Trong số Bảy kỳ quan thế giới cổ đại, chỉ có các Kim tự tháp Giza là còn tồn tại. Mặc dù đã bị mất đi rất nhiều lớp vỏ bọc bằng đá vôi trắng, cùng các đền thờ bao quanh đã bị đổ nát, nhưng chính kích thước của những công trình hùng vĩ này vẫn khiến du khách phải sửng sốt. Công trình vươn lên như một trong số những thành tựu đáng ngạc nhiên nhất trong lịch sử, nhưng thậm chí ngay cả hiện nay các phương pháp được những thợ xây cổ đại áp dụng vẫn còn là vấn đề nhiều tranh cãi.
Thực tế có hơn 80 Kim tự tháp ở Ai Cập, được xây dựng trong khoảng thời gian hơn 100 năm, nhưng các Kim tự tháp ở Giza là lớn nhất và được bảo quản tốt nhất nhờ vào tính chắc chắn của công trình. Kim tự tháp Giza do ba vị vua thuộc vương triều thứ tư xây dựng: Khufu (còn gọi là Cheops), Khafre (Chephren) và Menkaure (Mycerinus). Kim tự tháp Khufu (khoảng 2551-228 tr.CN) lớn nhất và còn được gọi là Kim tự tháp lớn. Với hơn 4.000 năm tuổi, đây là công trình được xây dựng cao nhất trên
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1742 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 7 kỳ quan thế giới cổ đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột căn phòng hình chữ nhật xây dựng trong phần đáy của công trình, có nhiều bậc thang dẫn xuống, gần đó là các cửa ra vào bằng đá cẩm thạch đồ sộ. Chỉ có một khối đá hình vuông to lớn nằm bên trong lối vào, có nhiều lỗ và khe để đóng chốt, lúc đầu dùng để định vị tảng đá. Trong phòng này, vào năm 1522, các kỵ sĩ của Thánh John bắt gặp một bình đựng hài cốt hay quan tài. Thế nhưng, khi họ trở lại vào ngày hôm sau, quan tài đã bị vỡ ra, vương vãi các vật nhỏ hình tròn và mảnh vụn từ trang phục bằng vàng. Trong các cuộc khai quật gần đây, người ta chỉ tìm thấy một ít vật nhỏ hình tròn như thế. Đây là tất cả những gì chúng ta biết được về cách mai táng ban đầu.
Tại sao một công trình tưởng niệm công phu như thế lại xây dựng dành cho một nhà cai trị xứ Caria? Môn khoa học chính trị có thể đưa ra lời đáp. Mausolus ham muốn thành lập một đế quốc Caria, thống nhất người Hy Lạp và các dân tộc khác, ngôi mộ của ông biểu tượng hóa tham vọng thống nhất bằng việc kết hợp các đặc điểm kiến trúc Hy Lạp, Lycia và Ai Cập. Một trong số những nét mới của Lăng là gom kiến trúc và tác phẩm điêu khắc lại thành một mối quan hệ mới, tạo thế quân bình giữa hai thế lực có tiếng vang trong nhiều giai đoạn tiếp theo sau. Mausolus cũng xây dựng một loại tính bất tử qua lăng mộ, mô phỏng nhiều (trên phạm vi nhỏ) các công trình tưởng niệm Hy-La, và cung cấp từ “mausoleum” cho chúng ta và hiện nay chúng ta vẫn còn dùng để gọi các công trình lăng mộ đồ sộ.
6. Tượng người khổng lồ thành Rhodes
Tượng người khổng lồ thành Rhodes.
Trong số Bảy kỳ quan thế giới cổ đại, có lẽ chúng ta biết về tượng người khổng lồ thành Rhodes ít nhất. Không hề có nhân chứng nào kể lại bức tượng có hình thù ra sao khi nó còn hiện hữu, và khác với nhiều bức tượng cổ điển khác, không hề có bản sao thứ hai.
Ngay cả địa điểm chính xác của bức tượng vẫn còn tranh cãi. Có phải tượng đặt ngay lối ra vào hải cảng? Theo thông lệ người ta thường dựng tượng trên bục đài vòng ngay hải cảng nhằm tạo ấn tượng đối với giới thuỷ thủ vào cảng, nhưng số khác lại lập luận bức tượng khổng lồ đặt ở cách mép nước rất xa, ngay trên đỉnh Street of Knights, nơi một ngôi trường Thổ Nhĩ Kỳ tọa lạc hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta biết chính xác Bức tượng khổng lồ được tạc bằng chất liệu gì, nhờ vào nhà văn cổ đại Philo thành Byzantium. Quả thật, đây chính là một thành tựu kỹ thuật trong việc đúc khuôn một tượng đồng khổng lồ có chiều cao hơn 33 m - các ngón tay của tượng thậm chí còn lớn cả hầu hết các pho tượng khác cùng thời - vì thế tượng được liệt vào hạng Bảy kỳ quan.
Về bản chất, Bức tượng khổng lồ là công trình ngỏ lời tạ ơn thần mặt trời Helios - vị thần bảo hộ thành Rhodes - đã có công giúp thành phố thoát khỏi cuộc bao vây của Demetrius “Poliorcetes”, vua Syria, năm 305 trước Công Nguyên. Tên ông ta có nghĩa là “Người bao vây”, nhưng ở thành Rhodes ông ta gặp phải địch thủ. Khi rút quân khỏi hòn đảo, ông từ bỏ các phương tiện bao vây của mình, sau đó người dân thành Rhodes đem bán ngay, lấy tiền xây dựng công trình.
Công trình giao phó cho Chares, có lẽ là người thiết kế pho tượng, phần đầu tượng đội vầng hào quang, cùng các tia lửa nhọn tỏa ra, mái tóc dợn sóng như thể đang bay trong gió. Đây chính là những điểm đặc trưng của thần mặt trời. Tượng người khổng lồ có lẽ có khuôn mặt tròn trĩnh, gần như dịu dàng, đôi môi hé mở, trong các mô tả về thần mặt trời Helios, tìm thấy trên các đồng tiền trong thời kỳ này. Lấp lánh dưới ánh mặt trời, vươn cao hơn các dinh thự trong thành phố, bức tượng không thể không tạo được ấn tượng đối với cư dân thành Rhodes lẫn du khách nước ngoài.
Xây dựng tượng Người khổng lồ
Toàn cảnh thành Rhodes.
Chỉ riêng kích thước của tượng Người khổng lồ, cũng không thể cho rằng thân tượng và tứ chi được đúc riêng biệt rồi lắp vào nhau sau đó. Philo thuật rằng, thay vì Chares đổ khuôn tượng tại chỗ, ông lại đúc từng phần. Công trình khởi công năm 294 trước Công Nguyên, bắt đầu là bàn chân, được đổ khuôn trước tiên, kế đến đặt vào vị trí trên nền làm bằng đá cẩm thạch trắng. Giai đoạn tiếp theo - hai cẳng chân - được đổ khuôn cho liên lạc với bàn chân, cũng sử dụng các khuôn được chuẩn bị và điêu khắc cẩn thận. Thế là tượng Người khổng lồ đứng được, đúc khuôn từ bộ phận này đến bộ phận khác. Bức tượng rỗng ruột, bên trong được gia cố bằng khung sắt với các xà ngang theo phương nằm ngang cùng nhiều tảng đá có trọng lượng lớn.
Khi công trình tiếp tục về phía trên, người ta đắp cao thêm ụ đất, tạo ra một giàn giáo cho những người thợ thủ công có chỗ đứng để làm khuôn, đúc bộ phận kế tiếp. Thực ra Chares chưa hề thấy công trình nào như thế cho đến phần cuối cùng của bức tượng được đặt ngay vào vị trí, và chỉ khi ụ đất đắp được thu dọn thì người ta mới chiêm ngưỡng được toàn bộ tượng Người khổng lồ cùng với tất cả ánh hào quang.
Khối lượng đồng cần để đúc tượng có lẽ đã ngốn hết kho dự trữ đồng và thiếc trên đảo, nhưng Rhodes là một trung tâm thương mại quan trọng, các nguồn tiếp tế có lẽ nhập khẩu bằng đường biển. Thật khó có đủ lượng đồng theo yêu cầu, và điều này cũng là lý do giải thích tại sao tượng Người khổng lồ chỉ đúc được từ 2 đến 2,5 m mỗi năm. Một lý do khác là thời gian cần thiết để làm tan chảy và đúc đồng, xây dựng và tôn cao ụ đất đắp, cũng như xây dựng bức tượng.
Muốn một pho tượng cao như thế chịu đựng các lực tác động của gió và thời tiết, nhất thiết phải có hình trụ. Hai tay phải buông thõng kẹp sát vào thân hay giơ thẳng về phía trên, do trọng lượng và kích thước như thế sẽ không vững chãi khi được tạo hình ở các tư thế khác. Chúng ta cũng gạt bỏ ý kiến cho rằng tượng đứng giang chân ở ngay lối vào cảng, vì ở tư thế này, phải có khoảng cách giữa hai chân hơn 120 m, quan điểm này đơn thuần là sự tưởng tượng của những người hành hương trong thế kỷ 15. Thật phi lý, căn cứ vào tin đồn, thì tượng Người khổng lồ chỉ tồn tại trên thực tế chưa được 50 năm, tượng hoàn công năm 282 trước Công Nguyên, bị động đất làm sụp đổ năm 226 trước Công Nguyên. Chính đống đổ nát trở thành một địa điểm du lịch, cho đến khi được một thương gia người Syria dùng xe bò chở đi vào thế kỷ 7 sau Công Nguyên.
7. Hải đăng Alexandria
Đây là một trong số Bảy kỳ quan thế giới cổ đại, nhằm hướng dẫn tàu bè vào cảng Alexandria an toàn. Người ta cho rằng phải mất 15 năm mới xây dựng xong hải đăng và tiêu tốn một số tiền khổng lồ 800 talents (đơn vị tiền cổ xưa).
Hải đăng Alexandria.
Hải đăng xây dựng dưới thời vua Ptolemy I, khánh thành khoảng năm 283 TCN dưới thời vua Ptolemy II. Ngoại trừ Kim tự tháp ở Giza, hải đăng là công trình cao nhất trong thế giới cổ đại.
Hải đăng đặt ngay lối vào cảng Alexandria, ngay vị trí hiện nay là một pháo đài Arập xây dựng vào thời Trung cổ, pháo đài Qait Bey. Tháp trung tâm của pháo đài có lẽ được xây dựng trên nền móng của Hải đăng, vì thế có thể phỏng theo sơ đồ mặt bằng và kích thước của Hải đăng. Phần lớn nguyên vật liệu để xây pháo đài đều lấy từ Hải đăng. Tuy nhiên, việc tái tạo chính xác nguyên bản thật vô cùng khó khăn, mặc dù có nhiều hình ảnh Hải đăng dưới dạng biểu đồ trên các đồng tiền, đồ khảm và các mô tả thành văn thời cổ đại. Người ta cũng cho rằng ngọn tháp đổ nát ở Abusir cũng mô phỏng theo hình dáng của Hải đăng. Đây là tất cả những gì người ta biết được về Hải đăng cho đến năm 1960, khi ấy một thợ lặn Ai Cập phát hiện những tảng đá và pho tượng khổng lồ nằm dưới đáy biển quanh pháo đài Qait Bey. Người ta cho rằng những khối đá và pho tượng này thuộc về Hải đăng đổ nát, hiện được một toán bao gồm các thợ lặn và nhà khảo cổ nghiên cứu.
Xây dựng thành 3 bậc, người ta nghĩ Hải đăng phải có chiều cao khoảng 135 m. Bậc dưới cùng theo sơ đồ hình vuông, gồm nhiều phòng cho bộ phận canh gác hải đăng thường trực, gia súc và lương thực. Lối vào được tôn cao, đi vào bằng con đường dốc bắt đầu từ phần nền bao quanh tháp. Bên trong bậc hình vuông thấp hơn là một vách tường bên trong để đỡ các phần trên của Hải đăng, đến được phần trên này bằng con đường dốc xoáy trôn ốc bên trong. Bậc ở giữa có hình bát giác, phía trên bậc này là phần hình tròn có tượng thần Zeus nổi bật.
Xây dựng Hải đăng
Chúng ta có thể nghiên cứu đôi chút về cấu trúc Hải đăng. Hải đăng xây dựng bằng đá trắng, hầu hết đều là đá vôi trắng ở địa phương chứ không phải đá cẩm thạch như mọi người thường nghĩ. Có lẽ đá granite được sử dụng ở những nơi thích hợp cần phải có loại đá chắc chắn hơn đá vôi trắng, có thể chịu đựng tải trọng lớn hơn ở phần chân tháp và phía trên ô cửa. Nhiều tảng đá hiện nay còn nằm dưới đáy biển đều là đá granite, một số tảng nặng đến 75 tấn.
Alexandria là một bộ phận trong thế giới Hy Lạp, xét theo kiểu dáng, Hải đăng có vẻ là một công trình Hy Lạp hơn là Ai Cập, mặc dù đội công tác dưới nước của Pháp xác định vị trí của rất nhiều pho tượng Ai Cập ở vùng lân cận. Các tượng Ptolemy và hoàng hậu khổng lồ đều nằm bên ngoài hải đăng.
Việc dựng những tảng đá vào đúng vị trí trong một công trình cao như thế đòi hỏi phải thật khéo léo, bằng kỹ thuật xây dựng Hy Lạp, bao gồm các cần cẩu tinh vi và thiết bị nâng, có lẽ đã được những người thợ xây áp dụng. Thế nhưng, cũng có thể phần lớn các tảng đá dùng để zây dựng tầng phía trên được đẩy lên bằng các đường dốc trôn ốc bên trong công trình.
Ngay cả vị trí ngọn lửa thắp sáng hải đăng cũng chưa xác định: có thể nằm ở trên đỉnh, bên dưới hay dọc theo tượng thần Zeus. Nhiên liệu có lẽ chất lên lưng động vật thồ, vận chuyển lên phía trên bằng đường dốc trôn ốc, sau đó kéo lên đỉnh bằng thiết bị nâng. Có thể sử dụng một số loại gương phản xạ để phóng đại và hướng ánh sáng phát ra từ ngọn lửa nhưng chưa có bằng chứng cụ thể về ý kiến này.
Pháo đài Qait Bey.
Mặc dù phải qua nhiều lần hư hỏng và sửa chữa. Hải đăng phần lớn vẫn còn nguyên vẹn cho đến thế kỷ 14 sau CN. Một số thời điểm trước thế kỷ 12, Hải đăng bị động đất tàn phá nặng nề, tiếp đến phần móng hình vuông được gia cố, người ta xây một nhà thờ Hồi giáo trên đỉnh. Toàn bộ công trình bị sụp đổ hoàn toàn năm 1303 trong trận động đất nghiêm trọng khác, và hầu như được thay bằng pháo đài Qait Bey năm 1479.
(Theo 70 kỳ quan thế giới cổ đại)
File đính kèm:
- Bay ky quan the gioi co dai.doc