200 Câu hỏi về Môi Trường

1. Môi trường là gì?

2. Môi trường có những chức năng cơ bản nào?

3. Vì sao nói Môi trường trái đất là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người?

4. Bảo vệ môi trường là việc của ai?

5. Phải làm gì để bảo vệ môi trường?

6. Khoa học môi trường là gì?

7. Khoa học môi trường nghiên cứu những gì?

8. Môi trường và phát triển kinh tế xã hội có quan hệ như thế nào?

9. Vì sao nói Môi trường là nguồn tài nguyên của con người?

10. Khủng hoảng môi trường là gì?

11. Công nghệ môi trường là gì ?

12. Công nghệ sạch là gì?

13. Sản xuất sạch hơn là gì?

14. Sự cố môi trường là gì?

 

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1782 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 200 Câu hỏi về Môi Trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h từ một năm đến năm năm. Tội gây ô nhiễm đất bị xử phạt như thế nào? Ðiều 184 (BLHS). Tội gây ô nhiễm đất Người nào chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại quá tiêu chuẩn cho phép, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường bị xử phạt như thế nào? Ðiều 185 (BLHS). Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường Người nào nhập khẩu hoặc cho phép nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, chế phẩm hoá học khác, các chất độc hại, chất phóng xạ hoặc phế thải không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người bị xử phạt như thế nào? Ðiều 186 (BLHS). Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người Người nào có một trong các hành vi sau đây làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: Ðưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người; Ðưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người; Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật bị xử phạt như thế nào? Ðiều 187 (BLHS). Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật Người nào có một trong các hành vi sau đây làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: Ðưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh; Ðưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch; Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản bị xử phạt như thế nào? Ðiều 188 (BLHS). Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thuộc một trong các trường hợp sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án vì tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: Sử dụng chất độc, chất nổ, các hoá chất khác, dòng điện hoặc các phương tiện, ngư cụ khác bị cấm để khai thác thuỷ sản hoặc làm huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản; Khai thác thuỷ sản tại khu vực bị cấm, trong mùa sinh sản của một số loài hoặc vào thời gian khác mà pháp luật cấm; Khai thác các loài thuỷ sản quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ; Phá hoại các nơi cư ngụ của các loài thuỷ sản quý hiếm được bảo vệ theo quy định của Chính phủ; đ) Vi phạm các quy định khác về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ hai năm đến năm năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Tội huỷ hoại rừng bị xử phạt như thế nào? Ðiều 189 (BLHS). Tội huỷ hoại rừng Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Huỷ hoại diện tích rừng rất lớn; Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ; đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị xử phạt từ bảy năm đến mười lăm năm: Huỷ hoại diện tích rừng đặc biệt lớn; Huỷ hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm bị xử phạt như thế nào? Ðiều 190 (BLHS). Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm Người nào săn bắt, giết, vận chuyển buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt từ hai năm đến bảy năm: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm; Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc trong thời gian bị cấm; đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên bị xử phạt như thế nào? Ðiều 191. Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên Người nào vi phạm chế độ sử dụng, khai thác khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, di tích thiên nhiên hoặc các khu nhiên nhiên khác được Nhà nước bảo vệ đặc biệt, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Tài liệu tham khảo Michael Allaby Basics of environmental science. Publisher .Routledge, London-NewYork 1995. S.E.Jorgensen & I.Johnsen Principles of Enviromental Science & Technology Publisher. Elsevier, London-Amst-NewYork 1989. Bernard J. Nebel; Richard T. Wright Environmental Sciences. London, 1996. Lê Thạc Cán Cơ sở khoa học môi trường. Nhà xuất bản Viện Ðại Học Mở Hà nội. H.1995. Phạm Ngọc Ðăng Môi trường không khí. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1997. Lưu Ðức Hải Cơ sở khoa học môi trường. Trường Ðại học Khoa học Tự nhiên, ÐHQG Hà Nội, 1998. Lưu Ðức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững. Nhà xuất bản Ðại học Quốc gia Hà Nội, 2000. Nguyễn Ðình Hoè và n.n.k Tập bài giảng về môi trường (tập I, II) Trường Ðại học Khoa học Tự nhiên, ÐHQG Hà Nội, 1998. Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ Cơ sở khí tượng học. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 1992. Phạm Ngọc Hồ Tập bài giảng Cơ sở môi trường khí và nước. Trường Ðại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội, 1996. Phạm Minh Huấn Cơ sở hải dương học. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 1992. Lê Văn Khoa Môi trường và ô nhiễm. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1995. Mai Ðình Yên và n.n.k Con người và môi trường. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1994. Bộ sách 10 vạn câu hỏi tại sao. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1994. Bộ Luật Hình sự của nước Cộng hoà, xã hội chủ nghĩa Việt Nam,1999. Bộ Tư pháp, 1999. Các quy định pháp luật về môi trường (tập I, II, III) Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1995, 1997,1999. Luật Bảo vệ Môi trường Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1994. Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Cục Môi trường, 1994. Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ Quy định Xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. Cục Môi trường, 1996. Tài liệu tham khảo 201

File đính kèm:

  • doc200 Cau hoi ve Moi Truong.doc
Giáo án liên quan