Áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong dạy học địa lí lớp 10 ( ban cơ bản) -THPT

Xã hội ngà y càng phát triển, từ đó đòi hỏi phải đào tạo ra những con người sáng

tạo, tự chủ, đáp ứng được với y êu cầu của xã hội. Do vậy nga y từ khi còn ngồi trong

ghế nhà trường, mỗi cá nhân phải được rèn luy ện theo những phương pháp nhất định và

đủ khả năng thích ứng với thực tiễn cuộc sống. Hiện nay , đổi mới phương pháp dạy học

ở trường phổ thông đang là một phong trào sâu rộng, áp dụng các phương pháp dạy học

tích cực vào trong giảng dạy và học tập môn Địa lí cũng là một y êu cầu cấp thiết.

Phương pháp dạ y học hợp tác th eo nhóm là một trong những phương pháp dạy học tích

cực giúp cho giáo viên và học sinh đều chủ động, tự giác, tích cực và sáng tạo trong các

hoạt động dạ y và học. Từ đó làm cho việc dạ y học đạt kết quả cao hơn. Qua quá trình

nghiên cứu, đề tài nà y giúp tôi rất nhiều sau khi ra trường, việc nắm vững cơ sở lí lu ận

và thực tiễn sẽ giúp tôi áp dụng phương pháp dạ y học hợp tác theo nhóm trong dạ y học

bộ môn Địa lí được th ành thạo hơn.

pdf4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2527 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong dạy học địa lí lớp 10 ( ban cơ bản) -THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 ( BAN CƠ BẢN) -THPT Sinh viên thực hiện: Lê Thị Lam - K57A Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng văn Đức ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội ngày càng phát triển, từ đó đòi hỏi phải đào tạo ra những con người sáng tạo, tự chủ, đáp ứng được với yêu cầu của xã hội. Do vậy ngay từ khi còn ngồi trong ghế nhà trường, mỗi cá nhân phải được rèn luyện theo những phương pháp nhất định và đủ khả năng thích ứng với thực tiễn cuộc sống. Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông đang là một phong trào sâu rộng, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong giảng dạy và học tập môn Địa lí cũng là một yêu cầu cấp thiết. Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học tích cực giúp cho giáo viên và học sinh đều chủ động, tự giác, tích cực và sáng tạo trong các hoạt động dạy và học. Từ đó làm cho việc dạy học đạt kết quả cao hơn. Qua quá trình nghiên cứu, đề tài này giúp tôi rất nhiều sau khi ra trường, việc nắm vững cơ sở lí luận và thực tiễn sẽ giúp tôi áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong dạy học bộ môn Địa lí được thành thạo hơn. NỘI DUNG 1. Cơ sơ lý luận và thực tiễn của việc áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong dạy học Địa lí lớp 10( Ban cơ bản) - THPT 1.1. Cơ sở lý luận Khái niệm phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm: Theo PGS.TS Đặng Văn Đức ( Lí luận dạy học đại cương) dạy học hợp tác theo nhóm là phương pháp đặt học sinh vào môi trường học tập (nghiên cứu, thảo luận…) theo các nhóm học sinh. Tất cả các học sinh trong lớp đều được làm việc, thảo luận, tự do trao đổi ý kiến của bản thân góp phần hoàn thiện nhiệm vụ của nhóm mình. Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm có một số tác động tích cực như: Cho phép cá nhân đưa ra ý kiến riêng của mình, có cơ hội chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm của từng cá nhân đối với tập thể, phát triển quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau, giúp sử dụng hợp lý các kĩ năng giao tiếp, phát triển năng lực “lãnh đạo”…Tuy nhiên, phương pháp cũng có một số hạn chế như mất nhiều thời gian, không phù hợp với lớp đông, một số thành viên trong nhóm ỷ lại. Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm cũng có nhiều ý nghĩa trong dạy học địa lý vì khi học sinh tham gia vào nhóm học tập sẽ có điều kiện để so sánh, đối chiếu với người khác, từ đó có thể tự đánh giá và điều chỉnh mình cho phù hợp với đòi hỏi của nhà trường và xã hội; làm việc theo nhóm giúp phát triển trí thông minh, sáng tạo cho các em, tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa giáo viên và học sinh. Đặc điểm tâm sinh lý và trình độ nhận thức của học sinh lớp 10: là lứa tuổi đã có những bước phát triển và đang trưởng thành về mặt tâm lý, các em có nhu cầu học hỏi, trao đổi lẫn nhau để khẳng định bản thân. Các em cũng đã có sự ghi nhớ một cách khoa 2 học hơn và có những kĩ năng như phân tích, tổng hợp, đánh giá. 1.2. Cơ sở thực tiễn Sách giáo khoa Địa lý lớp 10( Ban cơ bản) - THPT được thiết kế theo “hướng mở”, kiến thức được trình bày một cách ngắn gọn, sử dụng nhiều hình ảnh minh hoạ, nhiều biểu đồ, sơ đồ và lược đồ. Tuy nhiên, giáo viên cần phải nắm vững chương trình, nội dung sách giáo khoa để có phương pháp dạy học thích hợp. Tình hình dạy học Địa lý ở trường phổ thông: Hiện nay nhiều giáo viên địa lý là những người đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học, song ở không ít trường vẫn sử dụng chủ yếu là thuyết giảng. Với việc đổi mới phương pháp dạy học, học sinh đã hứng thú nhiều hơn với môn Địa lý, qua đó các em có thể tiếp thu bài nhanh hơn, không khí lớp học sôi nổi hơn. 2. Áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong dạy học Địa lý lớp 10 (Ban cơ bản) – THPT 2.1. Quy trình tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm 2.1.1 Hoạt động của giáo viên và học sinh + Giáo viên: có kế hoạch tổ chức, định hướng cho học sinh, tổ chức hoạt động nhóm, điều khiển, tổng kết, đánh giá kết quả làm việc nhóm. + Học sinh: lập kế hoạch, chuẩn bị, phân công nhiệm vụ, tiến hành thảo luận, báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình. 2.1.2.Cách chia nhóm Chia nhóm có thể được tiến hành theo nhiều cách. Tuỳ thuộc vào nội dung học tập, tính chất của nội dung học tập, mức độ khó dễ của các nhiệm vụ học tập và trình độ của học sinh mà có thể chia thành các nhóm khác nhau: nhóm ngẫu nhiên, nhóm có cùng trình độ, nhóm gồm đủ trình độ, nhóm đồng việc, nhóm chuyên sâu, nhóm ghép hình… 2.1.3. Cách tiến hành thảo luận nhóm Thảo luận nhóm có thể chia thành các bước sau: + Bước 1: Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm + Bước 2: Làm việc trong nhóm + Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình + Bước 4: Giáo viên tổng kết, đánh giá 2.1.4. Một số cách tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận Có thể tổ chức theo một số phương pháp như: phương pháp thị trường, phương pháp hội thảo, phương pháp hội chợ, phương pháp triển lãm. 2.2. Một số yêu cầu và lưu ý khi áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm Đối với giáo viên cần phải nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn của phương pháp, có sự chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm một cách khoa học, hướng dẫn học sinh, tổng kết, đánh giá để chuẩn kiến thức. Học sinh cần trang bị những kĩ năng để biết cách làm việc hợp tác với người khác, cách thu thập và xử lý tài liệu, nắm vững nhiệm vụ trong học tập hợp tác theo nhóm. Bên cạnh đó, học sinh cũng cần phải hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo để tiếp thu cách học, phương pháp học. 3 Ngoài ra còn một số yêu cầu khác như tăng cường các phương tiện dạy học: bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ…, thiết kế các phiếu học tập một cách chính xác, khoa học. Phòng học, bàn ghế được đảm bảo, có sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại: máy tính điện tử, máy chiếu… Bên cạnh một số yêu cầu trên thì cũng có những lưu ý khi áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm đó là phải thực sự đặt học sinh vào môi trường làm việc nhóm, giáo viên và học sinh đều phải hoạt động một cách tích cực và tự giác, không ỷ lại. Trong khi làm việc nhóm cũng cần tạo cho học sinh một tâm thế thoải mái, trước đó thì cần rèn luyện cho các em những kĩ năng cần thiết như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá. 3. Khả năng áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong các bài học Địa lý lớp 10 ( Ban cơ bản) - THPT Trong chương trình Địa lý lớp 10 (Ban cơ bản) có rất nhiều bài học có khả năng áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm. Một số ví dụ cụ thể như: + Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ, ta chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về một phương pháp. + Bài 4: Thực hành: Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ, ta chia lớp thành 6 nhóm tương ứng với 6 loại biểu đồ trong sách giáo khoa. + Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng. Trong phần cấu trúc của Trái Đất có thể chia lớp thành 6 nhóm và cứ 2 nhóm tìm hiểu một thành phần của Trái Đất. + Bài 9: Tác động của ngoại lực đến bề mặt Trái đất. Trong phần tác động của ngoại lực chia lớp thành 6 nhóm, cứ mỗi nhóm tìm hiểu về một quá trình phong hoá. + Bài 11: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất. Trong phần I.1: Cấu trúc của khí quyển, chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm thảo luận về một tầng của khí quyển. + Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính, chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận về một loại gió. Và còn rất nhiều bài trong chương trình lớp 10 có thể áp dụng phương pháp này. 4. Thiết kế một số giáo án Địa lý lớp 10 (Ban cơ bản) – THPT có áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm Giáo án được thiết kế trong phần IV của chương II, bao gồm bài 31 (chương VIII): Địa lý công nghiệp và bài 40 (chương IX): Địa lý dịch vụ. KẾT LUẬN Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm là một trong những phương pháp tích cực và có hiệu quả trong hệ thống các phương pháp “lấy học sinh làm trung tâm” và là phương pháp phù hợp với điều kiện giáo dục của trường phổ thông hiện nay. Qua nghiên cứu, đề tài đã làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn của phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm. Khả năng áp dụng phương pháp vào dạy học địa lý lớp 10 (Ban cơ bản) cũng rất lớn. Vì vậy đây là phương pháp thiết thực và hữu ích. Tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng có thể áp dụng phương pháp này một cách thành công vì còn phụ thuộc vào lòng nhiệt huyết, năng lực sư phạm của từng người. Chính vì vậy cần phải bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, tổ 4 chức dạy mẫu cho giáo viên, trang bị hệ thống cơ sở vật chất và rèn luyện cho học sinh cách học, phương pháp học để học tập hợp tác theo nhóm có hiệu quả tích cực nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, 2004. Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực. NXB ĐHSP Hà Nội. [2] Trần Thị Kim Oanh, 2007. Đổi mới dạy và học Địa lý 10, NXB ĐHSP Hà Nội. [3] Nguyễn Trọng Phúc, 2008. Thiết kế bài giảng địa lí ở trường phổ thông, NXB ĐHSP Hà Nội [4] Phạm Thi Sen, Nguyễn Thị Thu Anh, 2009. Đổi mới thiết kế bài giảng Địa lí 10, NXB Giáo dục.

File đính kèm:

  • pdfAp dung phuong phap day hoc hop tac theo nhom trong trong day hoc Dia ly 10.pdf
Giáo án liên quan