Trắc nghiệm tổng hợp lí thuyết nâng cao - Nguyễn Thị Mỹ Diệu

Câu 1. Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật, người ta không dựa vào

 A. bằng chứng sinh học phân tử B. bằng chứng phôi sinh học

 C. cơ quan tương tự D. cơ quan tương đồng

Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với mã di truyền?

 A. mã di truyền mang tính thoái hoá, nghĩa là một loại axit amin được mã hoá bởi 2 hay nhiều bộ ba.

 B. mã di truyền là mã bộ ba, nghĩa là cứ 3 nucleotit kế tiếp nhau quy định 1 axit amin.

 C. mã di truyền mang tính riêng biệt, mỗi loài sinh vật đều mang một bộ mã di truyền riêng.

 D. mã di truyền được đọc từ một điểm xác định và liên tục theo từng cụm 3 nucleotit không gối lên nhau.

Câu 3. Ở biển, cá khoang cổ và hải quỳ sống với nhau. Trong đó, cá được hải quỳ bảo vệ khỏi kẻ thù, hải quỳ được cá dọn dẹp những cặn bẩn và cung cấp thức ăn. Hiện tượng trên mô tả về mối quan hệ

 A. quan hệ hội sinh. B. Quan hệ hợp tác.

 C. quan hệ cộng sinh. D. quan hệ cạnh tranh khác loài.

Câu 4. Hiện tượng khống chế sinh học đã

 A. làm mất cân bằng trong quần xã.

 B. làm cho một loài bị tiêu diệt.

 C. đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã.

 D. làm cho quần xã chậm phát triển.

Câu 5. Điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm bàn về tần số hoán vị gen:

 A. bằng tổng tần số giao tử có hoán vị gen;

 B. tần số hoán vị gen không vượt quá 50%;

 C. tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen;

 D. được sử dụng để thiết lập bản đồ gen.

 Câu 6. Đặc điểm nổi bật ở đại Cổ Sinh là:

 A. sự phát triển của cây hạt trần và bò sát.

 B. sự chuyển đời sống từ nước lên cạn của nhiều loài thực vật và động vật.

 C. sự phát triển của cây hạt kín, chim và thú.

 D. sự phát triển của cây hạt kín và sâu bọ.

 

docx16 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm tổng hợp lí thuyết nâng cao - Nguyễn Thị Mỹ Diệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đây luôn biểu hiện kiểu hình kể cả khi ở trạng thái dị hợp là A. gen qui định bệnh bạch tạng. B. gen qui định bệnh mù màu. C. gen qui định máu khó đông. D. gen qui định bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm. Câu 145: Hiện tượng làm cho vị trí gen trên nhiễm sắc thể có thể thay đổi là A. nhân đôi nhiễm sắc thể. B. phân li nhiễm sắc thể. C. co xoắn nhiễm sắc thể. D. trao đổi chéo nhiễm sắc thể. Câu 146: Thể mắt dẹt ở ruồi giấm là do A. lặp đoạn trên nhiễm sắc thể thường. B. chuyển đoạn trên nhiễm sắc thể thường. C. lặp đoạn trên nhiễm sắc thể giới tính. D. chuyển đoạn trên nhiễm sắc thể giới tính. Câu 147: Điểm có ở đột biến nhiễm sắc thể và không có ở đột biến gen là A. biến đổi vật chất di truyền trong nhân tế bào. B. phát sinh mang tính chất riêng lẻ và không xác định. C. di truyền được qua con đường sinh sản hữu tính. D. luôn biểu hiện kiểu hình ở cơ thể mang đột biến. Câu 148: Hiện tượng nào sau đây của nhiễm sắc thể chỉ xảy ra trong giảm phân và không xảy ra ở nguyên phân? A. Nhân đôi. B. Co xoắn. C. Tháo xoắn. D. Tiếp hợp và trao đổi chéo. Câu 149: Thể lệch bội có điểm giống với thể đa bội là A. thường chỉ tìm thấy ở thực vật. B. đều không có khả năng sinh sản hữu tính. C. hình thành từ cơ chế rối loạn sự phân li nhiễm sắc thể trong phân bào. D. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của n và lớn hơn 2n. Câu 150: Phép lai thuận nghịch là A. phép lai theo hai hướng, hướng này lấy dạng thứ nhất làm bố, thì hướng kia lấy chính dạng đó làm mẹ. B. phép lai trở lại của con lai có kiểu hình trội với cá thể có kiểu hình lặn để xác định kiểu gen của cá thể trội. C. phép lai trở lại của con lai có kiểu hình lặn với cá thể có kiểu hình trội để xác định kiểu gen của cá thể trội. D. phép lai giữa các cá thể F1 với nhau để xác định sự phân li của các tính trạng. Câu 151: Các tính trạng di truyền có phụ thuộc vào nhau xuất hiện ở A. định luật phân li độc lập. B. qui luật liên kết gen và qui luật phân tính. C. qui luật liên kết gen và qui luật phân li độc lập. D. qui luật hoán vị gen và qui luật liên kết gen. Câu 152: Câu có nội dung đúng sau đây là A. các đoạn mang gen trong 2 nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không tương đồng với nhau. B. trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen qui định tính đực hoặc tính cái, còn có các gen qui định các tính trạng thường. C. ở động vật đơn tính, giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. D. ở các loài thực vật đơn tính, giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY còn giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX. Câu 152: Cơ sở giải thích cho tỉ lệ phân hoá đực : cái xấp xỉ nhau ở mỗi loài là do A. tỉ lệ sống sót của hợp tử giới đực và hợp tử giới cái ngang nhau. B. số lượng cặp giới tính XX và cặp giới tính XY trong tế bào bằng nhau. C. một giới tạo một loại giao tử, giới còn lại tạo 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau. D. khả năng thụ tinh của giao tử đực và giao tử cái ngang nhau. Câu 153: Điểm có ở ADN ngoài nhân mà không có ở ADN trong nhân là A. được chứa trong nhiễm sắc thể. B. có số lượng lớn trong tế bào. C. hoạt động độc lập với nhiễm sắc thể. D. không bị đột biến. Câu 154: Có thể phát hiện gen trên nhiễm sắc thể thường, gen trên nhiễm sắc thể giới tính và gen trong tế bào chất bằng phép lai nào sau đây? A. Lai thuận nghịch. B. Lai phân tích. C. Tự thụ phấn ở thực vật. D. Giao phối cận huyết ở động vật. Câu 155: Loại biến dị chỉ di truyền qua sinh sản sinh dưỡng và không di truyền qua sinh sản hữu tính là A. thường biến và biến dị tổ hợp. B. đột biến xôma và thường biến. C. đột biến xôma và biến dị tổ hợp. D. thường biến và đột biến gen Câu 156: Trong chọn giống, việc tạo nguồn biến dị bằng phương pháp lai hữu tính khác với phương pháp gây đột biến nhân tạo là A. chỉ áp dụng có kết quả trên đối tượng vật nuôi mà không có kết quả trên cây trồng. B. áp dụng được cả ở đối tượng vật nuôi và cây trồng nhưng kết quả thu được rất hạn chế. C. chỉ tạo được nguồn biến dị tổ hợp chứ không tạo ra nguồn đột biến. D. cho kết quả nhanh hơn phương pháp gây đột biến. Câu 157: Mục đích chủ yếu của việc gây đột biến nhân tạo ở vật nuôi và cây trồng là A. tạo nguồn biến dị cho công tác chọn giống. B. làm tăng khả năng sinh sản của cơ thể. C. thúc đẩy tăng trọng ở vật nuôi và cây trồng sau khi đã được xử lý gây đột biến. D. làm tăng sức chống chịu của vật nuôi và cây trồng. Câu 158: Dạng sinh vật được xem như “nhà máy” sản xuất các sản phẩm sinh học từ công nghệ gen là A. thể thực khuẩn. B. vi khuẩn. C. nấm men. D. xạ khuẩn. Câu 159: Trong kỹ thuật chuyển gen, sau khi đưa phân tử ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận (thường là vi khuẩn); hoạt động của ADN tái tổ hợp là A. đến kết hợp với nhiễm sắc thể của tế bào nhận. B. đến kết hợp với plasmit của tế bào nhận. C. tự nhân đôi cùng với quá trình sinh sản phân đôi của tế bào nhận. D. cả 3 hoạt động nói trên. Câu 160: Kết quả được xem là quan trọng nhất của việc ứng dụng kĩ thuật chuyển gen là A. điều chỉnh sửa chữa gen, tạo ra ADN và nhiễm sắc thể mới từ sự kết hợp các nguồn gen khác nhau. B. tạo ra nhiều đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể thông qua tác động bằng các tác nhân lí, hoá học phù hợp. C. tạo ra nhiều biến dị tổ hợp thông qua các quá trình lai giống ở vật nuôi hoặc cây trồng để ứng dụng vào công tác tạo ra giống mới. D. giải thích được nguồn gốc của các vật nuôi và cây trồng thông qua phân tích cấu trúc của axit nuclêôtit. Câu 161: Các bệnh di truyền ở người phát sinh do cùng một dạng đột biến là A. mù màu và máu khó đông. B. bệnh Đao và hồng cầu lưỡi liềm. C. bạch tạng và ung thư máu. D. ung thư máu và máu khó đông. Câu 162: Ở người, có các kiểu gen qui định nhóm máu sau đây: - IAIA, IAIO qui định máu A. - IBIB, IBIO qui định máu B. - IAIB qui định máu AB. - IOIO qui định máu O. Có 2 anh em sinh đôi cùng trứng, người anh cưới vợ máu A sinh đứa con máu B, người em cưới vợ máu B sinh đứa con máu A. Kiểu gen, kiểu hình của 2 anh em sinh đôi nói trên là A. IAIB (máu AB). A. IAIA hoặcIAIO (máu A). C. IBIB hoặc IBIO(máu B). D. IOIO (máu O). Câu 163: Ở người, trên nhiễm sắc thể thường, gen A qui định thuận tay phải, gen a qui định thuận tay trái. Trên nhiễm sắc thể giới tính X, gen M qui định nhìn màu bình thường và gen m qui định mù màu. Đứa con nào sau đây không thể được sinh ra từ cặp bố mẹ AaXMXm x aaXMY? A. Con trai thuận tay phải, mù màu. B. Con gái thuận tay trái, nhìn màu bình thường. C. Con gái thuận tay phải, mù màu. D. Con trai thuận tay trái, nhìn màu bình thường. Câu 164: Việc ứng dụng di truyền học vào lĩnh vực y học đã giúp con người thu được kết quả nào sau đây? A. Chữa trị được mọi dị tật do rối loạn di truyền. B. Hiểu được nguyên nhân, chẩn đoán, đề phòng và phần nào chữa trị được một số bệnh di truyền trên người. C. Ngăn chặn được các tác nhân đột biến của môi trường tác động lên con người. D. Giải thích và chữa được các bệnh tật di truyền. Câu 165: Hai cơ quan tương đồng là A. gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan. B. mang của loài cá và mang của các loài tôm. C. chân của loài chuột chũi và chân của loài dế nhũi. D. gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng. Câu 166: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay. B. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau. C. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự. D. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng. Câu 167: Giống nhau giữa các qui luật di truyền của Menđen là A. đều được phát hiện dựa trên cơ sở các gen phân li độc lập. B. kiểu tác động giữa các alen thuộc cùng một gen. C. nếu bố mẹ thuần chủng về n cặp gen tương phản thì con lai F1 đều có tỉ lệ kiểu hình là triển khai của biểu thức (3 + 1)n. D. khi F1 là thể dị hợp lai với nhau thì F2 có tỉ lệ phân li về kiểu gen bằng 1 : 2 : 1. Câu 168: Loại biến dị không được xếp cùng loại với các loại biến dị còn lại là A. biến dị tạo thể chứa 9 nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm. B. biến dị tạo ra hội chứng Đao ở người. C. biến dị tạo ra hội chứng Claiphentơ ở người. D. biến dị tạo ra thể mắt dẹt ở ruồi giấm. Cau 169: Mục đích chính của kĩ thuật di truyền là A. tạo ra sinh vật biến đổi gen phục vụ lợi ích con người hoặc tạo ra các sản phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp B. tạo ra các cá thể có các gen mới hoặc nhiễm sắc thể mới chưa có trong tự nhiên C. gây ra các đột biến gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể từ đó tạo những thể đột biến có lợi cho con người D. tạo ra các biến dị tổ hợp có giá trị, làm xuất hiện các cá thể có nhiều gen quý Câu 170 : Cho các thành tựu trong ứng dụng di truyền học sau đây: 1. Giống lúa gạo vàng có gen tổng hợp βcaroten 2. Cà chua có gen quả chín bị bất hoạt 3. Dưa hấu tam bội có hàm lượng đường cao 4. Cừu có khả năng sản xuất protein của người 5. Giống táo má hồng cho 2 vụ quả/năm Thành tựu nào không phải là kết quả của ứng dụng công nghệ gen? A. 3,5 B. 2,5 C. 2,3 D. 4,5 Câu 171: Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ban đầu. Gồm 5 bước: 1. Phát sinh đột biến ; 2. Chọn lọc các đột biến có lợi ; 3. Hình thành loài mới ; 4. Phát tán đột biến qua giao phối ;5. Cách li sinh sản giữa quần thể đã biến đổi với quần thể gốc Xác định trật tự đúng: A. 1,2,4,5,3 B. 1,5,4,2,3 C. 1,4,2,5,3 D. 1,5,2,4,3 Câu 172: Nhóm sinh vật nào không có mặt trong quần xã thì dòng năng lượng và chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên vẫn diễn ra bình thường A. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật B. động vật ăn động vật, sinh vật sản xuất C. sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất D. động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật

File đính kèm:

  • docxLY THUYE DH TONG HOP 2014.docx