Tự nhiên xã hội bài: Con muỗi tiết : 28

I. Mục tiêu:

- Nêu một số tác hại của muỗi.

- Chì được các bộ phận bên ngoài của con muỗi trên hình vẽ.KNS:Kĩ năng Tự bảo vệ ,làm chủ bản thân., Kĩ năng hợp tác.

- Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tranh muỗi đốt.

+ HSKG: Biết cách phòng trừ muỗi.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV:Tranh, SGK.

- HS:SGK,vở BT.

- PP:Quan sát,động não,thực hành.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3364 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự nhiên xã hội bài: Con muỗi tiết : 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27 Môn : TỰ NHIÊN XÃ HỘI Bài: CON MUỖI (KNS) Tiết : 28 I. Mục tiêu: - Nêu một số tác hại của muỗi. - Chì được các bộ phận bên ngoài của con muỗi trên hình vẽ.KNS:Kĩ năng Tự bảo vệ ,làm chủ bản thân., Kĩ năng hợp tác. - Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tranh muỗi đốt. + HSKG: Biết cách phòng trừ muỗi. II. Đồ dùng dạy học: - GV:Tranh, SGK. - HS:SGK,vở BT. - PP:Quan sát,động não,thực hành. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Bài cũ: - Hãy kể tên các bộ phận bên ngoài của con mèo. - Nhận xét ,đánh giá. 2.Bài mới: a.Khám phá: -GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “con muỗi” -GV hướng dẫn cách chơi ,làm mẫu SGV -GV hỏi: +Các em có biết tại sao người ta lại trông thấy muỗi thì đập không? -GV giới thiệu bài ghi bảng . b.Kết nối: HĐ1:Quan sát con muỗi. + Mục tiêu: Nhận biết được các bộ phận của con muỗi. + Cách tiến hành: - Quan sát tranh con muỗi chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi. - Con muỗi to hay nhỏ? - Con muỗi dùng gì để hút máu người? - Con muỗi di chuyển như thế nào? - Con muỗi có chân, cánh, râu, … không? + kết luận: Muỗi là loài sâu bọ bé hơn ruồi, nó có đầu, mình, chân, dùng vòi để hút máu. Muỗi truyền bện qua đường hút máu. c.Thực hành: HĐ2: Làm vở bài tập. + Mục tiêu: phân biệt được các bộ phận của con muỗi. + Cách tiến hành: - GV chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Các em cùng nhau thảo luận và điền dấu x vào nếu các em chọn. Bài tập : Viết tên các bộ phận của muỗi vào ô trống. + kết luận: Khi bị muỗi đốt sẽ ngứa, bị sốt rét, sốt xuất huyết. @ HĐ3: Hỏi đáp về cách phòng chống muỗi khi ngủ. + Mục tiêu: Nêu được tác hại và cách đề phòng. + Cách tiến hành: - Khi ngủ bạn cần làm gì để không bị muỗi đốt? + kết luận: Khi ngủ cần phải mắc màn cẩn thận để tránh muỗi đốt. d.vận dụng: - GV nêu câu hỏi + HS trả lời -Muỗi sống ở đâu? Nơi nào muỗi sống nhiều nhất? - Muỗi là loài côn trùng có lợi hay hại? - Cần phải làm gì? - Bằng cách nào? - GV giáo dục : Giữ vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh … để diệt muỗi. - Cùng gia đình, hàng xóm dọn dẹp để muỗi không còn đất sống. - dặn học bài. - Chuẩn bị: Nhận biết cây cây cối và con vật. - Nhận xét tiết học. - HS nêu -HS thực hiện cùng chơi theo y/c của GV. - Tại vì con muỗi làm hại con người Con muỗi - HS ngồi cùng bàn thảo luận với nhau: 1 em hỏi, 1 em trả lời. - HS lên trình bày trước lớp. - HS thảo luận và điền. - HS điền vào vở bài tập. Đại diện các nhóm lên trình bày. - Lớp nhận xét. - HS nêu nhiều cách khác nhau. -HS nêu . … hại. … tiêu diệt muỗi. - HS nêu.

File đính kèm:

  • docCON MUOI.doc
Giáo án liên quan