Toán Quy đồng mẫu số các phân số

1. Kiểm tra bài cũ.

- GV gọi 4 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 102, kiểm tra vở 1 số em.

- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.

2. Dạy-học bài mới.

2.1 Giới thiệu bài.

2.2. Hướng dẫn cách quy đồng mẫu số hai phân số.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1976 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Toán Quy đồng mẫu số các phân số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số (tt) I- Mục tiêu Giúp HS: - Biết quy đồng mẫu số của 2 phân số, trong đó mẫu số của 1 phân số được chọn làm mẫu số chung. - Củng cố về quy đồng mẫu số hai phân số. II- Các hoạt động dạy-học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ. 2. Dạy-học bài mới. 2.1. Giới thiệu bài. 2.2. Quy đồng mẫu số hai phân số và - Nêu vấn đề: Thực hiện quy đồng mẫu số hai phân số và . - Tìm MSC để quy đồng hai PS trên. - Em có nhận xét gì mẫu số của hai PS và . - 12 chia hết cho cả 6 và 12, vậy có thể chọn 12 là MSC được không ? - Yêu cầu HS thực hiện quy đồng mẫu số hai PS và với MSC là 12. - Khi thực hiện quy đồng mẫu số hai phân số và ta được các phân số nào ? - Dựa vào cách quy đồng mẫu số hai phân số trên mà nêu cách quy đồng mẫu số hai phân số khi có mẫu số của 1 trong 2 PS là MSC. - GV chốt lại. 2.3. Luyện tập-thực hành. Bài1,2 GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV chữa bài, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. Bài 3. Yêu cầu HS đọc đề bài. - Em hiểu yêu cầu của bài như thế nào ? - GV nhắc lại yêu cầu và cho HS làm bài. * Lấy 24 chia cho mẫu số của phân số được 4. * Nhân cả tử và mẫu của phân số với 4. * Làm tương tự với phân số kia. 3. Củng cố, dặn dò. - GV tổng kết tiết dạy, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm. - Bài tập về nhà. 1. Quy đồng mẫu số các phân số sau: a) b) c) - Lắng nghe. - HS theo dõi. - HS nêu ý kiến. Có thể là 6x12=72, hoặc nêu được là 12. - Ta thấy 6 x 2 = 12 và 12 : 6 = 2. - Có thể chọn 12 là MSC để quy đồng mẫu số hai phân số và - HS thực hiện. - Khi thực hiện quy đồng mẫu số hai phân số và ta được hai phân số và - HS phát biểu. - 4 HS lên bảng làm bài. - Viết các phân số lần lượt bằng và và có MSC là 24. + Viết 1 phân số mới bằng phân số và một phân số bằng phân số . Hai phân số mới có MSC là 24. toán luyện tập I- Mục tiêu Giúp HS: - Củng cố và rèn luyện kĩ năng quy đồng mẫu số hai phân số. - Bước đầu làm quen với quy đồng ba phân số. II- Các hoạt động dạy-học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ. 2. Dạy-học bài mới. 2.1. Giới thiệu bài. 2.2. Hướng dẫn luyện tập. Bài 1. - GV yêu cầu HS tự làm bài. Bài 2. HS viết 2 thành phân số có mẫu số là 1. - Yêu cầu HS làm bài. Bài 3. GV nêu vấn đề: Hãy quy đồng mẫu số ba phân số sau: . - Yêu cầu HS tìm MSC của ba phân số trên. Nhắc HS MSC là số chia hết cho cả 2,3,5. - GV : Yêu cầu HS nhân cả tử và mẫu của phân số 1/2 với tích 3x5. Bài 4. Yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS làm bài. Bài 5. GV viết lên bảng phân a và yêu cầu HS đọc. - GV yêu cầu: hãy chuyển 30 thành tích của 15 nhân với 1 số khác. - GVL Thay 30 bằng tích 15 x 2 vào phần a, ta được gì ? - Hỏi: Tích trên gạch ngang và dưới gạch ngang cùng chia hết cho mấy ? - Yêu cầu HS thực hiện chia tích trên gạch ngang và tích dưới gạch nagng với 15 rồi tính. - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò. - Tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập luyện tập thêm về quy đồng mẫu số các phân số và chuẩn bị bài sau. - Bài tập: 1. Quy đồng mẫu số các phân số sau: 2. Tính : - Lắng nghe. - 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện quy đồng 2 cặp phân số, - Hãy viết và 2 thành hai phân số đều có mẫu số là 5. - HS nêu MSC: 2x3x5=30. - HS thực hiện : ; ; . - HS đọc đề bài. - Quy đồng mẫu số hai phân số với MSC là 60. - Nhẩm 60:12=5; 60:30=2. - HS đọc : - HS nêu 30=15x2 - HS nêu : . - Tích trên gạch ngang và tích dưới gạch ngang đều chia hết cho 15. - HS thực hiện : a) b) khoa học âm thanh I- Mục tiêu - Biết được những âm thanh trong cuộc sống phát ra từ đâu. - Biết và thực hiện các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh. - Nêu được ví dụ hoặc tự làm thí nghiệm đơn giản chứng minh được mối liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh. II- Đồ dùng dạy - học chủ yếu - Mỗi nhóm HS chuẩn bị 1 vật dụng có thể phát ra âm thanh: + Trống nhỏ, một ít giấy vụn hoặc 1 nắm gạo + Một ống bơ, thước, vài hòn sỏi. + Một số vật khác để tạo ra âm thanh như kéo, lược, compa, hộp bút. III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động khởi động - Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung của Bài 40. - Nhận xét câu trả lời và cho điểm. Hoạt động 1. Tìm hiểu các âm thanh xung quanh. - Yêu cầu: hãy nêu các âm thanh mà em nghe được và phân loại chúng theo các nhóm sau: + Âm thanh do con người gây ra. + Âm thanh không phải do con người gây ra. + Âm thanh nghe được vào buổi sáng. + Âm thanh nghe được vào ban ngày. + Âm thanh nghe được vào ban đêm. - GV: Có nhiều âm thanh xung quanh ta. Hàng ngày, hàng giờ tai ta nghe được những âm thanh đó. Hoạt động 2. Các cách làm vật phát ra âm thanh. - Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS. - Nêu yêu cầu: hãy tìm cách để các vật dụng mà các em chuẩn bị như ống bơ, thước kẻ, sỏi, kéo, lược, ... phát ra âm thanh. - Nhận xét cách làm của HS, hỏi: Theo em, tại sao vật lại có thể phát ra âm thanh? Hoạt động 3. Khi nào vật phát ra âm thanh. - GV nêu thí nghiệm: Rắc một ít hạt gạo lên mặt trống và gõ trống. - Khi rắc gạo lên mặt trống mà không gõ thì mặt trống như thế nào? - Khi rắc gạo và gõ lên mặt trống, mặt trống có rung động không? Các hạt gạo chuyển động như thế nào ? - GV hướng dẫn HS làm tiếp thí nghiệm 2. - Kết luận : Âm thanh do các vật rung động phát ra. Hoạt động kết thúc. Trò chơi đoán tên âm thanh. - GV phổ biến cách chơi, hướng dẫn HS chơi. - Tổng kết tiết học - Tuyên dương các nhóm hoạt động tốt, tích cực. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu: + Chúng ta nên làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành ? + Tại sao phải bảo vệ bầu không khí trong lành ? - Tự do phát biểu. + Âm thanh do con người gây ra: tiếng nói, tiếng hát, tiếng khóc của trẻ em, tiếng động cơ, tiếng trống, tiếng đàn, lắc ống bơ, mở sách, ... + Âm thanh thường nghe được vào buổi sáng sớm: tiếng gà gáy, tiếng chim hót, ... + Âm thanh nghe được vào ban ngày: tiếng nói, tiếng cười, tiếng loa đài, tiếng chim hót, .. + Âm thanh thường nghe được vào ban đêm: tiếng dế kêu, tiếng kêu của côn trùng, tiếng ếch kêu, ... - HS thực hành theo hướng dẫn. - Vật có thể phát ra âm thanh khi con người tác động vào nó. - Vật có thể phát ra âm thanh khi chúng có sự va chạm với nhau. - HS làm thí nghiệm - HS trả lời theo gợi ý của GV. khoa học sự lan truyền âm thanh I- Mục tiêu Sau bài học, HS có thể : - Âm thanh được lan truyền trong môi trường không khí. - Nêu được ví dụ hoặc tự làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn. - Nêu được những ví dụ về âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng. II- Đồ dùng dạy - học chủ yếu - 2 ống bơ, giấy vụn, 2 miếng ni lông, dây chun, dây đồng hoặc dây gai, túi ni lông, đồng hồ để bàn, chậu nước, trống nhỏ. - Các mẫu giấy ghi thông tin. III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động khởi động. - Kiểm tra bài cũ. - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài 4. Hoạt động 1. Sự lan truyền âm thanh tróng không khí + Tại sao kho gõ trống, tai ta nghe được tiếng trống ? - Nêu:Sự lan truyền âm thanh đó đến ta ta như thế nào ? - Yêu cầu HS đọc thí nghiệm trang 84. - Gọi HS phát biểu dự đoán của mình. - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm kiểm chứng. - Hỏi: + Khi gõ trống, em thấy có hiện tượng gì xảy ra? + Vì sao tấm ni lông rung lên? + Giữa mặt ống bơ và trống có chất gì tồn tại ? Vì sao em biết? + Trong thí nghiệm này, không khí có vai trò gì trong việc làm cho tấm ni lông rung động ? + Khi mặt trống rung, lớp không khí xung quanh như thế nào ? - GV kết luận. - Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 84. - Hỏi: Trong thí nghiệm trên âm thanh lan truyền qua môi trường gì - GV giới thiệu thí nghiệm: Có 1 chậu nước, dùng 1 ca nước đổ vào giữa chậu. Theo em, hiện tượng gì sẽ xảy ra ? Hoạt động 2. Âm thanh lan truyền qua chất lỏng, chất rắn. - GV cho HS làm thí nghiệm về sự lan truyền âm thanh. - Hỏi: + Hãy giải thích tại sao khi áp tai vào thành chậu, em vẫn nghe thấy tiếng chuông đồng hồ kêu mặc dù đồng hồ đã bị buộc trong túi ni lông ? + Các em hãy lấy những ví dụ trong thực tế chứng tỏ sự lan truyền của âm thanh qua chất rắn, chất lỏng? Hoạt động 3. Âm thanh yêu đi hay mạnh lên khi lan truyền ra xa. - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1,2. - Hỏi: + Khi đi ra xa thì tiếng trống to lên hay nhỏ đi? + Khi đưa ống bơ ra xa em cảm thấy thế nào? - GV yêu cầu: Hãy lấy các ví dụ cụ thể để chứng tỏ âm thanh yếu dần đi khi lan truyền ra xa nguồn âm. Hoạt động kết thúc. Trò chơi:" Nói chuyện qua điện thoại " - GV hướng dẫn HS chơi. Tuyên dương những nhóm thực hiện tốt trò chơi. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc bài. - 2 HS thực hiện yêu cầu. + Do âm thanh truyền đến tai ta. - HS đọc . - HS phát biểu theo suy nghĩ của mình. + Em thấy tấm ni lông rung lên làm các mẫu giấy vụn chuyển động, nảy lên, mặt trống rung và nghe thấy tiếng trống. + Tấm ni lông rung lên là do âm thanh từ mặt trống rung động truyền đến. + Có không khí. + Không khí là chất truyền âm thanh từ trống sang tấm ni lông, làm cho tấm ni lông rung động. + Khi mặt trống rung, lớp không khí xung quanh cũng rung động theo. - 2 HS đọc. - Hs trả lời: Có sóng nước xuất hiện ở giữa chậu và lan rộng ra khắp chậu. - HS làm thí nghiệm. - Là do tiếng chuông đồng hồ lan truyền qua túi nilông, qua nước, qua thành chậu và lan truyền tới tai ta. - Cá có thể nghe tiếng chân người bước trên bờ, hay dưới nước để lẩn trốn. - Gõ thước vào hộp bút trên mặt bàn, áp tai xuống mặt bàn, bịt tai kia lại, vẫm có thể nghe thấy tiếng gõ. - A'p tai xuống đất, có thể nghe tiếng xe cộ, tiếng chân người đi. - Ném hòn gạch xuông nước, ta vẫn có thể nghe tiếng rơi xuống của hòn gạch. - Tiếng trống nhỏ lại. - Tấm ni lông rung động nhẹ hơn, các mẫu giấy cũng chuyển động ít hơn. - Khi ôtô đứng gần ta nghe thấy tiếng còi to, khi ôtô đi xa dần ta nghe tiếng còi nhỏ dần. - ở trong lớp nghe bạn đọc bài to, đi ra xa nghe tiếng đọc bài nhỏ.

File đính kèm:

  • docbo sung cua tuan 21.doc