1. Trò chơi: CƯỚP CỜ
* Dụng cụ:
+ Một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ
+ Một vòng tròn
+ Vạch xuất phát củng là đích của 2 đội
* Cách chơi:
+ Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có từ 5-6 bạn, đứng hàng ngang ở vạp xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5 các bạn phải nhớ số của mình.
+ Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ.
+ Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về
+ Một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số
* Luật chơi:
+ Khi đang cằm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc
+ Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người, thắng cuộc
+ Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để chánh bị thua
+ Số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào không thua
+ Số nào bị thua rồi (“bị chết”) quản trò không gọi số đó chơi nữa
+ Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ
+ Người chơi tìm cách lừa đối phương để nhang cờ về, lựa chọn sân bải phù hợp để chánh nguy cơ, cờ ra khỏi vòng tròn, để cờ lại vòng tròn chỉ được cướp cờ trong vòng tròn
50 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1536 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 100 Trò chơi dân gian, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiêm trước sân đình với khí thế hừng hực, quyết thắng.
Ông cai đám mặc áo dài quần chùng tề chỉnh, đầu đội khăn điều uy nghi dõng dạc chúc tụng gieo cầu:
"Dân làng ai mở hội cướp cầu
Chúc cho tốt lúa sai cau
Chúc cho trai gái lấy nhau thuận hòa
Chúc cho tốt bông tốt hoa
Chúc cho làng xóm trẻ già bình yên"
Vừa dứt xong các trai các giáp dạ ran, ông gieo cầu xuống. Quả cầu được sơn son thiếp vàng, màu sắc rực rỡ, hấp dẫn. Trai các giáp xô nhau cướp, ngăn chặn, luồn lách tranh cướp lấy cầu đỏ ôm được vào lòng. Ðây là cả một sự vật lộn, tranh giành, đua chen khá quyết liệt, đòi hỏi không chỉ có lực, mà còn phải có trí, có mưu, dũng mãnh mới mong giành phần thắng. Trong khi đó, chiêng trống của làng giục giã liên hồi, rộn ràng, sôi nổi, dân làng của các giáp đứng quanh đông đảo vòng trong, vòng ngoài. Trẻ em còn leo lên cả các cây cao quanh đó xem. Người người già trẻ gái trai cổ vũ, hò reo khích lệ trai đinh giáp mình, làng mình phải giành giật cướp cho được cầu, phải giữ cầu cho chặt.
Các đám tiếp tục khích lệ, cổ vũ, xướng xuất: "Bớ giáp Ðông... Bớ giáp Ðoài... Tất cả sức trai - Giờ cướp cầu đã đến - Hai bên cùng phải tiến - Khi quả cầu lăn - Chớ có lui chân - Phải giành phần thắng". Cứ sau mỗi câu là trai tráng, dân làng hòa theo reo hò rộn rã, tưng bừng, sục sôi. Ðược cổ vũ như tiếp thêm sức mạnh, trai đinh các giáp càng dũng mãnh xô nhau tranh cướp hết sức _ go, quyết liệt. Giáp nào cũng quyết thắng khiến hội cướp cầu càng thêm hấp dẫn. Cuối cùng, trai đinh giáp nào cướp được cầu, ôm lấy, chạy vào đặt được trong cung đình là thắng cuộc. Cuối cùng, quả cầu được đặt đúng vị trí tôn nghiêm. Cả giáp, cả làng, cả hội đều vui sướng. Chiêng trống rền vang dồn dập, liên hồi, người người già trẻ gái trai reo hò vang cầu trường. Giáp thắng cuộc được làng thưởng và mừng vì năm ấy cả làng, cả giáp gặp may, bình an, làm ăn phát đạt, giàu sang, thịnh vượng
94. Trò chơi “bơi chải”
Rau là thôn Cựu ấp, xã Liên Châu (Yên Lạc), có tiệc bơi chải từ ngày 10 đến 12 âm lịch với 4 chải giáp, thân chải và dầm chèo đều sơn đỏ. Các tay chèo mặc áo xanh đỏ, thắt lưng đai màu.
Chải xuất phát từ bến đình bơi sang bô# beân kia, mọi người nhảy ùa lên bờ cướp lấy các né tằm bày ở bãi đem về. Có khi hai chải cùng đến xô vào nhau diễn ra cảnh cướp né tằm.
Sau Rau là Hạc. Chải Bạch Hạc bơi đua vào ngày 15/5, có 2 giáp thi đua, mỗi giáp 2 chải, mỗi chải một màu sơn: xanh, vàng, trắng, đỏ. Mỗi chải 50 tay chèo, 1 người lái, một người cầm cờ, 1 người thủ hiệu gõ mõ là nhịp cho các tay chèo. Các chải của Bạch Hạc là thuyền độc mộc, không có thuyền ván ghép.
Me là xã Yên Lập (Vĩnh Tường) bơi trong 3 ngày từ 25 đến 27 âm lịch. Ngày 25 bơi trình thuyền trên sông Phó Đáy trước đình rồi bơi thi, ngày 26 rước kiệu trên 3 cái chải ghép vào nhau, trên lát ván, bơi tới một doi đất giữa sông làm lễ đón thần linh, ngày 26 bơi thi có chấm giải, chiều gác chải. Chải làng Me tạo dáng "đầu rồng đuôi tôm", sơn son thiếp vàng. Vào cuộc đua là 3 chải của 3 xóm, mỗi chải 38 tay chèo, đường đua dài khoảng 2km, đến điểm đích cướp cờ cắm ở thân chuối đem về, giải nhất là cờ đỏ rồi thứ tự là cờ vàng, cờ xanh.
Xã Đức Bác (Lập Thạch) bơi chải vào ngày tiệc Bát Nàn công chúa, tướng của Hai Bà Trưng, vào mồng 10/6, bơi qua sông Lô sang xã Phượng Lâu cướp một nồi mạ đem về.
Dạng là xã Tứ Yên (Lập Thạch) bên sông Lô, có hội đua chải vào các ngày 25 và 26/6. Tứ Yên có 4 thôn: Yên Lương, Yên Phú, Yên Mỹ, Yên Lập, mỗi thôn một chải, mỗi chải 46 tay chèo, bơi từ bến Yên Lương tới bến Yên Lập lại bơi trở về. Dọc sông theo đường bơi đều cắm cờ.
Vào ngày 26 cả 4 chải đều rước một bát hương từ đình làng mình sang bờ bên kia thuộc xã An Đạo (Phù Ninh, Phú Thọ) với ý nghĩa đón vua Hùng sang với trang trại Yên Lương, Yên Lập là 2 Yên đầu tiên của Tứ Yên và là do Tản Viên Sơn Thánh chiêu dân lập ấp mà thành.
95. Trò chơi: “Tục đánh quân”
Tục đánh quân có ở nhiều nơi, mỗi nơi có dáng vẽ riêng và gắn liền với những điển tích khác nhau như: Làng Tuân Lộ Phù Chính (Tuân Chính, Vĩnh Tường), xã Lý Nhân (Vĩnh Tường), xã Liên Châu (Yên Lạc).
Riêng tục đánh quân ở làng Yên Thư (Yên Phương, Yên Lạc) lại có nguồn gốc "Mục đồng đánh quân" và "Chợ mục đồng". Đó là hình thức vừa chơi vừa tập trận tương truyền do vua Đinh Tiên Hoàng hướng dẫn khi qua đây đánh dẹp sứ quân Nguyễn Khoan.
Hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp, trẽ trong làng chia làm hai phe cầm sào, gậy đánh nhau, bên nào có em ngã trước là thua. Đánh giặc xong các em về nhà ăn cơm, buổi chiều mặc áo mới rủ nhau đi họp "Chợ mục đồng", lúc này các em rất thân mật với nhau, kẽ mua người bàn tấp nập như 1 phiên chợ thực sự với những hoa quả bánh trái bày ra. Đây là cuộc mua sắm để khao quân. Giải thưởng là 3 sào ruộng bán chương để lấy tiền chia cho các xóm - ba sào ruộng gọi là "Ruộng mục đồng".
96. Trò chơi: “Kéo song Hương Canh”:
Làng Hương Canh (Bình Xuyên) tổ chức kéo co ở sân đình Ngọc và sân đình Hương. Dựng một cột lim chắc khoẽ ở sân đình có đục lỗ luồn một dây song dài kéo qua.
Bốn đơn vị thi kéo co là làng Hương, làng Tiên, làng Ngọc và thông Đại Đồng. Khi trong đình tế xong thì nổi tiếng trống chiêng để cuộc kéo co bắt đầu.
Mỗi bên cử 25 tráng đinh vào kéo, đầu bịt khăn đỏ, lưng thắt bao đỏ. Bên nào cũng có một người cầm cờ đuôi nheo để chỉ huy. Người cầm chịch ấy còn gọi là "Ông lấy mực". Do co kéo nhau nên nhiều sợi dây song cọ vào lỗ cọc lim bị nóng bốc khói làm sợi dây bị cháy, đứt đôi, người 2 bên lại ngã bổ ngửa chồng lên nhau.
Mỗi buổi chiều làng thi kéo co 4 hiệp. Cứ sau 30 phút lại nghỉ giải lao. Phần sợi song của mỗi bên tính từ giữa cọc ra 1m có buộc vải màu đánh dấu. Nếu bị đối phương lôi mạnh chỗ đánh dấu chui vào lỗ cọc thì bị thua. Bên thắng được làng thưởng hậu hĩnh bằng gạo, lợn hoặc bò đủ cho trai đinh giáp mình sửa cỗ bàn ăn uống mừng thắng trận.
97. Trò chơi “Tả cáy”:
Nhiều người làng Sán Dìu ở vùng Thanh Lanh (Bình Xuyên) xưa có trò chơi "Tả cáy" (có nghĩa là "Đánh gà").
Con gà làm bằng gỗ tiện tròn bằng quả bóng bàn. Có thể có từ 5 đến 10 người cùng chơi, mỗi người cầm một cái gậy dài hơn một mét bằng tre hoặc bằng gỗ. Đào một cái lỗ bằng cái bát con ở giữa bãi chơi để "Con gà" dưới lỗ. Người đứng cái cầm gậy đẩy con gà ra khỏi lỗ. Những người khác dùng gậy hối gà vào lỗ. Người đứng cái vừa dùng gậy hối và đi vừa phải để ý đỡ đòn kẽo gậy của người khác đập trượt vào chân mình. Người nào đứng cái giỏi giữ cái lâu nhất không có gà lọt xuống được coi là thắng cuộc. Khi để "gà" lọt xuống lỗ thì người "cái" phải làm "con" để người vừa hối gà xuống lỗ được đứng cái.
98. Trò “Leo cầu ùm”:
Trò này có ở Bình Dương (Vĩnh Tường), Xuân Hoà (Lập Thạch), Đạo Đức (Bình Xuyên). Cầu ùm là một cây tre gốc được gác lên bờ ao chôn cọc giữ hai bên cho khỏi lăn, đầu ngọn được đặt trên cọc chéo mà lại leo bằng dây thừng. Khi có người lên cầu, cầu đung đưa, lủng liểng làm cho cuộc chơi thêm phần khó khăn hơn, nên càng hào hứng sôi động. ở đầu cầu trên ao có cắm cờ hiệu, người chơi leo lên cầu tới đầu cầu có cắm cờ, lấy lá cờ về là được cuộc. Phần nhiều những người dự chơi thường bị ngã "ùm" xuống ao vì thế gọi trò chơi này là trò leo cầu ùm.
99. Trò chơi: “Thi nấu cơm làng Tích Sơn”:
Làng Tích Sơn (nay là phường Tích Sơn, Vĩnh Yên), hội thổi cơm thi nổi tiếng khắp tỉnh Vĩnh Yên cũ. Muốn dự thi nấu cơm phải vào làng. Hàng năm hội thi nấu cơm tổ chức vào mồng 3 tết, tiêu chuẩn là nấu cơm không có cháy và róc nồi, mịn như cơm nắm có thể xắt ra từng miếng được, nồi cơm cũng giữ không có vết khói vết lửa. Những người dự thi sẽ chọn những chiếc niêu nung già chín đỏ, khi nấu dùng hai niêu một đồng một đất, niêu đồng đun nước, khi nước sôi đổ sang niêu đất. Gạo vo từ trước, cho nước rồi ghế đều lên, đun bằng than. Cũng có người không dùng bếp than nấu nước sôi mà bỏ gạo vào niêu đất đổ nước sôi vào lại chắt ra, cứ lặp đi lặp lại động tác này cho tới khi cơm chín. Các chức dịch hào lý cũng được thi, nếu hai nồi cơm ngang giải thì nồi cơm lý dịch sẽ được giải trên còn nồi bạch đinh bị đánh tụt xuống một cấp.
100. Trò chơi: “Tục đả cầu cướp phết”:
Tục đả cầu cướp phết được diễn ra chiều ngày 7 tháng giêng hàng năm tại đền Đông Lai, xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch.
Lễ thức đả cầu cướp phết được tiến hành song song giữa hai hình thức cùng một lúc:
1. Các trai đinh cởi trần cướp quả cầu bằng gỗ quý, đường kính 35cm (cướp tay không).
2. Các trai đinh cầm mồng phết có hình cong làm bằng gốc tre có khắc hình đầu long mã, dài 1m20. Trai đinh cầm mồng phết đuổi theo người cướp cầu bằng tay. Nếu ôm được quả cầu thì người cầm phết đuổi theo bổ và ngoặc.
Khi các cụ tế lễ xong thì quả cầu và 2 phết được xếp lên kiệu trước sân đình cộng đồng. Sau 3 hồi trống chiêng, cụ Mệnh ôm quả cầu đi dưới gầm kiệu, hàng trăm trai đinh (cởi trần, đóng khố, chít khăn đỏ) đứng chờ sẵn phía trước kiệu. Cụ Mệnh hô phép thần: Làm lễ ăn lễ, ăn trầu, búi tóc, vươn vai thì các trai đinh cầm phết làm động tác tương tự theo lời hô của cụ Mệnh và làm lễ 4 vái. Cụ Mệnh hô: Đón cầu, một trai đinh vào ôm cầu chạy ra cổng, mọi người đuổi theo ôm giằng lấy nhau cứ thế quả cầu được di chuyển dưới sự chỉ huy của người cầm cờ sai (thân hình to khoẽ, giọng vang như sấm, thắt lưng đỏ, đầu thắt khăn chéo, chân quấn xà cạp) hô to: Tiến lên! người cầm mồng phết đuổi theo vây quanh người cướp cầu. Không khí hội xuân thật náo nhiệt.
Từ cổng đình ra tới Mô phết 250m, Mô phết cao 1,5m trên thửa ruộng có diện tích 240m2. Khi kiệu đi đến Mô phết, một trai đinh khoẽ mạnh nhất ôm quả cầu đặt lên đỉnh mô phết, cụ Mệnh, cụ cầm phết làm động tác giao tranh, rồi tiếng trống liên hồi, sau 3 hồi kiệu rước về đền thì đám người cướp cầu tự do, núi người tiếp tục chồng lên nhau. Năm nào cũng vậy, phải đến 6 - 7 giờ tối mới rước quả cầu vào đền và phát thưởng cho trai đinh cướp được quả cầu. Các trai đinh người nào cũng dính đầy bùn đất nhưng rất vui vẽ với tâm trạng của người chiến thắng. Tục đả cầu cướp phết là ôn lại việc giữ đất, trấn ải của các tướng lĩnh thời Hùng Vương. Không khí toàn dân luyện binh đánh giặc giữ nước quả là còn rất đậm đà trong ký ức dân gian!
File đính kèm:
- 100 tro choi dan gian.doc