I. Mục tiêu:
- Học sinh biết được sự cần thiết phải giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Kể tên một số bệnh thường gặp và cách phòng tránh.
- Có ý thức thực hiện giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
II . Đồ dùng dạy – học:
- Sơ đồ cơ quan bài tiết (phóng to).
- Giấy xanh – đỏ cho mỗi học sinh.
- Tranh vẽ ( 2 5 như Sgk)
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3149 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 11: Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 11 : VỆ SINH CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
Mục tiêu:
Học sinh biết được sự cần thiết phải giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
Kể tên một số bệnh thường gặp và cách phòng tránh.
Có ý thức thực hiện giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
II . Đồ dùng dạy – học:
Sơ đồ cơ quan bài tiết (phóng to).
Giấy xanh – đỏ cho mỗi học sinh.
Tranh vẽ ( 2à 5 như Sgk)
Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1.KIỂM TRA BÀI CŨ:
GV kiểm tra Vở bài tập tự nhiên và xã hội của 03 HS. yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài trước.
Theo dõi HS trả lời, nhận xét và đánh giá câu trả lời.
2. BÀI MỚI
LỢI ÍCH CỦA GIỮ VỆ SINH CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
Chia HS thành 04 nhóm và yêu cầu thảo luận về:
+ Tác dụng của một bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
+ Nếu bộ phận đó bị hỏng hoặc nhiễm trùng sẽ dân đến điều gì?
Phân công thảo luận cụ thể:
+ Nhóm 1: Thảo luận tác dụng của thận
+ Nhóm 2: Thảo luận về tác dụng của bàng quang.
+ Nhóm 3: Thảo luận về tác dụng của ống dẫn nước tiểu.
+ Nhóm 4: Thảo luận về tác dụng của ống đái.
- Yêu cầu đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận (Treo sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu)
GV: Thận có thể bị sỏi thận hoặc bị yếu khiến chúng ta phải đi tiểu nhiều, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Oáng đái có thể bị nhiễm trùng nếu không giữ gìn sạch sẽ.
GV kết luận: các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu rất quan trọng. Nếu bị hỏng có thể ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: chúng ta có cần phải giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu không?
TRÒ CHƠI: Nên hay không nên
Phát cho mỗi HS 2 thẻ màu: xanh, đỏ.
yêu cầu HS lên trước lớp đọc các việc làm tương ứng ghi trên các thẻ từ. Yêu cầu các HS khác lắng nghe và cho biết việc làm đó nên hay không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. Nếu là việc nên làm thì giơ thẻ màu xanh, nếu là việc không nên làm thì giơ thẻ màu đỏ.
Nội dung các thẻ từ:
Uống nước thật nhiều.
Tắm rửa, vệ sinh cơ quan vệ sinh.
Nhịn đi tiểu.
Uống đủ nước.
Giặt giũ sạch sẽ quần áo mặc.
Măc quần áo ẩm ướt.
Không nhịn đi giải lâu.
*Quan sát các tranh 2,3,4,5 nói nội dung từng bức tranh
* GV kết luận: Cần phải bảo vệ cơ quan bài tiết để bảo vệ sức khoôỴch mình bằng cách uống nước vừa đủ, không nhịn đi giải, vệ sinh cơ thể, quần áo hàng ngày.
Dặn dò : Về nhà nghi nhớ những điều đã học và thực hiện.
2 HS lần lượt lên bảng. Mỗi HS trả lời một trong các câu hỏi sau:
+ Nêu tên và chỉ trên sơ đồ các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
(2quả thận,2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái , ống đái)
+ Nêu tác dụng của các bộ phận trong cơ quan bài tiết nước tiểu.
( lọc máu, Lấy các chất thải…)
HS chia thành nhóm, nhận câu hỏi và thảo luận để trả lời.
Các câu trả lời đúng:
+ Nhóm 1: Thận có tác dụng lọc chất độc hại từ máu. Nếu thận bị hỏng chất độc sẽ còn lại trong máu làm hại cơ thể.
+ Nhóm 2: Bàng quang chứa nước tiểu thải ra từ thận. Nếu bị hỏng sẽ không chứa được nước tiểu ( hoặc chứa ít).
+ Nhóm 3: ống dẫn nước tiểu dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Nếu bị hỏng sẽ không dẫn được nước tiểu.
+ Nhóm 4: ống đái dẫn nước tiểu trong cơ thể ra ngoài. Nếu bị hỏng sẽ không thải được nước tiểu ra ngoài.
Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận (chỉ vào sơ đồ minh hoạ khi nói)
Các nhóm khác bổ sung và cho nhận xét.
HS trả lời: chúng ta cần phải giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
Một HS đọc lần lượt các việc cho sẵn đã ghi trên thr từ, các HS khác lắng nghe và giơ thẻ từ tương ứng.
Với ý kiến mà cả lớp cho là nên, HS đọc viêc sẽ gắn thẻ từ đó vào cột “nên”, nếu lớp cho là không nên thì gắn vào cột “không nên”
1 Không nên
2. Nên
3.Không nên
4. Nên
5.Nên
6. Không nên
7 . Nên
Học sinh nêu.
File đính kèm:
- bai 11.doc