Tư liệu dạy và học Địa lí 8 phần Địa lí tự nhiên Việt Nam

I. TÀI NGUYÊN DẦU KHÍ Ở NƯỚC TA:

• Giếng khoan 61 Tiền Hải

. Từ năm 1959, Đảng và nhà nước ta đã mời các nhà khoa học Liên Xô phối hợp với các nhà khoa học trong nước vạch kế hoạch triển khai nghiên cứu điều tra dầu khí. Năm 1959 trong chuyến thăm chính thức Liên Xô, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm vùng mỏ dầu ở thành phố Bacu (Azerbaijan).

Người nói đại ý : Sau khi Việt Nam kháng chiến thắng lợi, Azerbaijan nói chung và Bacu nói riêng phải giúp đỡ Việt Nam khai thác chế biến dầu khí, xây dựng những khu công nghiệp dầu khí mạnh như Bacu.

. Năm 1961 tổng cục địa chất ra quyết định thành lập đoàn thăm dò dầu khí 36 mà sau này tháng 10 – 1969. Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) ra quyết định thành lập Liên đoàn địa chất 36 đây là một liên đoàn cực mạnh được đầu tư nhiều nhất về trang thiết bị và cán bộ. Tại giếng khoan Tiền Hải – Thái Bình đã phát hiện mỏ khí có trữ lượng 1,3 tỉ m3. Đây là giếng khai trương dòng khí công nghiệp đầu tiên ở nước ta. Tuy trữ lượng không lớn nhưng từ năm 1981 việc khai thác khí đốt và condensat (khí ngưng tụ) đã phục vụ đắc lực việc chạy tổ máy tuabin khí phát điện phục vụ công nghiệp, nông nghiệp tỉnh Thái Bình.

Giếng khoan 61 Tiền Hải là giếng đầu tiên khai thác dòng khí từ bể Sông Hồng. Dù mai sau có phát hiện thêm các mỏ dầu khí ở bề trầm tích Sông Hồng và lưu lượng khai thác từ các giếng lớn bao nhiêu chăng nữa thì dân ta vẫn không quên giếng 61 Tiền Hải.

 

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tư liệu dạy và học Địa lí 8 phần Địa lí tự nhiên Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thạch, vòm hang rộng, không gian trong hang huyền ảo. Vô vàn những nhũ đá mang dáng vẻ của Đức mẹ Maria, các thiên thần bay l-ợn, hình những cây thánh giá, những bầy s- tử, cá sấu, và đặc biệt có 2 cột nhũ đá rủ dài từ trên trần hang xuống tận đáy nước. Hang Bi Kí dài khoảng 130m và rộng như một hội trường lớn, phía dưới là một lớp cát mịn làm nền, có lẽ vì vậy mà hang Bi Kí còn có tên là hang Hội Trường. Rời hang Bi Kí, du khách sẽ sang hang Tiên và hang Cung Đình cùng những cột nhũ đá cao trên 200m được thiên nhiên tạo nên. Đây cũng là hai hang tiêu biểu của động Phong Nha có hệ thống nhũ đá huyền ảo và kì vĩ cùng hàng ngàn những kiệt tác được hình thành bởi tạo hoá, với vô số những hình ảnh kì lạ và hấp dẫn. Trong hang Tiên, thiên nhiên đã tạo trên vách đá hình dáng những nàng tiên với mái tóc dài, màu vàng óng ả. Hang Cung Đình có nhũ đá giống ngai vàng, được thiên nhiên “chạm trổ” cực kì tinh xảo... Nếu gõ nhẹ vào chuỗi thạch nhũ giống hình phím đàn thì người ta tưởng như đang thưởng thức âm điệu của tiếng đàn tơ- rưng trầm bổng âm vang. Tháng 4/1997, một cuộc hội thảo khoa học về di tích danh thắng Phong Nha - Xuân Sơn được tổ chức tại Quảng Bình. Tổ chức BCRA chính thức công nhận Động Phong Nha là một trong 3 hang nước tiêu biểu trên thế giới và là hang động duy nhất ở Việt Nam đạt 7 tiêu chuẩn : Hang có dòng sông ngầm dài nhất (13.969m) ; có cửa hang cao và rộng nhất ; có bãi cát và bãi đá ngầm đẹp nhất ; có hang khô rộng và đẹp nhất ; có hồ nước ngầm đẹp nhất ; có hệ thống thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất ; hang dài nhất. Phong Nha - Kẻ Bàng còn lưu giữ nhiều dấu tích khảo cổ và di tích lịch sử quí giá. Đó là những chữ tượng hình cổ của người Chăm, di tích căn cứ kháng chiến chống Pháp của Vua Hàm Nghi cuối thế kỉ 19 tại núi Ma Rai ; những địa danh như bến phà Xuân Sơn, Đường mòn Hồ Chí Minh, đường 20 Quyết thắng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ý thức được vị thế của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, nhất là vẻ đẹp hấp dẫn của động Phong Nha, tỉnh Quảng Bình đã đầu tư xây dựng hơn 50km đường nhựa từ quốc lộ 1A đến bến Xuân Sơn. Thiết kế và lắp đặt hệ thống chiếu sáng trong hang động, mở dường lên động Tiên Sơn (động Phong Nha khô) và hệ thống nhà hàng, khách sạn để thu hút khách du lịch. Tỉnh cũng đã triển khai thêm một số dự án lớn đầu tư cho Khu du lịch Phong Nha như Công trình cáp treo với tổng vốn đầu tư - 25 tỉ đồng ; xây dựng khu dịch vụ với kinh phí 10 tỉ đồng ; đầu tư 800 triệu đồng đóng mới 2 tàu để đưa khách tham quan động. Mở tuyến du lịch sinh thái lên động Tối, thác Trộ Mộng, eo Gió, khu Nước Mọc, Xây dựng vùng rừng lâm viên... Đồng thời, tỉnh đã giúp đỡ nhân dân trong vùng tham gia các hoạt động kinh tế, dịch vụ, bảo vệ môi sinh, môi trường và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Để phát triển du lịch bền vững, khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng cần phải duy trì khả năng thu hút và tăng tính tính hấp dẫn đối với du khách bên cạnh các biện pháp nghiêm ngặt để bảo tồn môi trường thiên nhiên, tài nguyên du lịch chủ yếu ở Phong Nha - Kẻ Bàng. Đồng thời, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa môi trường với các yếu tố văn hoá - xã hội, kinh tế. III. Truông nhà hồ – Dải cồn cát ven biển rộng lớn nhất nước ta Nhân dân miền Trung thường gọi truông là những bãi đất cằn cỗi hoặc là những cồn cát ở ven biển. Truông Nhà Hồ là vùng cồn cát lớn nhất nước ta, nằm ở phía bắc huyện Vĩnh Linh thuộc tỉnh Quảng Bình. Vào thời các chúa Nguyễn, truông Nhà Hồ là nơi ẩn náu của bọn cướp đường, nhũng nhiễu nhân dân. Ai có việc phải qua lại truông Nhà Hồ đều rất sợ chúng. Nhiều sử gia cũ nước ta đã ghi chép về đặc điểm vùng này : Giữa thế kỉ XVIII, Lê Quí Đôn – nhà bác học nước ta thời đó có ghi chép : “... đường đi một ngày rưỡi, động cát liên tục, sắc trắng óng ánh, trùng điệp mấy tầng như hình thành quách... Giữa đường cát trắng, ao lớn rườm rà lá chẳng lạ sao.” Khoảng 100 năm sau, Quốc sử quán dưới thời Minh Mạng cũng đã ghi chép về truông Nhà Hồ như sau : “... ở phía bắc Vĩnh Linh, rừng dài 3 dặm. Tương truyền ngày trước rừng cây rậm rạp có nhiều côn đồ tụ tập, cướp bóc người đi đường, vua Hiển Tông hoàng đế sai nội tán Nguyễn Khoa Đăng kinh lí đất này. Khoa Đăng bèn sai người chém chặt cây rằng, lùng bắt côn đồ, do đấy trộm cắp im hơi, buôn bán đi lại được tiện lợi, người ta đều ca tụng.” Đó là chuyện xưa, còn như ngày này, cái tiên truông Nhà Hồ và cảnh vật thiên nhiên đã đi vào lịch sử. Đại danh truông Nhà Hồ đã thực sự xa lạ và bị lãng quên không những đối với chúng ta và ngay cả đối với người dân Quảng Bình. Vào thời Lê Quí Đôn, các cồn cát ở phía bắc huyện Vĩnh Linh đã “trùng điệp mấy tầng như hình thành quách” thì ngày nay chắc chắn còn vĩ đại hơn, ngút ngàn hơn xưa. Các cồn cát ở đây cao tới 40m so với mặt biển. Các bãi cát ở Vĩnh Linh lại thường rất rộng. Các nhà địa lí nước ta đều cho rằng Vĩnh Linh là nói có những cồn cát, bãi cát có qui mô lớn nhất dọc theo duyên hải nước ta. Sở dĩ như vậy vì bờ biển Vĩnh Linh vừa thấp, lại vừa bằng phẳng, không có núi, đồi che chắn nên cát tha hồ di chuyển vào sâu trong đất liền. Mặt khác vào mùa đông, gió mùa đông bắc lại thổi thẳng góc với bờ biển, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành các b•i cát và cồn cát phát triển với qui mô lớn. Ta hãy quan sát sự hình thành chúng. Khi có gió biển thổi vào, cát bay là là mặt đất. Gặp phải một bụi cây, tảng đá, mô đất, cát tụ thành đống nhỏ. Nhiều đống nhỏ nối hợp với nhau tạo thành những đống lớn rồi phát triển thành các cồn cát. Cứ như vậy, ngày, đêm, gió thổi liên tục làm cho cát bay đi chuyển sâu vào đất liền, lấp cả ruộng vườn nhà cửa. Vì vậy phải trồng rừng cây phi lao để ngăn cản nạn cát bay. IV. Tam giang – Đầm phá lớn nhất nước ta Từ đầu thế kỉ 19, người dân Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế đã lưu truyền câu ca : Thương anh em cũng muốn vô Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang Xưa kia người ta sợ phá (đầm) Tam Giang vì phá đầm này thuộc loại rộng lớn nhất nước ta, có chiều dài tới 70km, chiều rộng có nơi tới 20km, và nằm dọc theo duyên hải tỉnh Thừa Thiên Huế. Phá được ngăn cách với Biển Đông bởi những trảng cát cao ngút ngàn. Phá rộng lớn như vậy nên việc đi lại trên phá rất nguy hiểm vì mỗi khi gặp gió to, sóng cả, thuyền dễ bị lật chìm. Gọi là phá Tam Giang vì phá này có ba con sông đổ vào : sông Hương, sông Ô Lâu và sông Bồ. Vào mùa mưa lũ, lũ sông tràn về, phá Tam Giang đầy ắp nước và sau đó thoát ra biển bằng 2 cửa Thuận An và Tư Hiền. Vào mùa khô, nước phá cạn, triều lên đem mặn vào phá và ngược theo các sông, đi sâu vào đất liền. ở sông Hương, nước mặn xâm nhập tới địa phận Thiên Mụ. Theo qui luật tự nhiên thì những đầm phá dù lớn đến mấy cũng mau chóng bị các sông mang phù sa tới lấp đầy. Tuy nhiên vì sông Hương và sông Bồ, sông Ô Lâu là những con sông nhỏ, lượng phù sa ít, nên quá trình bồi lấp phá Tam Giang xảy ra rất chậm. Song nếu so với đầu thế kỉ 19 thì phá Tam Giang ngày nay đã bị lấp hẹp và nông đi rất nhiều, không còn sóng dữ, khách qua lại an toàn hơn hẳn xưa. Phá Tam Giang có mặt n-ớc rộng tới 21.600ha, trong đó 1600ha là bãi triều (1). Trên mặt phá mênh mông sóng nước, có tới 10 vạn người sinh sống. Coi thuyền là nhà ở, cư dân Tam Giang sinh ra trên mặt nước, lớn lên trong những chiếc thuyền, lấy vợ, lấy chồng, sinh con đẻ cái và ngay cả hội hè cũng tổ chức trên mặt phá. Cả đời họ sống trên thuyền, đến lúc chết họ nằm dưới mộ, đắp đất theo hình thuyền. Thuyền của cộng đồng người sống trên phá Tam Giang cũng có nhiều loại, phản ánh sự giàu có hoặc nghèo nàn của chủ thuyền. Những người giàu đóng thuyền to, trang bị máy móc hiện đại nên có thể đi đánh bắt ngoài khơi xa, dài ngày. Song đại bộ phận ngư dân có thuyền nhỏ, chỉ đánh bắt ở trong phá. Tài nguyên thuỷ sản của phá Tam Giang rất phong phú. Tôm cua có tới 21 loài có giá trị, cá có 162 loài, trong đó 22 loài có khả năng khai thác với sản lượng cao. Ngoài ra còn rau câu, mỗi năm xuất khẩu được 4.000 tấn. Ở Tam Giang, người dân khai thác thuỷ sản 24/24 giờ trong ngày. Ban đêm ngư dân soi đèn bắt cá, đèn giăng trên mặt nước tựa như một bầu trời đầy sao. Sáng còn chưa nhìn rõ mặt người, mặt phá đã rộn ràng nhịp gõ mạn thuyền, đuổi cá vào lưới. Tại cửa sông và các cửa phá, nơi thuỷ triều lên xuống, cũng là nơi các luồng cá di chuyển ngược xuôi theo dòng nước, ngư dân giăng ra đủ các loại phương tiện để bắt cá. (1) Bãi triều là bãi bị ngập nước khi có thuỷ triều Bài 43 MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ I. Chim yến Khánh Hoà Sử sách có ghi lại những bữa tiệc mà nhà vua chiêu đãi các quan trong triều. Đó là những bữa tiệc sang, nấu bằng tổ yến. Tổ yến được làm nên từ chất liệu một tuyến dịch đặc biệt do chính con chim yến thải ra. Có người nói nôm na : tổ yến làm từ dãi con chim yến. Hiện nay trên thị trường quốc tế, tổ yến là một đặc sản cao cấp. Một tổ yến sào có màu đỏ (yến huyết) giá 25 đô la Mĩ, tổ màu hồng từ 20 - 22 đô la, tổ màu trắng 15 - 17 đô la. Có lẽ trong chúng ta còn rất nhiều người chưa hề nhìn thấy con chim yến và tổ yến. Chim yến nhỏ bé, nhỏ hơn cả chim sâu, trông tựa như con chim én. Chim thường làm tổ trên vách đá cheo leo ở các đảo ngoài khơi. Một năm, chim làm tổ hai lần vào tháng 3 và tháng 8 âm lịch. Chim tiết ra từ mỏ một chất dịch kéo dài thành sợi và chim cứ dùng mỏ kéo đi kéo lại đan vào nhau để thành tổ có dạng như tai người và vì vậy, tổ yến còn có tên là tai yến. Tai yến có trọng lượng 20 gam, trong khi đó con chim yến chỉ nặng có 10 gam. Chim yến nhỏ như vậy nhưng nó có thể bay suốt ngày trên mặt biển mà không cần 1 phút nghỉ ngơi. Có lẽ chim yến chỉ nghỉ khi chúng về tổ để ngủ qua đêm và lạ thay, có những vách đá chi chít hàng vạn tổ yến nhưng không bao giờ chúng về nhầm tổ. Ngay cả trứng của nó cũng vậy. Người ta chuyển trứng từ tổ nọ sang tổ kia, đánh dấu cẩn thận và ngày hôm sau lại thấy chúng trở về đúng tổ của nó. Vách đá dù dốc đến đâu, các mỏm núi dù chênh vênh thế nào, cũng có yến làm tổ, vì nước dãi yến dính chặt vào vách đá, không dời được. Làm nghề bóc tổ yến phải là người trèo núi thiện nghệ và rất dũng cảm. Nguyễn Châu Giang

File đính kèm:

  • docTu lieu day va hoc Dia ly 8 Phan Dia li tu nhienVN.doc