Trái Đất của chúng ta đang lên cơn sốt

Trái đất cũng như cơ thể con người phải luôn duy trì nhiệt độ cơ thể ở trạng thái ổn định. Nhiệt độ cơ thể chúng ta thường là 37oC , chỉ cần tăng thêm 10C thôi các em sẽ cảm thấy rất khó chịu, nếu tăng cao nữa sẽ gây ra hiện tượng sốt cao và ốm. Trái Đất cũng sẽ “ốm” nếu nhiệt độ không ngừng tăng lên.

Trong thời gian qua trái đất đang ấm dần lên, thực tế đó được các nhà khoa học, cũng như nhân loại thừa nhận.

Vậy, vì sao khí hậu Trái Đất lại nóng lên? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta sẽ lần lượt giải đáp những thắc mắc sau đây:

 

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trái Đất của chúng ta đang lên cơn sốt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự kiện quốc tế hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên khuyên các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 8h30 đến 9h30 tối (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba hàng năm (năm 2009 là 28 tháng 3). Bắt đầu từ năm 2007 ở Sydney, số người tham gia chỉ có 2 triệu người. Nhờ các phương tiện truyền thông, số người năm 2008 là 50 triệu và năm 2009 là hơn 1 tỷ người. Hình 21: giờ Trái Đất Mục đích của sự kiện này nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng và vì vậy làm giảm lượng khí thải điôxít cacbon, một khí gây ra hiệu ứng nhà kính. Việc này cũng giúp làm giảm ô nhiễm ánh đèn, Ngày 5 tháng 2 năm 2008, Việt Nam tuyên bố tham gia vào hành trình tiết kiệm điện Giờ Trái Đất. Ngày 25 tháng 3, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thông qua quyết định tiến hành giờ Trái Đất vào ngày 28 tháng 3, từ 8:30-9:3. Hưởng ứng cùng với thành phố Hà Nội còn có Thành phố Hồ Chí Minh, Hội An và Huế Thành phố Hồ Chí Minh cho tắt điện nhiều địa điểm nổi tiếng ở trung tâm. Vì sao đi bộ, đi bằng xe đạp, đi xe buýt tới trường học công sở… là đã góp phần chống biến đổi khí hậu? Hằng ngày, thay cho đi bằng xe gắn máy, ôtô đến trường học nơi làm việc chúng ta có thể đi bộ, đi xe đạp, hay xe buýt… Như vây, chúng ta đã tham gia vào hình thức “giao thông xanh”. Giao thông xanh là các phương tiện giao thông hạn chế thải khí CO2 và các loại khí độc hại khác ra môi trường. Các phương tiện dùng sức người ( đi bộ, đi xe đạp) sức kéo của động vật, các phương tiện sử dụng năng lượng tái tạo: năng lượng Mặt Trời, sức gió… là giao thông xanh vì chúng không thải hoặc thải ít CO2 ra môi trường. Xe buýt tuy dùng nguyên liệu xăng dầu là chủ yếu nhưng vì lượng khí thải trên đầu người tháp hơn so với các phương tiện khác nên cũng được gọi là phương tiện giao thông xanh. Nếu vì lý do công việc bạn vẫn phải sử dụng xe gắn máy thì hãy dùng một cách hiệu quả, tiết kiệm xăng bằng cách tắt máy ngay khi dừng xe, không nên sắm các loại xe tốn nhiên liệu như xe tay ga, sử dụng xăng sinh học. Hình 22: Giao thông xanh Chính vì những lí do trên mà ngày 16/5 hàng năm được chọn là ngày giao thông xanh ở Hà Nội. Mục đích là nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về nguy cơ gây biến đổi khí hậu của các phương tiện giao thông chúng ta đang sử dụng. Vì sao phải tiết kiệm điện? Chúng ta thường có những thói quen rất không tốt cho chính bản thân chúng ta và cho môi trường, vô tình đã biến mình trở thành “ thủ phạm” gián tiếp gây biến đổi khí hậu. Không tắt đèn trước khi ra khỏi phòng học Ngủ gật trong khi học và để đèn bàn sáng suốt đêm Không tắt nguồn máy tính khi thôi sử dụng Mở tủ lạnh quá lâu Dùng điều hoà nhiệt độ dưới 250C Xả nước quá mức cần thiết Vừa đắp chăn vừa bật quạt khi ngủ… Hình 23: Hãy tiết kiện điện Tất cả những hành động trên đưa đến cùng một hệ quả là điện năng đã bị sử dụng một cách phung phí. Ai cũng biết một phần điện năng được sản xuất từ nguyên liệu hoá thạch, sinh ra một lượng CO2 rất lớn. Sử dụng điện thiếu tiết kiệm sẽ tăng mức tiêu thụ điện năng, các nhà máy điện phải tăng sản lượng đồng nghĩa với tăng lượng phát thải CO2 vào khí quyển. Riêng khoản chiếu sáng trên thế giới cũng chiếm khoảng 10% nhu cầu điện toàn cầu và tương ứng phát thải 1,9 tỷ tấn CO2 mỗi năm, bằng 70% tổng lượng phát thải CO2. Nếu thay thế nguồn chiếu sáng bằng sợi đốt volfram bằng đèn compact thì có thể giảm tổng năng lượng cho chiếu sáng 38%. Đã đến lúc phải thay đổi thói quen của mình vì một Trái Đất bền vững. Vì sao nên hưởng ứng cuộc vận động: người Việt Nam dùng hàng Việt Nam? Tại sao chúng ta thích ăn Nho Mĩ và táo NewZealand, xoài Thái… trong khi đất nước ta bốn mùa đều có trái cây thơm ngon, không có chất bảo quản? Tại sao chúng ta vẫn thường thích diện những bộ quần áo, những đôi giầy ngoại đắt tiền trong khi Việt Nam là một trong những nước có ngành dệt may, da giày thuộc vào loại phát triển của thế giới? Có thể nhiều lý do,nhưng tất cả những thói quen tiêu dùng trên đều không có lợi cho môi trường. Việc vận chuyển hàng hoá giữa các nước tạo ra một lượng khí CO2 khổng lồ vì đó rõ ràng là một sự lãng phí tài nguyên rất lớn. Như vậy, tiêu dùng hàng Việt Nam chất lượng cao là đã góp phần chống lại biến đổi khí hậu. Vì sao nói cây mía là “ Vệ sĩ của môi trường” chống biến đổi khí hậu? Hình 24: cánh đồng mía Mía là giống cây họ lúa, ngoài bộ rễ hấp thụ các khoáng chất trong đất, chủ yếu là hút CO2 của khí quyển, nó có thể hấp thu CO2 nồng độ cao. Lượng khí CO2 trong điều kiện không khí bình thường chỉ có khoảng 300ppm. Nhưng sức hấp thu khí CO2 của mía mạnh, tỷ lệ sử dụng tương đối cao dù cho nồng độ CO2 xung quanh chỉ có 5ppm-10ppm nó vẫn hấp thụ được. Còn lúa nước nếu nồng độ CO2 ở xung quanh bé hơn 50ppm thì không có cách nào hấp thụ được. Vào cao điểm của mùa hạ cây mía có thể “ngốn” cả khí CO2 có nồng độ hàng mấy nghìn ppm. Do vì lượng hút vào lớn, cây mía có thể hấp thu được khí CO2 do mình đưa vào mà còn hút được một lượng CO2 thoả mãn nhu cầu của mình, khi sản xuất còn thức ăn nó có thể nhả ra một lượng oxy khá lớn. Ngoài mía thì các loại cây nguyên liệu sinh học như ngô, đậu tương, lúa mì.. cũng có tác dụng hút CO2 trong tự nhiên. Nếu không có cây cối, con người sẽ chết vì ngạt do hít phải khí CO2. Hàm lượng ban đầu của oxy là 0,05 lại có thể tăng lên 21%. Quả đất không thể trở thành hành tinh có sức sống mãnh liệt như vậy được. Qua đây ta thấy mía cũng như các loại cây khác không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm quý giá mà còn là vệ sỹ đấu tranh chống biến đổi khí hậu. Làm thế nào để sử dụng đại dương làm giảm hiệu ứng nhà kính. Cách đây không lâu các nhà khoa học đã phát hiện đại dương có thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề hiệu ứng nhà kính. Đó là điều gì vậy? Thực ra nguyên nhân chủ yếu của hiệu ứng nhà kính là do lượng khí CO2 ở trên Trái Đất tăng lên quá mạnh. Gải dụ nếu ta giảm được hàm lượng khí CO2 thì sẽ giảm được hiệu ứng nhà kính. Nhưng làm thế nào để giảm được lượng CO2 đó là vấn đề khiến người ta nhức đầu. Nếu như, đem xả khí CO2 xuống đại dương nơi có các loài tảo sống, qua tác dụng quang hợp của tảo để hấp thụ CO2 sẽ đạt mục đích giảm lượng khí thải CO2. Thí nghiệm đã chứng minh các loài tảo thực đã hấp thụ được khí CO2. Cùng với sự khai thác và phát triển ngành hải dương, con người lại phát hiện thêm những mặt kỳ diệu của biển cả ở độ sâu 600m của đại dương, có khí CO2 được tiềm dấu ở đấy. Ở độ sâu này áp suất nước rất lớn, có thể biến khí CO2 thành chất lỏng còn nặng hơn cả nước, rất dễ lắng xuống đáy biển. Ở những vùng biển sâu nhiệt độ thấp hơn 100C trên bề mặt của dung dịch CO2 còn xuất hiện một váng mỏng vó thể ngăn ngừa CO2 phát tán ra xung quanh. Dựa vào sự phát hiện đó, các nhà khoa học của sở nghiên cứu điện lực Nhật Bản đã quyết định cho chất CO2 đi thẳng xuống biển sâu, sử dụng nước biển để phong toả chúng lại. Họ đánh giá những khí CO2 đó muốn trở lại Trái Đất phải mất 1000 năm. Đến lúc đó con người có đủ thời gian giải quyết vần đề nhức đầu hiện nay “ hiệu ứng nhà kính”. Vì sao phải thu gom giấy loại? Hình 25: Học sinh thu gom giấy loại Giấy có thể phân loại thành giấy nguyên gốc và giấy tái sinh. Nguyên liệu để sản xuất giấy nguyên gốc là các loại gỗ, tre, vầu…Do sản xuất giấy mà mỗi năm trên thế giới đã sử dụng một lượng gỗ kinh người. Giấy tái sinh dùng giấy loại làm nguyên liệu. Theo thống kê, thu hồi 1000kg giấy loại có thể sản xuất được 800kg giấy tái sinh, tiết kiệm được 4 m3 gỗ, tương đương với việc bảo vệ được 17 cây gỗ lớn. Một thành phố lớn nếu thu hồi được toàn bộ giấy loại hàng vạn tấn trong một năm là đã bảo vệ được hàng chục vạn cây gỗ lớn. Điều này không chỉ có tiết kiệm được nguyên liệu làm giấy, càng quan trọng hơn là gián tiếp bảo vệ được tài nguyên rừng, bảo vệ được môi trường sinh thái trên toàn thế giới, chống lại biến đổi khí hậu. Ngoài ra dùng giấy loại làm nguyên liệu sản xuất giấy tái sinh có thể tiết kiệm được nguồn điện, nước, nhiên liệu từ đó tiết kiệm năng lượng và hạn chế phát thải CO2. Hiện nay, việc thu hồi giấy loại trên thế giới rất được coi trọng. Ví dụ như ở Nhật Bản, lượng giấy loại thu hồi hàng năm đạt 50%, Đức 83%. Còn Mỹ là nước thu hồi và xuất khẩu giấy loại lớn nhất thế giới. Ở nước ta, thu gom và tái sinh giấy loại giải quyết việc làm và đem lại nguồn thu đáng kể cho một dân cư lao động. Họ đã góp phần rất lớn trong việc bảo vệ môi trường chống lại biến đổ khí hậu. Ở các trường học, học sinh tích cực tham gia vào những kế hoạch như đóng góp giấy loại, sách báo cũ bán lấy tiền để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Quả thật là một công việc vô cùng ý nghĩa. Vì sao phải phân loại rác? Rác thải có rất nhiều nguồn gốc nhưng có thể phân chia làm hai loại: rác vô cơ và rác hữu cơ. Phân loại rác trước khi xử lý có ý nghĩa nhiều mặt đối với môi trường. Rác hữu cơ là một trong những nguồn phát thải CO2 rất đáng kể, tuy nhiên nếu được phân loại kỹ không những có thể sản xuất thành phân bón phục vụ nông nghiệp va chống biến đổi khí hậu. Các loại rác vô cơ như túi nilon, nhựa, thuỷ tinh… phát tán bữa bãi trong môi trường là nguồn gây ô nhiễm hết sức nghiêm trọng, bởi quá trình phân huỷ chúng phải mất hàng nghìn thậm chí hàng chục nghìn năm. Thu gom rồi tái chế thành nguyên liệu mới vừa đem lại lợi ích kinh tế vừa bảo vệ môi trường. Ở các thành phố lớn, trong từng gia đình, những nơi công cộng thường trang bị hai thùng đựng rác mục đích là phân loại rác từ nguồn. Hình 26: Quy trình phân loại rác Vì sao nên tắt nguồn ti vi thay vì để chế độ chờ Không chỉ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp giao thông mới gây biến đổi khí hậu mà ngay như việc xem tivi cũng thải khí CO2 vào khí quyển. Theo một vài nghiên cứu, những chuyến du lịch bằng xe hơi hay các hoạt động giải trí, tập thể dục, xem tivi, hoặc truyền hình trực tiếp đều cần đến bật đèn pha - chiếm tới 1/5 lượng khí thải cacbon của toàn cầu. Trong thời đại CNTT mọi người không thể không xem TV nhưng có thể giảm lượng khí thải gián tiếp bằng cách tắt tivi thay vì để chế độ chờ.

File đính kèm:

  • docBien doi khi hau la gi.doc
Giáo án liên quan