Bé bị bệnh - Bạn cần phải làm gì?
Việc đầu tiên là quan sát Bé kỹ để nói cho bác sĩ biết những triệu chứng của bệnh. Vì ở bên con, nên các bà mẹ dễ nhận được ngay sự thay đổi bất thường qua nét mặt, tính tình, sự hoạt động của con. Thí dụ bạn nhận thấy da của Bé bị mẩn đỏ chiều qua. Cần phải nói để bác sĩ biết, vì sáng nay, khi bác sĩ có mặt thì da của Bé có thể lại bình thường rồi.
Sau khi bác sĩ về, bạn cần phải tiếp tục theo dõi sự chuyển biến của bệnh và thực hiện những lời chỉ dẫn của bác sĩ để chữa bệnh cho Bé.
Sự có mặt của người mẹ bên con, góp phần không nhỏ tới việc trị bệnh cho Bé vì ngoài phần cho con uống thuốc theo đơn của bác sĩ, còn có tiếng nói, nụ cười và bàn tay của người mẹ, làm cho Bé cảm thấy yên tâm.
61 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 220 Lời giải về bệnh trẻ em, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm phân.
Khi cháu bé bị đi tướt, bác sĩ có thề yêu cầu lấy mẫu phân của cháu mang đi xét nghiệm để tìm ra vi trùng gây bệnh cùng loại thuốc thích hợp để diệt loại vi trùng này.
Việc tìm vi rút trong phân là một việc làm khó và phải thực hiện trong vài ngày.
219. Phẫu thuật cho Bé.
Nếu con bạn cần phải qua một cuộc phẫu thuật, bạn KHÔNG NÊN hay NÊN làm những điều gì?
KHÔNG NÊN giấu cháu bé tới phút cuối mới cho cháu bịết tối nay cháu không ngủ ở nhà. Hoặc nói dối cháu rằng đưa cháu đi chơi, đi coi chiếu bóng v.v..., và mô tả bệnh viện như là một nơi giải trí mà cháu sẽ được hưởng nhiều điều thật thú vị!
Ngược lại, cũng KHÔNG NÊN tỏ vẻ lo ngại về một tai nạn có thể xảy ra và để cháu bị đưa tới bệnh viện một mình, không có bố mẹ đi kèm, rồi tin tưởng vào những liều thuốc mê, thuốc giảm đau trong bệnh viện mà không tới thăm nom để động viên, an ủi cháu. Cũng không nên cho cháu bịết trước lâu quá, hàng mấy tuần trước ngày giải phẫu.
NÊN - Bạn hãy giữ bình tĩnh, có thái độ bình thường cho tới trước ngày phẫu thuật độ 2 ngày mới tìm cách nói cho cháu bịết, cháu cần phải tới bệnh viện để "khỏi đau bụng", để trị cái cục nào đó thường làm cho cháu đau v.v... Cháu bé càng nhỏ, thì càng báo chậm, nhưng nên nói tới việc này để cháu có thời gian chuẩn bị sẵn sàng về tư tưởng.
Bạn có thể nói cho Bé bịết, trong một vài ngày Bé ở bệnh viện, người ta sẽ săn sóc cháu tại giường như thế nào, giải thích cho Bé tại sao các bác sĩ và y tá lại mặc đồ trắng, che mũi, miệng, đeo găng tay. Hãy nói với Bé về cái giường đẩy, về tác dụng của thuốc mê và cho Bé biết, khi Bé tỉnh dậy sẽ thấy ngay bố mẹ ở bên cạnh. Hãy kể cho cháu bịết, trong số người thân trong gia đình: bác A, chú B, cậu X, v.v... ngày xưa cũng phẫu thuật như cháu nên bây giờ rất khỏe v.v...
Hãy mang tới bệnh viện cho cháu những đồ chơi quen thuộc của cháu: con búp bê, ống nghe bệnh cho búp bê, bút vẽ v.v...
Trong những bệnh viện tư và một số bệnh viện đặc bịệt, người ta thường cho phép người nhà ngủ với các cháu trong những đêm đầu tiên ở bệnh viện. Hãy cố ở lại với các cháu càng nhiều càng tốt. Nếu các cháu khóc khi bạn về, hãy hứa với các cháu bạn sẽ sớm trở lại và đưa cho cháu giữ chiếc khăn quàng hoặc đôi găng tay của bạn để làm tin.
KHI CÔ Y TÁ TỚI ĐỂ ĐƯA CHÁU VÀO PHÒNG PHẪU THUẬT, nên giữ bình tĩnh, động viên và an ủi cháu. Hãy để cháu giữ lại trong trí hình ảnh thân thương của bạn trước khi đi và tin rằng, khi cháu trở lại sẽ lại gặp bạn bên giường.
KHI TRỞ VỀ NHÀ sau một thời gian ở bệnh viện, hãy gây lại tình cảm êm ấm, yêu thương lẫn nhau giữa cháu và các anh chị em của cháu.
220. Vaccin (vắc-xin).
CHú ý: Việc chích ngừa chỉ có hiệu quả nếu chích đủ liều lượng và đúng kỳ hạn. Bởi vậy, khi đưa cháu đi chích ngừa, bạn hãy nhớ hỏi ngày chích ngừa lần sau và ghi ngày đó vào cuốn sổ sức khỏe của cháu để khỏi quên. Nếu tới kỳ hạn lần sau mà bạn không đưa cháu tới hoặc tới chậm quá, không đúng ngày thì có thể lại chích lại từ đầu.
THỜI GIAN CHÍCH NGỪA (tiêm phòng bệnh)
Tháng thứ 3 - 4 - 5 hoặc 4 - 5 - 6: Chích ngừa bạch hầu uốn ván - ho gà, bại liệt.
Tháng thứ 6, 7: B.C.G.
Lúc 1 tuổi: Sởi, quai bị, thủy đậu.
Lúc 5 - 6 tuổi: Chích phòng lần thứ 2: bạch hầu - uốn ván - ho gà.
Lúc 10 - 11 tuổi: Chích lần 2 phòng bệnh bại liệt.
Chích lần 2 phòng thủy đậu cho các cháu gái.
Lúc 16 tuổi: Chích lần 3 phòng bại liệt.
CHÍCH PHÒNG VÀO ĐÂU? Thường, người ta chích ở lưng, giữa cổ và vai, hoặc ở phần trên cánh tay, hoặc ở đùi.
Những trẻ em nào không chích được vắc-xin phòng bệnh?
Bác sĩ sẽ quyết định điều này, có thể là những trường hợp các cháu bị bệnh về thận, bệnh thần kinh v.v... Hoặc hoãn chích tạm thời cho các cháu đang bị dị ứng. Những cháu có ít albumin trong nước tiểu, có không liên tục, nếu không có dấu hiệu của bệnh thận cũng cần hoãn.
BẢO QUẢN VẮC XIN - Vắc-xin phải bảo quản ở nhiệt độ gần 00C. ở 5-600C, không lưu giữ được lâu. Tuy vậy, không được để vắc-xin đông lại, cho nên nếu để ở tủ lạnh, chỉ để gần ngăn nước đá chứ không cho vào ngăn nước đá.
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
Phần I: Chăm sóc khi bé bệnh
1. Những dấu hiệu của sức khỏe
2. Khi nào cần đưa con tới bác sĩ
3. Những câu hỏi về việc săn sóc khi bé bị bệnh
4. Một vài vấn đề chuyên môn
5. Làm gì khi bé sốt
6. Một số động tác chuyên môn
7. Dùng thuốc cho trẻ
8. Tủ thuốc gia đình
9. Cuốn sổ sức khỏe của bé
10. Khi bé nằm bệnh viện
Phần II: Những vấn đề liên quan tới từng phần thân thể
I. Đầu
1. Thóp
2. Vẩy trên đầu
3. Bệnh viêm màng não
4. Bé rụng tóc hoặc không có tóc
5. Chấy
6. Mắt
7. Chứng giảm thị lực
8. Chắp (lẹo) mắt
9. Chứng lác mắt
10. Đau mắt đỏ
11. Xỏ lỗ tai
12. Viêm xương chũm ở tai
13. Viêm tai trong
14. Vành tai dị dạng
15. Vật lạ trong tai
16. Điếc
17. Vật lạ trong mũi
18. Sổ mũi, viêm mũi, viêm mũi họng
19. Tật sứt môi
20. Răng
21. Sâu răng
22. Hạt cơm trong miệng
23. Chứng tưa miệng do vi rút
24. Bệnh tưa do nấm
25. Viêm xoang hàm
26. Nhức đầu
27. Đau đầu
II. Những vấn đề có liên quan tới cổ
28. Tật vẹo cổ bẩm sinh
29. Tật vẹo cổ ở trẻ em
30. Tuyến giáp
31. AMIDAN
32. Viêm amidan - viêm họng
33. Phẫu thuật cắt amidan
34. V.A
35. Viêm vòm họng
36. Viêm thanh quản
37. Bệnh bạch hầu
III. Những vấn đề có liên quan tới ngực
38. Nghẹt thở do có vật lạ trong đường hô hấp
39. Thở dốc
40. Bé thở có tiếng rít
41. Ngưng thở cách quãng
42. Ngạt do gaz
43. Ho
44. Ho gà
45. Hen
46. Viêm phổi
47. Viêm phế quản
48. Viêm phế quản dạng hen
49. Bệnh lao (Phản ứng B.C.G)
50. Bệnh tim bẩm sinh
IV. Những vấn đề có liên quan tới phần bụng
51. Bụng to
52. Cuống rốn bị đỏ hay chảy nước
53. Lồi rốn - Thoát vị bẹn
54. Đau bụng ở trẻ sơ sinh
55. Đau bụng và đau vùng bụng
56. Đánh rắm (xì hơi ruột)
57. Không tiêu - Đầy bụng
58. Táo bón
59. Đi tướt hay tiêu chảy, tiêu chảy cấp tính
60. Bệnh đường ruột
61. Bệnh tiêu chảy mạn tính
62. Giun - sán (lải)
63. Chứng mất nước cấp tính
64. Chứng kích thích ruột kết
65. Bệnh xanmônenla ở ruột
66. Sự lưu thông ngược chiều Dạ dày - thực quản
67. Viêm ruột thừa
68. Chứng lồng ruột cấp tính
69. Bệnh phình đại tràng bẩm sinh
70. Tắc ruột
71. Lòi đom
72. Hẹp môn vị
73. Viêm gan do vi rút, do siêu vi trùng B
74. Bệnh xơ nang tụy
75. Bệnh viêm thận
V. Những vấn đề có liên quan tới tay, chân, xương
76. Gặm móng tay
77. Vết đâm do: kẹp, kim, gai hồng, gai xương rồng.
78. Bị kẹp ngón tay
79. Đứt tay, chân
80. Gãy xương, bong gân, và trật khớp
81. Hông dễ trật khớp
82. Viêm khớp cấp
83. Đi khập khiễng (cà nhắc)
84. Chân vòng kiềng
85. Dị tật bẩm sinh - chân vẹo
86. Chân quặt vào trong hay quặt ra ngoài
87. Bàn chân bẹt
88. Đầu gối đụng nhau
89. Bệnh còi xương
90. Vẹo xương sống
91. Tật nứt đốt sống
VI. Những vấn đề liên quan đến bộ phận sinh dục và bài tiết
92. Bộ phận sinh dục bị sưng tấy
93. Tật lỗ tiểu thấp
94. Hẹp da quy đầu
95. Cắt da quy đầu
96. Tinh hoàn
97. Viêm âm hộ, âm đạo
98. ái nam, ái nữ
99. Sự lưu thông ngược chiều Bàng quan - Niệu đạo
100. Viêm đường tiết niệu
101. Axêtôn
102. Albumin
103. Bệnh đái ra phenyleclone
105. Tiểu đường
VII. Những vấn đề liên quan tới da
106. Vết trên da trẻ mới sinh
107. Vết bớt hay chàm đỏ
108. Hiện tượng tím tái của trẻ sơ sinh
109. Chứng vàng da của trẻ sơ sinh
110. Rôm sảy
111. Da: ngứa ngáy, mẩn đỏ
112. Chứng nổi mụn ngứa
113. Dị ứng
114. Eczema
115. Mẩn đỏ
116. Ghẻ
117. Chốc lở
118. Nhọt
119. áp-xe
120. Mụn cơm
121. Mụn rộp
122. Bỏng dạ
123. Bỏng
124. Bệnh Dôna
125. Hạch
126. Rát vì lá han
127. Bệnh vẩy Leiner-moussous
128. Viêm tấy và chín mé
VIII. Những hiện tượng liên quan tới sức khỏe
129. Những cơ khó chịu của trẻ em
130. Tiếng khóc của bé
131. Cơn khóc
132. Mệt
133. Mỏi nhức vì lớn
134. Ngủ không yên giấc
135. Run, giật mình
136. Sốt - Cách hạ sốt
137. Mơ hoảng ban đêm
138. Toát mồ hôi
139. Nghiến răng
140. Chứng co giật khi sốt
141. Co giật mà không sốt
142. Chứng co giật ở trẻ sơ sinh
143. Cơn co giật
144. Chứng động kinh
145. Bé ăn ngon miệng, ăn được, tại sao?
146. Bé không chịu ăn
147. Không phát triển đủ khi mới sinh
148. Thiếu cân
149. Bé gầy hoặc càng ngày càng gầy
150. Tái mặt đột ngột
151. Chậm biết đi
152. Chậm biết nói
153. Mất tiếng nói
154. Nói lắp (cà lăm)
155. Khả năng phát âm hạn chế (nói đớt)
156. Tật sử dụng tay trái
157. Những động tác bất thường
158. Chứng co giật cơ bắp
159. Chứng tự kỷ và loạn tâm thần
160. Mút tay
161. Nhai lại
162. Nôn ói
163. Béo buệ
164. Tật nguyền
165. Bị đối xử tệ
IX. Tai nạn
166. Tai nạn
167. Va chạm, ngã, các trường hợp ngã
168. Vết thương
169. Chảy máu vì vết thương
170. Trẻ em nuốt phải vật lạ
171. Bé uống nhầm rượu
172. Ngộ độc
173. Cảm nóng
174. Cảm nắng
175. Bị côn trùng chích
176. Bị bọ vẹ đốt
177. Bị súc vật cắn
178. Bị ngã xuống nước
179. Chứng ngất khi xuống nước
180. Bị điện giật
181. Vết cào
182. Vết mèo cào
X. Các bệnh khác ở trẻ em
183. Cúm, trạng thái cúm
184. Bệnh ban đào
185. Chứng ban xuất huyết
186. Bệnh tinh hồng nhiệt
187. Bệnh bại liệt
188. Bệnh đậu mùa
189. Thủy đậu
190. Bệnh thiếu máu (còn gọi là bầu huyết)
191. Chứng cao huyết áp
192. Bệnh ưa chảy máu (bệnh huyết hữu)
193. Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasme
194. Phân không bình thường
195. Nhiễm độc chì
196. Bệnh sốt nổi hạch, hay bệnh tăng bạch cầu đơn phân nhiễm trùng
197. Sốt thương hàn
198. Hội chứng đao (Down)
199. Bệnh sởi
200. Sida
201. Quai bị
202. Bệnh thấp
203. Bệnh uốn ván
204. Bệnh cơ
205. Chứng đột tử hay cái chết bất ngờ chưa giải thích được của trẻ sơ sinh
XI. Lý thuyết và phương pháp
206. Những điều cần biết về trẻ sơ sinh
207. Trẻ em sinh thiếu tháng
208. Trẻ sinh đôi
209. Kháng thể của người
210. Hemophilus là gì?
211. Kiểm tra sức khỏe của bé vừa lọt lòng
212. Phục hồi sức khỏe sau khi khỏi bệnh
213. Phương pháp cho trẻ em vẫn động để tập thở
214. Phương pháp hồi tỉnh: hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim
215. Thuốc an thần
216. Liệu pháp vi lượng đồng cân
217. Nước tiểu
218. Cấy phân - Xét nghiệm phân
219. Phẫu thuật cho bé
220. Vaccins (vắc xin)
File đính kèm:
- Can benh tre em thuong gap va cach chua chi.doc