1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức:
- Biết được ứng dụng của công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón.
- Biết được một số loại phân vi sinh vật dùng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và cách sử dụng chúng.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp.
1.3. Thái độ:
- Có ý thức ham mê tìm hiểu những cái mới trong khoa học để áp dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả cao và góp phần bảo vệ môi trường.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 12327 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 13 Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15 tháng 8 năm 2012
Bài 13 - Tiết PPCT: 10 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH
Tuần dạy: 5 TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức:
- Biết được ứng dụng của công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón.
- Biết được một số loại phân vi sinh vật dùng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và cách sử dụng chúng.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp.
1.3. Thái độ:
- Có ý thức ham mê tìm hiểu những cái mới trong khoa học để áp dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả cao và góp phần bảo vệ môi trường.
2. Trọng tâm:
- Nêu được nguyên lí sản xuất phân vi sinh.
- Nêu được thành phần và cách sử dụng hiệu quả phân vi sinh vật cố định đạm, chuyển hóa lân và phân giải chất hữu cơ.
3. Chuẩn bị
3.1. Giáo viên:
- Nghiên cứu sgk, sgv và tài liệu tham khảo.
3.2. Học sinh:
- Đọc sgk và trả lời câu hỏi trước ở nhà.
4. Tiến trình
4.1. Ổn định tổ chức: 2’
4.2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
©Câu hỏi kiểm tra:
1/ Đặc điểm chính và cách sử dụng phân hóa học?
2/ Đặc điểm chính và cách sử dụng phân hữu cơ?
4.3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
ª Hoạt động 1: Vào bài
GV: Trong tự nhiên có nhiều chất cây trồng cần nhưng không lấy được, vi sinh vật lại có khả năng biến đổi những chất đó để cung cấp cho cây trồng. Làm thế nào để tận dụng khả năng của vsv để tăng nguồn dinh dưỡng cho cây trồng? Để giải quyết vấn đề này, ta nghiên cứu bài hôm nay.
HS: Lắng nghe và ghi tựa bài vào vở
ªHoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lí sản xuất phân vi sinh vật
GV: Thế nào là ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón?
HS: Trả lời
GV: Nguyên lí sản xuất phân vi sinh vật?
HS: Trả lời
GV: Hiện nay trên thị trường có những loại phân vi sinh vật nào?
HS: trả lời
ª Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm một số loại phân vi sinh thường dùng
GV: Thế nào là phân VSV cố định đạm?
HS: Trả lời
GV: Thế nào là quan hệ sống cộng sinh, sống hội sinh?
HS: Trả lời
GV: Thành phần của phân vi sinh vật cố định đạm?
HS: Trả lời
GV: Cách sử dụng phân vi sinh vật cố định đạm?
HS: Trả lời
GV: Thế nào là phân VSV chuyển hóa lân?
HS: Trả lời
GV: Thành phần của phân VSV chuyển hóa lân?
HS: Trả lời
GV: Cách sử dụng?
HS: Trả lời
GV: Thế nào là phân VSV phân giải chất hữu cơ?
HS: Trả lời
GV: Bón phân VSV phân giải chất hữu cơ có tác dụng gì?
HS: Trả lời
GV: Cách sử dụng?
HS: trả lời
GV: Tại sao phân VSV phân giải chất hữu cơ không được tẩm hạt giống trước khi gieo trồng?
HS: Trả lời
GV: Việc sử dụng phân vi sinh có gây ảnh hưởng đến đất trồng và môi trường không?
HS: Trả lời
GV: Không gây ô nhiễm môi trường vừa có tác dụng cải tạo đất tốt hơn.
I. Nguyên lí sản xuất phân vi sinh vật
- Chọn lọc, nhân giống vsv đặc hiệu.
- Phối trộn với chất nền (than bùn, khoáng đa lượng và vi lượng)
II. Một số loại phân vi sinh thường dùng
1/ Phâm vsv cố định đạm
- Là loại phân bón có chứa các nhóm vsv cố định Nitơ tự do sống cộng sinh với cây họ đậu (Nitragin), sống hội sinh với cây lúa và 1 số cây trồng khác (Azogin).
- Thành phần:
+ Than bùn
+ VSV nốt sần cây họ đậu
+ Các chất khoáng
+ Nguyên tố vi lượng.
- Dùng để tẩm hạt giống trước khi gieo trồng hoặc bón trực tiếp vào đất.
2/ Phân VSV chuyển hóa lân
- Là loại phân bón có chứa VSV chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ (photphobacterin) hoặc VSV chuyển hóa lân khó tan thành dễ tan (phân lân hữu cơ vi sinh)
- Thành phần của phân lân hữu cơ vi sinh:
+ Than bùn
+ Vi sinh vật chuyển hóa lân.
+ Bột photphorit hoặc apatit.
+ Các nguyên tố khoáng và vi lượng.
- Dùng để tẩm hạt giống trước khi gieo trồng hoặc bón trực tiếp vào đất.
3/ Phân VSV phân giải chất hữu cơ
- Là loại phân bón có chứa các loài VSV phân giải chất hữu cơ.
- Bón phân VSV phân giải chất hữu cơ có tác dụng thúc đẩy quá trình phân hủy và phân giải chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ.
- Các loại phân hữu cơ thường gặp là: Estrasol (Nga), Mana (Nhật bản)
- Dùng để bón trực tiếp vào đất
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: HS thảo luận để hoàn thành phiếu học tập
Nội dung
Phân VSV cố định đạm
Phân VSV chuyển hóa lân
Phân VSV chuyển hóa chất hữu cơ
Khái niệm
các loại
Thành phần
Cách sử dụng
Đáp án:
Nội dung
Phân VSV cố định đạm
Phân VSV chuyển hoá lân
Phân VSV phân giải chất hữu cơ
Khái niệm
- Là loại phân có chứa nhóm VSV cố định ni tơ tự do
- Là loại phân có chứa nhóm VSV chuyển hoá lân
Là loại phân có chứa các loài VSV phân giải chất hữu cơ
Các loại
+ Nitragin: cộng sinh với cây họ đậu
+Azogin: Hội sinh với cây lúa và một số cây trồng khác
+ Photphobacterin: chuyển hóa lân hữu cơ rhành lân vô cơ
+ Phân lân hữu cơ vô sinh: chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan
+ Estrasol ( Nga)
+ Mana ( Nhật bản)
Thành phần
+ Than bùn
+ VSV cố định đạm
+ Chất khoáng và nguyên tố vi lượng
+ Than bùn
+ VSV chuyển hóa lân
+ Bột photphorit hoặc apatit
+ Các nguyên tố khoáng và vi lượng
+ Than bùn
+ VSV phân giải và chuyển hoá chất hữu cơ
+ Các nguyên tố khoáng và vi lượng
Cách sử dụng
- Tẩm hạt giống trước khi gieo-> trồng, vùi vào đất
- Bón trực tiếp vào đất
Tẩm hạt giống trước khi gieo
- Bón trực tiếp vào đất
- Bón trực tiếp vào đất
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Về nhà học bài 13 và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài 14 và chuẩn bị cây thí nghiệm (lúa hoặc rau xanh), lọ trồng cây (trên nắp có đục lổ)
5. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- ppct-10.doc