏi.
- Cả lớp nhận xét bạn đã trả lời đúng chưa?
- Giáo viên nhận xét, đưa ra đáp án trên màn hình bằng cách bấm chuột chạy hình Oval màu đỏ bao quanh đáp án đúng là C. Và cho điểm học sinh.
3. Bài mới.
a) Giới thiệu bài.
- Giới thiệu bằng lời: Các em còn nhớ trong các tiết lịch sử trước chúng ta đã được biết gần 2 thế kỉ trị vì nước ta nhà Trần đã có công lao rất lớn trong việc Chấn Hưng xây dựng nền kinh tế của đất nước. Nổi bật nhất phải kể đến là ba lần lãnh đạo nhân dân ta đánh thánh giặc Nguyên Mông xâm lược, đạt được những thành tựu đó là nhờ sức mạnh đoàn kết của vua tôi và sức mạnh đoàn kết của nhân dân. Nhưng đến cuối thời nhà Trần do vua quan lao vào ăn chơi sa đọa, nhân dân khắp nơi rất là khốn khổ. Vậy liệu nhà Trần có giữ được triều đại của mình hay không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua tiết lịch sử ngày hôm nay: Nước ta cuối thời Trần. Các em hãy mở sách giáo khoa trang 42 chúng ta cùng đi tìm hiểu bài.
b) Bài mới.
* Tình hình nước ta cuối thời Trần.
- Trước tiên cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tình hình nước ta cuối thời Trần. Các em hãy đọc nội dung trong sách giáo khoa từ: “Từ giữa thế kỉông xin từ quan”.
- Gọi 1 học sinh đọc cho cả lớp nghe.
- Mở Slide 3 có 3 câu hỏi về tình hình nước ta cuối thời Trần.
+ Vua quan nhà Trần sống như thế nào?
+ Cuộc sống của nhân dân lúc đó ra sao?
+ Phản ứng của nhân dân với triều đình như thế nào?
- Bây giờ dựa vào các thông tin trong sách giáo khoa, các em hãy thảo luận theo nhóm trong 5 phút và trả lời cho cô 3 câu hỏi trên, cô chia lớp thành 3 nhóm: Nhóm 1 trả lời câu hỏi số 1, nhóm 2 câu hỏi số 2 và nhóm 3 câu hỏi số 3. Thời gian thảo luận nhóm bắt đầu.
- Hết giờ thảo luận, gọi lần lượt đai diện 3 nhóm trình bày câu trả lời của nhóm mình.
- Giáo viên nhận xét và kết luận: Như vậy là cả 3 nhóm đã tìm ra câu trả lời cho tình hình nước ta cuối thời Trần.
- Mở Slide 4 cho học sinh xem đáp án đúng nhất, yêu cầu 1 học sinh đứng lên đọc cho cả lớp cùng nghe.
+ Vua quan ăn chơi sa đọa, vơ vét bóc lột của nhân dân để làm giàu và không còn qua tâm đến tình hình đất nước.
+ Cuộc sống của nhân dân càng thêm cơ cực.
+ Nhân dân nổi dậy đấu tranh, một số quan lại bất bình và xin từ chức.
- Như vậy là tình hình nước ta cuối thời Trần rất khủng hoảng, và một trong những nhân vật nổi lên trong thời kì này thể hiện sự bất bình của mình về triều đình phải kể đến đó là thầy giáo: Chu Văn An.
- Mở Slide 5 trình chiếu một số tấm ảnh về Chu Văn An cho học sinh quan sát.
- Nói bằng lời: Chu Văn An sinh năm 1292, ông là một người thầy giáo có tài nhưng ông không màng đến việc triều. Ông được nhà vua Trần mời vào để dạy học cho các Thái tử ở Quốc Tử Giám, nhiều lần Chu Văn An lên tiếng khuyên can nhà vua nhưng nhà vua không nghe, ông dâng sớ xin chém 7 tên quan nịnh thần lên vua Trần, nhưng nhà vua bác bỏ. Ông đã từ quan và về quê Hải Dương dạy học. Ông mất năm 1370, và ông đã dược dựng tượng thờ tại Quốc Tử Giám.
- Trình chiếu hình tượng thờ Chu Văn An tại Quốc Tử Giám cho học sinh xem.
- Nhắc lại 1 lần tình hinh nước ta cuối thời Trần cho học sinh nghe và ghi nhớ.
- Vậy các em thấy triều đại nhà Trần đã suy tàn và không còn đủ sức để gánh vác công việc của đất nước nữa, cần phải có 1 triều đại mới thay thế. Vậy nhân vật lịch sử nào sẽ xuất hiện tiếp theo sau đây. Chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo: Hồ Quý Ly và sự ra đời của nhà Hồ.
* Hồ Quý Ly và sự ra đời của nhà Hồ.
- Trình chiếu Slide 6 phần câu hỏi về Hồ Quý Ly: Yêu cầu học sinh đọc phần còn lại của bài học và thảo luận cho cô theo nhóm đôi câu hỏi sau: Hồ Quý Ly là người như thế nào? Trong 2 phút. Cả lớp bắt đầu thảo luận.
- Hết giờ thảo luận, gọi 3 học sinh trả lời câu hỏi, cả lớp nhận xét. Giáo viên nhận xét và đưa ra đáp án chính xác trên Slide 6: Hồ Quý Ly là một vị quan đại thần có tài.
- Trình chiếu Slide 7 các hình ảnh về Hồ Quý Ly và giải thích cho học sinh: Ông là một vị quan đại thần có tài trong triều đình nhà Trần, ông sinh năm 1336 và mất năm 1407. Khi nhà Trần đã suy tàn, Hồ Quý Ly đã nắm bắt tình hình đó.
- Bây giờ các em hãy tiếp tục suy nghĩ và trả lời cho cô câu hỏi sau: Mở Slide 8: Sự kiện nào xảy ra ở nước ta năm 1400?
- Gọi 2 học sinh trả lời, cả lớp nhận xét câu trả lời của 2 bạn. Cô giáo nhận xét và kết luận: Do nắm bắt được tình hình suy thoái của nhà Trần, nên năm 1400 Hồ Quý Ly đã truất ngôi vua Trần và tự xưng lên làm vua, lập ra nhà Hồ dời thành về Tây Đô, đổi tên nước là Đại Ngu. Có nghĩa là niềm an vui lớn.
- Trình chiếu Slide 9, bản đồ thành Thăng Long và Thanh Hóa. Chỉ trên bản đồ kết hợp nói cho học sinh nghe: Các em còn nhớ năm 1010, Lý Thái Tổ - Lý Công Uẩn đã dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long và khi đến năm 1400 khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã dời đô về Tây Thành tức Thanh Hóa ngày nay.
- Trình chiếu Slide 10 các hình ảnh về thành Tây Đô và một số di vật của thành Tây Đô cho học sinh quan sát. Và nói cho học sinh nghe: Hồ Quý Ly đã cho xây dựng thành Tây Đô của nhà Hồ tại Thanh Hóa, theo sử cũ chép lại, trong lúc giặc Minh chuẩn bị sang xâm lược nước ta, Hồ Quý Ly đã chuẩn bị rất nhiều thứ để chống lại giặc Minh và thành Tây Đô là một trong những sự chuẩn bị đó để nước ta có thể kháng chiến lâu dài chống giặc Minh xâm lược.
- Và đây là một số dấu tích về thời nhà Hồ còn lưu lại đến ngày nay như: Đầu phượng – gạch lát nền – rồng đá – đầu hổ thời nhà Hồ. Tất cả dều có những đường trạm trổ rất tinh xảo, thể hiện nền văn hóa rất phát triển của thời nhà Hồ.
- Yêu cầu 1 học sinh nhắc lại sự kiện xảy ra ở nước ta năm 1400.
- Với 1 người thông minh và tài năng như Hồ Quý Ly, khi lên ngôi ông đã có những cải cách để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng – khó khăn mà nhà Trần đã để lại. Bạn nào có thể nói cho cô và cả lớp cùng nghe về những cải cách tiến bộ đó của Hồ Quý Ly? Trình chiếu Slide 11 và 12.
- Gọi 1 học sinh trả lời, 1 học sinh nhận xét và bổ sung câu trả lời của bạn. Giáo viên đưa ra đáo án đúng ằng cách khoanh Oval đỏ vào 3 đáp án: 1, 2, 4 còn đáp án 3 đánh dấu chéo tức là sai. Gọi 1 học sinh đọc các cải cách của Hồ úy Ly cho cả lớp nghe 1 lượt.
+ Thay thế các quan cao cấp của dòng họ Trần bằng những người thật sự tài giỏi, đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân.
+ Quy định lại số ruộng đát cho quan lại – quý tộc, nếu thừa phải trả lại cho nhà nước.
+ Những năm có nạn đói những nhà giàu buộc phải bán thóc cho dân và chữa bệnh cho dân.
- Đây là những cải cách rất thẳng tay của Hồ Quý Ly trong bộ máy tổ chức hành chính. Và qua đây chúng ta cũng thấy ông là một người rất quan tâm đến đời sống của nhân dân. Ngoài ra Hồ Quý Ly được coi là một nhà cải cách tiến bộ. Với những cải cách vượt bậc của ông về văn hóa – kinh tế, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm qua đoạn phim sau đây.
- Trình chiếu Slide 13 cho học sinh xem phim tư liệu về Hồ Quý Ly và những cải cách của ông cho đất nước dưới thời nhà Hồ.
- Qua đoạn phim trên các em đã được hiểu thêm về Hồ Quý Ly, vậy bạn nào có thể cho cô biết: Năm 1406 nước ta đã rơi vào hoàn cảnh nào không?
- Gọi 1 học sinh trả lời, giáo viên bổ sung và kết luận: Trình chiếu Slide 14 – Năm 1406 Nhà Hồ sụp đổ và nước ta rơi vào ách đô họ của nhà Minh. Do chưa chuẩn bị tốt được lực lượng và chưa đoàn kết được toàn dân, ông chỉ dựa vào sức mạnh của quân đội mới được thành lập còn non yếu. Vậy là chúng ta đã thất bại dưới tay giặc Minh, và chúng ta lại tiếp tục rơi vào ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
- Như vậy qua bài học Lịch sử ngày hôm nay chúng ta đã được học những gì? Bạn nào có thể nói được nội dung bài học cho cô và cả lớp cùng nghe nào?
- Gọi 1 học sinh trả lời, cả lớp nhận xét và giáo viên kết luận: Trình chiếu nội dung bài học trong Slide 15. Nhắc học sinh ghi nhớ.
4. Củng cố dặn dò.
- Các em về nhà nhớ học bài và chuẩn bị cho giờ sau chúng ta học về: Chiến thắng Chi Lăng, trình chiếu Slide 16 và 17.
- Nhận xét tiết học.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- Quan sát.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Nghe và quan sát.
- Nghe.
- Nghe.
- Đọc bài.
- Quan sát và suy nghĩ.
- Thảo luận nhóm.
- Trả lời.
- Nghe.
- Quan sát và lắng nghe.
- Nghe.
- Quan sát.
- Nghe.
- Quan sát.
- Ghi nhớ.
- Nghe..
- Quan sát.
- Trả lời.
- Quan sát.
- Suy nghĩ.
- Trả lời.
- Quan sát.
- Quan sát.
- Quan sát và nghe.
- Nhắc lại.
- Nghe.
- Trả lời.
- Nghe.
- Quan sát.
- Xem phim.
- Trả lời, lắng nghe.
- Nhắc lại.
- Nghe và ghi nhớ.
- Thực hiện.
- Nghe
File đính kèm:
- NUOC TA CUOI THOI TRAN LICH SU 4.doc