Tôn giáo - Tín ngưỡng

Tôn giáo có hệ thống giáo lý, kinh điển. được truyền thụ qua giảng dạy và học tập ở các tu viện, thánh đường, học viện. Còn tín ngưỡng là một hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng.

Tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu

Tín ngưỡng là một hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng. Tín ngưỡng đôi khi được hiểu là tôn giáo. Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo ở chỗ, tín ngưỡng mang tính dân tộc nhiều hơn tôn giáo, tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo. Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì không mang tính dân tộc. Tín ngưỡng không có một hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc. Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo.

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1930 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tôn giáo - Tín ngưỡng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồ. Do nghi lễ đơn giản, những tín đồ Tin lành ít bị gò bó vào nghi thức, họ có khả năng "giao thiệp với Chúa", mặt khác đạo Tin lành quan tâm đến các vấn đề của cuộc sống hàng ngày như khuyên dạy con người sống văn minh, từ bỏ những hủ tục (trong ma chay, cưới xin, cúng lễ...), quy định những điều cấm kỵ như không quan hệ nam nữ bất chính, không cờ bạc rượu chè, ma tuý... và vì thế đạo Tin lành dễ lôi kéo quần chúng theo đạo. Đạo Tin lành còn có một đặc điểm là không chấp nhận điều gì trái với Kinh thánh, không cho tín đồ thờ cúng tổ tiên, các lễ hội... là cái bị coi là khác điều chúa dạy. Vì lẽ đó những thành viên của nhiều dân tộc theo đạo Tin lành bị buộc phải từ bỏ tôn giáo, văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Đạo Tin Lành du nhập vào Việt Nam năm 1911, đến năm 1920 thì đạo Tin Lành được tự do truyền giáo ở khắp Việt Nam. Số tín đồ theo đạo Tin Lành tập trung đông nhất ở vùng Tây Nguyên. Hiện tại, ở Việt Nam có hơn 400.000 tín đồ theo đạo Tin Lành ở 41 tỉnh, thành phố. Thanh Nguyên (Tổng hợp) Hồi Giáo Hồi giáo còn gọi đạo Hồi, là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham. Đây là tôn giáo lớn thứ nhì trên thế giới và là tôn giáo đang phát triển nhanh nhất. Nguyên nghĩa của Hồi giáo trong tiếng Ả Rập là Islam có nghĩa là "vâng mệnh, quy phục Thiên Chúa". Hồi giáo (tôn giáo của tộc người Hồi) là cách gọi của người Trung Quốc gọi đạo Islam (theo tiếng Ảrập nghĩa là phục tùng theo ý chân chủ) xuất hiện ở bán đảo Ảrập vào khoảng thế kỷ thứ VII. Hồi giáo ra đời do hàng loạt nguyên nhân kinh tế, xã hội, tư tưởng gắn liền với sự chuyển biến từ chế độ công xã nguyên thủy sang xã hội có giai cấp của các tộc người vùng Trung cận Đông, và do yêu cầu cần có một tôn giáo độc thần để thay thế những tôn giáo đa thần tồn tại ở nơi đây từ trước.Sự ra đời của Hồi giáo gắn liền với tên tuổi của vị giáo chủ Mohammed là một người thuộc gia tộc Casimu ở Mecca. Giáo lý của Hồi giáo Thánh đường Hồi Giáo Giáo lý của Hồi giáo đơn giản nhưng luật lệ và lễ nghi thì rất phức tạp và nghiêm khắc. Giáo lý cơ bản của Hồi giáo là Kinh Coran vì đó là những lời nói của Môhamet được ghi lại từ những lời thánh Allah thông qua thiên sứ Gabrien đã truyền lại cho Mohammed. Kinh Coran tổng cộng có 30 quyển, 114 chương hơn 6200 tiết (là những đoạn thơ), với nội dung vô cùng phong phú bao gồm những tín ngưỡng cơ bản và chế độ tôn giáo của đạo Hồi. Nội dung của giáo lý Hồi giáo gồm các điểm cơ bản sau: Allah là đấng tối cao sinh ra trời đất, muôn loài trong đó có con người; Con người luôn bình đẳng trước Allah nhưng số phận và tài năng tạo nên sự khác nhau giữa những con người ; Số phận con người có tính định mệnh và do Allah sắp đặt; Tín đồ Hồi giáo phải luôn kiên nhẫn, phục tùng Allah, đối với người ngoài thì phải kiên quyết bảo vệ mọi lợi ích của Hồi giáo và phải có tinh thần thánh chiến... Các tín đồ Hồi giáo có 5 nghĩa vụ chủ yếu, đó là niệm, lễ, trai, khoá, triều. Đây là 5 trụ cột của Hồi giá. Niệm là tụng niệm, lễ tức là lễ bái 5 lần mỗi ngày(sáng, trưa, chiều, tối, đêm), trai tức là trai giới vào tháng 9 theo lịch Hồi, khoá là các tín đồ có nghĩa vụ đóng góp cho các hoạt động từ thiện, triều là các tín đồ có nghĩa vụ hành hương về Mecca ít nhất 1 lần trong cuộc đời, để triều bái Kabah trong tháng 12 theo lịch Hồi (hành hương Haji). Tổ chức Hồi giáo Thánh đường Hồi giáo là nơi sinh hoạt tập thể và có tính thiêng với các tín đồ. Thánh đường gồm có Đại Thánh đường và Tiểu Thánh đường. Trong Thánh đường có bài trí đơn giản, không bàn ghế, không có đồ thờ quý hay nhạc cụ, chỉ có chiếc gậy mà theo truyền thuyết là của giáo chủ Môhammet đã dùng nó để đi truyền đạo. Hệ thống chức sắc gồm có Giáo chủ (Mufty), phó giáo chủ (Naib Mufty), Giáo cả (Ha Kim), phó giáo cả (Naib Ha Kim), Imân, Khatib, Tuan, Bilat, Slak và HaDji. Theo VOCW  Tháng Ramadan của người Hồi giáo  Ramadan là tên gọi tháng thứ 9 trong lịch Hồi giáo. Lịch Hồi, hay còn gọi là lịch Hijra, được tính theo mặt trăng, và bắt đầu có từ ngày 16/7/622 (theo công lịch Gregorian Calendar), tức là ngày mở đầu một năm Ảrập, đánh dấu bằng chuyến đi của Mohamed từ thánh địa Mecca đến Medina (cả 2 địa điểm này đều ở Ảrập Xêút). Năm của lịch Hồi giáo cũng chia làm 12 tháng, đó là : 1/ Muharram, 2/ Saphar, 3/ Rabia I, 4/ Rabia II, 5/ Jamada I, 6/ Jamada II, 7/ Rajab, 8/ Shaban, 9/ Ramadan, 10/Shawwal, 11/ Dulkaada, và 12/ Dulhegia. Vì tính theo mặt trăng (kiểu như âm lịch của ta) nên mỗi năm có 354 hoặc 355 ngày, do đó cứ 30 năm lại có 17 năm nhuận. Lịch Hijra được dùng cho lễ giáo của toàn thế giới Hồi giáo, và là lịch chính thức ở Ảrập Xêút và Yemen. Tháng Ramadan không nên gọi là "tháng ăn chay" và cũng không nên gọi là "tháng nhịn ăn", bởi lẽ thực chất, các tín đồ chẳng ăn chay hoàn toàn và cũng không nhịn ăn hoàn toàn. Trong giáo lý của đạo Hồi, có 5 tín điều bắt buộc đối với mọi tín đồ là: Phải đọc hoặc nhẩm câu sau đây mỗi khi làm lễ: "Không có thánh thần nào khác ngoài Thánh Allah, và Mohamed là Thiên sứ của Người". Mỗi ngày 5 lần (sáng sớm trước khi mặt trời ló lên ở chân trời, trước lúc giữa trưa, lúc giữa buổi chiều, lúc mặt trời vừa lặn, và buổi tối giữa khoảng mặt trời lặn với giờ đi ngủ). Một giáo chức trong đạo đọc câu này trong giáo đường, truyền qua những loa điện cực đại treo trên nóc, nhắc tín đồ đến giờ hành lễ. Năm lần đọc câu trên, chính là 5 lần hành lễ trong ngày và tiếng Ảrập gọi là Salat, vào những thời điểm đã được quy định ở trên. Khi làm lễ, dù đang đứng ở đâu (giữa đường, trong phòng đợi ở sân bay...) mọi tín đồ đều quỳ lạy và hướng về thánh địa Mecca, đọc những câu trong kinh Koran. Ngày thứ sáu hàng tuần, tất cả tín đồ nam giới có nghĩa vụ đến một giáo đường gần nhất để làm lễ tập thể - nhưng phụ nữ thì không được vào, hoặc vào một cửa riêng và một khu vực riêng trong giáo đường. Đóng góp tiền từ thiện để giúp người nghèo thông thường mọi người đóng góp vào ngày cuối của tháng Ramadan. Nhịn ăn, nhịn uống... (ban ngày) của 30 ngày trong tháng Ramadan. Hành hương đến thánh địa Mecca ở Ảrập Xêút. Mỗi tín đồ Hồi giáo có nghĩa vụ cố gắng để trong đời mình có ít nhất một lần hành hương đến Mecca. Khi hoàn thành nghĩa vụ này, họ sẽ được mang danh hiệu "Haj" hoặc "Haji". Mỗi tín điều kể trên đều có ý nghĩa của nó, và được các giáo sĩ giải thích cặn kẽ. Chẳng hạn như việc nhịn ăn, nhịn uống, nhịn hút thuốc... (ban ngày) trong suốt tháng Ramadan là để có một sự đồng cảm với những người nghèo đói, đồng thời còn nhằm luyện cho con người một sự tiết chế, chống những cám dỗ vật chất để tạo thuận lợi cho việc được lên thiên đàng.  Một bữa ăn từ thiện trong tháng Ramadan Mỗi buổi chiều trong suốt 30 ngày của tháng Ramadan này, ở các địa phương đều tổ chức những bữa ăn từ thiện. Bàn ghế được kê thành từng dãy trong công viên hoặc trên những vỉa hè rộng. Thức ăn và bánh mì được để thành từng suất trên bàn. Chi phí cho những bữa ăn từ thiện này là từ tiền quyên góp của các công ty, nhà hàng, và cả tiền của những người được miễn chuyện nhịn ăn (những phụ nữ đang có mang, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người đang ốm đau và những người đang đi du lịch ở nước ngoài). Khoảng 5 giờ chiều, những người nghèo mang theo cả con cái đến những tụ điểm này, ngồi vào bàn một cách rất trật tự. Mặc dù đã đói và khát vì phải nhịn trong cả ngày, nhưng không một ai đụng đến. Tất cả ngồi im lặng, nhiều người lẩm nhẩm đọc kinh Koran. Chỉ đến khi tiếng loa từ các giáo đường vang lên, đọc xong câu kinh ở điều 1, mọi người mới bắt đầu ăn uống). Sau khi ăn uống, mọi người đi chơi, thăm hỏi nhau, và phải thật khuya mọi người với về nhà nằm nghỉ. Khoảng 2 giờ sáng, mỗi phố lại có một người mang một chiếc trống nhỏ, vừa đi vừa đánh, vừa hô to để đánh thức mọi người dậy lo nấu nướng, kịp ăn uống xong xuôi trước khi mặt trời mọc để bước sang một ngày nhịn mới. Theo VietNamNet Hồi Giáo ở Việt Nam  "Đạo Hồi du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ X – XIV bằng con đường hòa bình cùng với quá trình tan rã của quốc gia Chiêm Thành (Chămpa) và sự suy giảm dần của đạo Hinđu - tôn giáo chính thống của người Chăm. Người theo đạo Hồi ở Việt Nam hầu hết là người dân tộc Chăm". Theo kết quả nghiên cứu của một số nhà nghiên cứu văn hóa Chăm thì khoảng từ thế kỷ X trở đi, vương quốc Chăm với sự phát triển khá mạnh về hàng hải nên đã có sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa và buôn bán với người Indonesia và Malaysia là những nước đã có đạo Hồi lan rộng. Do tình hình chiến tranh liên miên và thất bại, vương triều dần suy yếu và niềm tin vào đạo Hinđu dần giảm sút nên đạo Hồi đã bám rễ được vào một bộ phận người Chăm. Đầu thế kỷ XX, người Chăm ở Việt Nam có khoảng 30.000 người. Hiện nay người Chăm có khoảng 200.000 người trong đó ở miền Trung Việt Nam (Ninh thuận, Bình Thuận) là 50.000, miền Nam 50.000 (TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang. Phần lớn người Chăm ở miền Trung theo đạo Hinđu, chỉ có một ít theo đạo Hồi, người Chăm ở miền Nam gọi là Chăm Ixlam, theo Hồi giáo chính thống, không bị pha trộn với phong tục tập quán, tín ngưỡng cũ và thường xuyên liên hệ với thế giới Hồi giáo qua Hồi giáo Campuchia và Malaysia. Thánh Đường Hồi Giáo ở Xuân Lộc - Đồng Nai Hồi giáo ở Việt Nam hiện nay Do vị trí địa lý và hoàn cảnh truyền đạo, điều kiện sống và sự giao lưu của đồng bào Chăm với bên ngoài nhất là vơi thế giới Hồi giáo mà ở Việt Nam hình thành 2 khối Hồi giáo với nhiều khác biệt đáng kể: -Hồi giáo vùng Ninh Thuận, Bình Thuận là Hồi giáo không chính thống gọi là Chăm Bani. Các nghi lễ được thay đổi cho phù hợp với chế độ gia đình mẫu hệ và các lễ thức nông nghiệp, không có liên hệ với Hồi giáo thế giới. - Hồi giáo ở TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Đồng Nai, Tây Ninh gọi là Chăm Ixlam theo Hồi giáo chính thống, không bị pha trộn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng cũ và thường xuyên liên hệ với thế giới Hồi giáo Campuchia và Malaysia. Tuy có sự khác nhau nhưng giữa hai khối Hồi giáo này không có sự kỳ thị mà hòa hợp với nhau. Hiện nay các tín đồ Hồi giáo sinh hoạt bình thường, vừa tuân phục các giáo luật khắt khe vừa thực hiện tốt các nghĩa vụ của một người công dân Việt Nam. Theo VOCW 

File đính kèm:

  • docTon giao Tin nguong.doc
Giáo án liên quan