Bắc trung bộ và duyên hải Nam trung bộ

Phạm vi lãnh thổ bao gồm 14 tỉnh, TP: BTBộ (6) và DHNTB (8). Đây là vùng lãnh thổ dài nhất và hẹp nhất, trải dài trên 10 vĩ độ (từ vĩ độ 200B - 100B) từ Thanh Hóa - Bình Thuận. Là vùng chuyển tiếp giữa vùng kinh tế phía Bắc với vùng kinh tế phía Nam, có các trục GT Bắc Nam (QL1A, đường sắt Thống Nhất, QL15) tạo ra mối liên hệ nhiều mặt về KT - XH với các vùng trong cả nước. Phía Tây giáp với Lào và Tây Nguyên, có các cửa khẩu quan trọng như Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị), Bờ Y (Kon Tum). Phía ông giáp biển, đường bờ biển dài 1.800km, có nguồn lợi hải sản lớn, có nhiều vũng, vịnh sâu kín gió là điều kiện thuận lợi để XD các hải cảng giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế.

Diện tích đất tự nhiên 95.895 km2 (29,0% cả nước); Dân số (2008) là 19,82 triệu người (23,30% cả nước). Bắc Trung Bộ có diện tích 51.534,2 km2, dân số 10,79 triệu người, mật độ 209 ng/km2. Nam Trung Bộ, diện tích 44.360,7 km2, dân số 9,02 triệu, mật độ 203 ng/km2.

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 10760 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bắc trung bộ và duyên hải Nam trung bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dân tộc). Kinh tế chậm phát triển, có thể coi đây là vùng nông nghiệp nằm giữa 2 vùng công nghiệp - du lịch lớn của cả nước (Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ), nguy cơ tụt hậu có thể xảy ra, nếu vùng không phát huy được các thế mạnh của mình. 3.6.2. Định hướng phát triển a. Bắc Trung Bộ ▪ Định hướng chung: Vấn đề quan trọng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của vùng là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH' và HĐH', tạo đột phá trong khai thác thế mạnh của vùng; phát triển CSHT, thu hút đầu tư, phát triển hàng hóa tăng kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra, nhanh chóng XD hệ thống đô thị, tạo dựng đô thị hạt nhân; gắn phát triển kinh tế với công bằng xã hội, giảm sự chênh lệch về mức sống; kết hợp kinh tế với QP và bảo vệ MTST. ▪ Về mặt lãnh thổ: cần kết hợp cả 3 tuyển ven sông, đồng bằng, TD và MN' phía tây. Trên cơ sở đó, xắp xếp lại sản xuất, đầu tư vốn, bố trí lại các điểm dân cư, thu hút lao động từ nơi khác đến khai thác nông-lâm nghiệp và kinh tế biển, chuyển dần sang sản xuất hàng hóa để trao đổi liên vùng, nâng tỉ trọng hàng xuất khẩu, tiến tới cân bằng xuất-nhập khẩu. ▪ Về nông nghiệp: dựa vào lợi thế của vùng, chú ý hàng đầu là các cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, mía, dâu tằm, thuốc lá, cói...). Những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ phát triển cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su (miền Tây Nghệ An), hồ tiêu (Quảng Trị, Quảng Bình, dừa (Thanh Hóa). Ở đồng bằng ven biển hướng vào thâm canh cây lúa nước (Thanh Hóa, Nghệ An). Ở các bãi bồi ven sông phát triển cây màu, cây lương thực nhằm tự túc một phần và hạn chế nhập lương thực từ các vùng khác vào. Đẩy mạnh chăn nuôi gia súc (trâu, bò), phát triển nghề nuôi hươu, dê để tạo thêm sản phẩm hàng hóa. ▪ Về kinh tế biển: kết hợp nuôi trồng với đánh bắt hải sản, tận dụng thế mạnh ven bờ, các đảo để khai thác tổng hợp vùng biển giàu có. ▪ Về lâm nghiệp: kết hợp khai thác-chế biến-trồng và tu bổ rừng, phủ xanh ĐTĐNT; trồng rừng chắn gió ở ven biển, tạo vành đai xanh quanh các thành phố, KCN. ▪ Về công nghiệp: Với tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn; nguồn nguyên liệu N-L-N dồi dào thì CNCB’ và khai thác sẽ trở thành ngành trọng điểm của vùng. Trước mắt, đầu tư phát triển một số ngành như khai thác đá vôi, sản xuất xi măng (Thanh Hóa, Nghệ An); khai thác titan (ven biển Hà Tĩnh, Quảng Bình), thiếc (Quì Hợp, Nghệ An), đá ốp lát; đẩy mạnh chế biến N-L-N trên cơ sở đầu tư, mở rộng qui mô, đổi mới công nghệ. Phát triển ngành công nghiệp dệt - sợi ở Vinh; hình thành KCN luyện kim đen ở Thạch Hà (Hà Tĩnh). ▪ Về CSHT: chú trọng vào khu vực miền núi với mạng lưới GTVT liên tỉnh, liên huyện. Trước hết nâng cấp theo 2 hướng chính là Bắc-Nam (đường QL1, 15), hướng Đông-Tây (đường 7, 8, 9, 12) để giao lưu kinh tế Bắc-Nam và với Lào. ● Định hướng phát triển không gian lãnh thổ, đô thị và vùng trọng điểm vùng BTBộ: ▪ Về không gian lãnh thổ: - Không gian hành lang QL1 và ven biển: đây là lãnh thổ được ưu tiên phát triển trong giai đoạn 1 và được xây dựng với mô hình: cảng biển – công nghiệp - thương mại, dịch vụ, du lịch - đô thị: Các cụm, khu công nghiệp: Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Hoàng Mai, Cửa Lò, Vinh, Cửa Hội, Gia lách, Thạch Khê, Vũng Áng, Cửa Gianh, Cửa Việt, Đông Hà, Huế, Phú Bài, Chân Mây. Các khu du lịch: Sầm Sơn, Cửa Lò, Xuân Thành, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô, Bạch Mã. Các đô thị hạt nhân: hạt nhân vùng (Huế, Vinh), hạt nhân khu vực (Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Hới, Đông Hà). Các ngành CN chủ yếu: khai khoáng, VLXD, cơ khí, luyện kim, CB' nông sản. - Không gian hành lang xa lộ Bắc-Nam (đường HCM). Đây là lãnh thổ gắn kinh tế -QP. Mô hình là khai thác khoáng sản - cây công nghiệp – công nghiệp - đô thị. Các cụm công nghiệp: Lam Sơn, Mục Sơn, Thạch Thành, Nghĩa Đàn, Đô Lương, Con Cuông, Hướng Hóa, Lao Bảo. - Không gian hành lang vùng cao biên giới: mô hình là khai thác tài nguyên rừng - thương mại – BVMT - QP. - Hình thái các trục kinh tế gồm: trục QL1 ven biển; đường HCM; đường 8, 9, 12. - Hình thành các trục công nghiệp –Đô thị hóa mạnh: Thanh Hóa-Sầm Sơn; Vinh-Cửa Lò; Huế-Chân Mây. ▪ Định hướng phát triển đô thị: Đẩy mạnh tốc độ ĐTH', gắn phát triển CN với phát triển đô thị, tạo dựng đô thị hạt nhân. Gắn phát triển đô thị công nghiệp với phát triển hạ tầng đô thị, tổ chức lại các điểm dân cư dọc các tuyến huyết mạch. Tỉ lệ dân đô thị sẽ đạt 21 - 27% (2010). Dân số đô thị sẽ là 2.650 - 3.450 ngàn người. Có 2 đô thị loại 2 và 1 đô thị loại 3, còn lại là loại 4 và 5. Có 28 đô thị mới, tổng đất đai đô thị ~ 300 km2. ▪ Khu vực kinh tế trọng điểm: - Khu vực Nam Thanh Hoá - Bắc Nghệ An: cảng biển nước sâu Nghi Sơn (cảng thương mại), công nghiệp VLXD, cơ khí, CB’và lọc hóa dầu. Đất công nghiệp 1.500 - 2.500 ha, dân số đô thị 10 - 15 vạn người. - Khu vực Thạch Khê - Vũng Áng: cảng biển nước sâu Vũng Áng (cảng thương mại quốc tế); công nghiệp khai khoáng, luyện cán thép, cơ khí, chế biến. Đất công nghiệp 2.000 - 2.500 ha, dân số đô thị 20 - 25 vạn người. - Khu vực Bạch Mã - Cảnh Dương - Chân Mây - Lăng Cô: cảng biển nước sâu Chân Mây (cảng thương mại quốc tế), công nghiệp nhẹ, CB'... Khu thương mại tự do, khu du lịch. Đất công nghiệp ~ 1.500 - 2.500 ha, dân số đô thị 10 - 15 vạn người. b. DH Nam Trung Bộ ● Định hướng chung: Lấy công nghiệp làm trọng tâm, đẩy mạnh nền kinh tế của vùng theo hướng xắp xếp lại cơ cấu ngành nhằm phát triển các nhóm ngành chủ đạo có lợi thế về nguồn nguyên liệu gắn với cảng nước sâu; Hình thành các KCNTT, trước hết là dải Liên Chiểu - Đà Nẵng, Dung Quất và Nha Trang - Diên Khánh - Cam Ranh. Hướng mạnh vào CNCB' SP xuất khẩu. Coi trọng đầu tư theo chiều sâu, ưu tiên qui mô vừa và nhỏ kết hợp với qui mô lớn có trọng điểm thu hút nhiều lao động. Tập trung phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển nuôi trông thủy sản, chú trọng các đặc sản. Xây dựng và khai thác các cảng nước sâu để phát triển vận tải, dịch vụ cảng gắn với việc hình thành các KCNTT Liên Chiểu - Đà Nẵng - Dung Quất và Văn Phong - Nha Trang - Cam Ranh. Phát triển du lịch quốc tế và nội địa với nhiều hình thức. Phát triển nông - lâm theo hướng bảo vệ MTST, giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, phát triển một số cây CN dài và ngắn ngày; phát triển chăn nuôi đại gia súc gắn với CNCB', coi trọng bảo vệ và phát triển vốn rừng gắn với giữ gìn cảnh quan và MTST. Chú ý phát triển CSHT kĩ thuật và xã hội, bảo vệ sức khỏe, chống ô nhiễm môi trường (nhất là ở các KCN, du lịch, dịch vụ), cải thiện điều kiện sống và hạ thấp tỉ lệ tăng dân số với mức 0,1%/năm. Phát triển KT-XH gắn với an ninh quốc phòng. ▪ Về công nghiệp: Phát triển nhanh công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp lọc - hóa dầu, khai thác khoáng sản (sa khoáng nặng, đá ốp lát, cát thủy tinh, nước khoáng...). Phát triển CNCB' nông - lâm, nâng cao năng lực đánh bắt hải sản và CNCB' thủy hải sản (nhất là CB' xuất khẩu). Đầu tư cho công nghiệp cơ khí (nhất là cơ khí sửa chữa và đóng tàu thuyền). Phát triển ngành công nghiệp dệt, da, may phục vụ đời sống và xuất khẩu. Từng bước đầu tư tập trung dứt điểm vào các KCN với công nghệ tiên tiến nhằm đạt hiệu quả cao. Phát triển các ngành và các KCN nhằm tạo động lực cho toàn vùng để có thể tiến kịp với sự phát triển chung của cả nước. ▪ Về nông nghiệp: phấn đấu giữ mức tăng trưởng ổn định trên cơ sở chuyển mạnh cơ cấu theo hướng thâm canh, tăng vụ tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa; Khai thác tốt năng lực của các công trình thủy lợi hiện có và xây dựng các công trình mới để thâm canh kết hợp với mở rộng diện tích, từng bước thực hiện an toàn về lương thực và góp phần vào xuất khẩu; chú trọng phòng chống thiên tai bão lụt; phát triển cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, thuốc lá), cây công nghiệp dài ngày (điều, dừa, cao su, ca cao, hồ tiêu) tạo nguồn nguyên liệu cho CNCB'; kết hợp giữa nông - lâm tạo môi trường phát triển bền vững, chú trọng trồng cây ăn quả phục vụ đời sống tạo cảnh quan môi trường cho du lịch. Phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa (chăn nuôi bò thịt, bò sữa, đàn lợn và gia cầm). Phấn đấu năm 2010, tỉ trọng chăn nuôi đạt 40 - 50% giá trị sản lượng trong nông nghiệp. ▪ Về lâm nghiệp: bảo vệ 897.000 ha rừng tự nhiên hiện có; Quản lý - chăm sóc 71.700 ha rừng trồng; Trồng mới trên diện tích ~1,0 triệu ha ĐTĐNT để đưa đất sử dụng trong lâm nghiệp lên ~2,1 triệu ha. Nâng độ che phủ lên 62-68% (2010) ▪ Về thủy - hải sản: nâng cao năng lực đánh bắt xa bờ, chú trọng nuôi trồng thủy sản, tạo điều kiện cho ngành giữ vững vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn. ▪ Phát triển CSHT: XD hệ thống GT (đường bộ, sắt, thủy và hàng không) thỏa mãn nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách, tạo môi trường thuận lọi cho đầu tư, thúc đấy sản xuất hàng hóa phát triển và đưa văn minh đô thị vào nông thôn. Tập trung xây dựng có trọng điểm vào một số cảng nước sâu, phát huy thế mạnh vận tải biển, đặc biệt là nối cảng với đường xuyên Á, với đường hàng hải quốc tế. Từng bước XD và hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất và dân sinh. Đẩy nhanh xây dựng CSHT đô thị, trước hết là đô thị hạt nhân, trong đó chú trọng đến cấp-thoát nước, điện, GTVT nội thị, CSHT XH, vệ sinh MT và tăng cường quản lý đô thị. ▪ Về phát triển du lịch - dịch vụ: Hình thành 3 trung tâm du lịch: Tp Đà Nẵng và phụ cận; Qui Nhơn và phụ cận; Tp Nha Trang và Văn Phong - Đại Lãnh. Đồng thời XD các khu du lịch khác như Quảng Ngãi và phụ cận, TX Tuy Hòa - Sông Cầu - Suối Trai (Phú Yên) và một số nơi ở N.Thuận và B.Thuận. Xây dựng trung tâm thương mại vùng ở Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang. Phát triển các loại hình dịch vụ khác như dịch vụ cảng biển, hàng không, viễn thông quốc tế, tài chính, ngân hàng ▪ Chú trọng việc bảo vệ MTST trong quá trình phát triển KT - XH. Phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ phải có biện pháp chống ô nhiễm MT tự nhiên, môi trường sống. Thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói - giảm nghèo, hỗ trợ đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, khắc phục tình trạng chênh lệch giữa các vùng lãnh thổ. (Theo ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM- Nguyễn Duy Hòa)

File đính kèm:

  • docBac Trung Bo va duyen hai Nam Trung Bo.doc
Giáo án liên quan