Tình hình phát triển một số ngành công nghiệp năm 2009

 Trong những tháng đầu năm, do ảnh hưởng của suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới nên kinh tế Việt nam cũng có tốc độ phát triển chậm hơn (GDP 6 tháng đầu năm chỉ đạt 3,9% so với 6,74% cùng kỳ năm 2008). Sản xuất công nghiệp nhất là thép và xi măng giảm làm cho nhu cầu phụ tải điện không còn tăng mạnh như năm trước. Do năm 2008 đã có thêm nhiều nguồn điện mới được huy động đưa vào vận hành, cùng với thời tiết thuận lợi mưa sớm nên các nhà máy thuỷ điện được huy động nhiều hơn, không còn tình trạng căng thẳng nguồn điện như mùa khô năm 2008. Việc cung ứng điện cho nhu cầu phát triển nền kinh tế cũng như xã hội của cả nước trong năm 2009 thuận lợi hơn, chưa phải thực hiện tiết giảm điện như các năm trước. Trong những ngày tháng 6/2009 khi nắng nóng trên 36oC, khu vực TP Hà Nội đã xảy ra quá tải cục bộ tại nhiều trạm biến áp, đường dây trung thế, hạ thế, aptomat (tổng, nhánh) tại các trạm phân phối, thời gian cấp điện lại còn chậm. Nguyên nhân chính là nhiều công trình điện đang được đầu tư để đáp ứng nhu cầu điện của thành phố bị chậm tiến độ so với quy hoạch.

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình phát triển một số ngành công nghiệp năm 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch cực giảm dần tình trạng sản xuất và kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng trong thời gian vừa qua. 6. Ngành Cơ khí Ngành Cơ khí đã có những bước phát triển đáng kể, chuyển đổi từ thụ động sang chủ động hơn trong sản xuất, đầu tư và tìm kiếm thị trường, đổi mới công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh. Các chính sách thúc đẩy sản xuất cơ khí của Nhà nước như Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015 Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16 tháng 01 năm 2009. , hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn Quyết định 497/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17 tháng 4 năm 2009. ,… đã mang lại hiệu quả rất thiết thực. Bản thân các doanh nghiệp cũng đã tự đổi mới, vận dụng các cơ chế chính sách của Nhà nước để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Tình hình phát triển công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực cơ khí vẫn hạn chế, chỉ dừng ở công đoạn gia công, lắp ráp các thiết bị cơ khí. Tuy là chìa khóa thúc đẩy công nghiệp phát triển nhưng hiện nay 70 - 80% sản phẩm phục vụ sản xuất lắp ráp vẫn phải nhập khẩu, bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp trong nước còn chuyển từ sản xuất sang gia công lắp ráp hợp tác sản xuất với các doanh nghiệp nước ngoài. Nguyên nhân cơ bản vẫn là thiếu các nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư phát triển sản xuất, thiếu nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề giỏi. Công tác hỗ trợ dịch vụ của các sản phẩm cơ khí chưa được quan tâm đầu tư đúng mức từ phía các doanh nghiệp. 7. Ngành Dệt may Những tháng đầu năm 2009 nhiều doanh nghiệp dệt may phải thu hẹp sản xuất do giảm đơn hàng xuất khẩu, đơn giá giảm và biến động lao động, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa khả năng cạnh tranh kém và các doanh nghiệp FDI do bị ảnh hưởng từ các công ty mẹ tại chính quốc (đơn hàng giảm 20 - 25%, giá giảm 10 - 15%). Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, cùng với nhiều chính sách giải pháp của Chính phủ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu đồng thời với sự chủ động tháo gỡ của doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh của ngành đã được cải thiện và tăng trưởng trở lại. Một số doanh nghiệp đã có đơn hàng cho đến hết quý I năm 2010, thậm chí đến hết quý II/2010. Kim ngạch cả năm 2009 ước đạt khoảng 9,08 tỷ USD, bằng 99,6% so với năm 2008. Cùng với xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp như Phong Phú, Việt Tiến, Nhà Bè, Việt Thắng, Thái Tuấn… đã thực hiện có hiệu quả việc chiếm lĩnh thị trường nội địa, bằng cách tăng cường tiếp thị tại các thành phố lớn kết hợp với chương trình đưa hàng về nông thôn, góp phần giúp ngành đứng vững trong giai đoạn kinh tế gặp nhiều khó khăn. 8. Ngành Da giầy Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đợt tăng trưởng quá “nóng” vào năm 2008, đơn hàng xuất khẩu giầy nữ và giầy thể thao của các doanh nghiệp da giầy sụt giảm mạnh vào quý I năm 2009. Sang quý II và những tháng cuối năm 2009, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp đã có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn chậm. Hiện nay, các doanh nghiệp lớn của ngành và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có đơn hàng sản xuất ổn định đến hết năm 2009 và đầu năm 2010. Riêng mặt hàng dép các loại và giầy vải, các doanh nghiệp có đơn hàng sản xuất ổn định trong cả năm, không phải dừng sản xuất trong giai đoạn giãn vụ như các năm trước. Hiện nay giầy dép của Việt Nam đã có mặt trên 50 nước ở khắp các châu lục. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản. Ở các thị trường này, giầy của Việt Nam sản xuất thuộc vào dòng sản phẩm cấp trung bình, giá rẻ. Tuy vậy, ngành vẫn đang gặp phải một số khó khăn. Thứ nhất, do các tỉnh đều mở nhiều khu công nghiệp thu hút lượng nhân công nên nhiều doanh nghiệp khó tuyển được lao động, nhất là lao động có tay nghề dù có trả lương cao hơn trước. Thứ hai, ngành vẫn phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá. Việc Uỷ ban châu Âu áp thuế chống bán phá giá 10% với giày mũ da của Việt Nam xuất khẩu vào EU hơn 3 năm qua cùng với việc loại ngành giày dép khỏi diện được hưởng ưu đãi GSP giai đoạn 2009 - 2011 đã gây nhiều thiệt hại cho ngành giày da Việt Nam. Nhiều đối tác của ngành giầy Việt Nam đã dịch chuyển nhà máy sản xuất giầy sang Campuchia (tổng cộng khoảng 20 nhà máy) để được hưởng ưu đãi GSP Nếu Ủy ban Châu Âu tiếp tục kéo dài thời hạn áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giày nhập khẩu từ Việt Nam vào EU thêm ít nhất 15 tháng nữa sẽ là một thách thức lớn đối với ngành da giầy Việt Nam. Do những khó khăn này, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giầy chỉ đạt 4,02 tỷ USD, bằng 84,2% so với năm 2008, không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Tại thị trường nội địa, sức mua sản phẩm giầy dép, túi cặp của người tiêu dùng vẫn ổn định. 9. Ngành Giấy Tình hình ngành giấy năm 2009 vẫn gặp nhiều khó khăn. Những tháng đầu năm tình hình sản xuất kinh doanh của ngành giấy gặp nhiều khó khăn, các nhà máy sản xuất giấy lớn phải giảm sản lượng sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ để giảm bớt lượng hàng tồn kho còn khá lớn từ cuối năm 2008. Hầu hết các nhà máy nhỏ, công suất dưới 10.000 tấn/năm phải đóng cửa, các nhà máy còn lại chỉ huy động được 50 - 60% công suất Sang quý III năm 2009, sản xuất của ngành giấy đã có dấu hiệu phục hồi, công suất huy động đã đạt trên 80% so với cùng kỳ năm 2008, sản lượng hầu hết các sản phẩm đều tăng, sản lượng tiêu thụ cũng tăng lên nên lượng tồn kho giảm nhiều so với đầu năm. Bảo đảm giấy in, viết phục vụ cho năm học 2009 - 2010. Tuy vậy sản lượng giấy sản xuất năm của toàn ngành mới bằng 86% so với cùng kỳ năm 2008 (ước đạt 1,6 triệu tấn). 10. Ngành Thuốc lá Hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009 của ngành thuốc lá vẫn ổn định và tiếp tục tăng trưởng. Định hướng đổi mới cơ cấu sản phẩm, tăng sản phẩm thuốc đầu lọc và nhãn cao cấp tiếp tục được thực hiện có hiệu quả. Năm 2009 sản phẩm thuốc lá bao các loại ước đạt 4,5 tỷ bao, tăng 2,0 % so với cùng kỳ. Tuy nhiên tình trạng buôn lậu thuốc lá vẫn gia tăng. Ngày 07 tháng 3 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2009/NĐ-CP bổ sung các loại thuốc lá nhập lậu vào danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, đây là điều kiện thuận lợi để bảo vệ ngành thuốc lá trong nước. Hiện nay, tình hình nhập lậu thuốc lá nhãn quốc tế theo đường tiểu ngạch vẫn chưa kiểm soát được do thói quen của người tiêu dùng vẫn chuộng thuốc lá nhập khẩu. Những tháng cuối năm 2009 giá nguyên liệu thuốc lá vẫn ở mức cao và có xu hướng tăng cũng ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của ngành. 11. Ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Nhìn chung, năm 2009 ngành bia tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định. Giá nguyên vật liệu giảm so với năm 2008 là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất của ngành. Các Công ty bia lớn trong ngành có uy tín về thương hiệu như HABECO, SABECO, Hệ thống Bia APB tại Việt Nam, Nhà máy bia Sabmiller… đều tăng trưởng tốt. Những công ty sản xuất bia với sản lượng thấp, máy móc thiết bị cũ, chất lượng không đảm bảo đang dần bị thu hẹp. Tổng sản lượng bia cả nước năm 2009 ước đạt 2,0 tỷ lít, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản xuất rượu năm nay gặp khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào là các hoa quả, vỏ chai… tăng cao; tuy nhiên, những doanh nghiệp sản xuất lớn, có thương hiệu, vẫn ổn định và phát triển tốt như Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội, Công ty vang Thăng Long, các sản phẩm rượu của SABECO... Về sản xuất nước giải khát, trong năm 2009, các doanh nghiệp trong ngành đã tích cực nghiên cứu thay đổi mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng, tăng cường quảng cáo tới người tiêu dùng nên có những bước phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Hiện các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát đang đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh vào dịp tết Nguyên đán sắp tới. 12. Ngành Nhựa Năm 2009 giá nguyên liệu nhựa ổn định hơn so với năm 2008. Các doanh nghiệp trong ngành tiếp tục đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại quảng bá thương hiệu nên hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhựa ổn định và có hiệu quả hơn. Mục tiêu xuất khẩu của ngành năm 2009 không đạt chỉ tiêu đề ra là 1 tỷ USD mặc dù số lượng thị trường xuất khẩu mở rộng tới hơn 140 thị trường trên toàn thế giới (năm trước chỉ có 55 thị trường) và từ tháng 7 đến nay kim ngạch xuất khẩu nhựa tăng khoảng 10% - 15% so với những tháng đầu năm. Dự kiến sản phẩm nhựa xuất khẩu năm 2009 ước đạt 802 triệu USD - bằng 87,12% so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, kim ngạch xuất khẩu nhựa sang các thị trường lớn (Mỹ, Nhật, Châu Âu) giảm, cộng thêm xuất khẩu nhựa sang Mỹ đang bị ách tắc do bị kiện chống trợ cấp và chống bán phá giá đối với mặt hàng túi PE. 13. Ngành Sữa Trong năm 2009, giá sữa liên tục tăng, đặc biệt là sữa nhập khẩu đã ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng, nguyên nhân theo giải thích của ngành sữa do giá đường tăng cao, nguồn cung không ổn định. Giá nguyên liệu đầu vào tăng làm cho chi phí giá thành sản phẩm tăng. Hiện nay Bộ Tài chính đang nghiên cứu ban hành thông tư về quản lý giá sữa và sữa sẽ thuộc mặt hàng bình ổn giá để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. Sản lượng sữa bột năm 2009 ước đạt khoảng 42,3 nghìn tấn, bằng 91,1% so với năm 2008, sữa hộp đạt 403,5 triệu hộp, tăng 3,9% so với năm 2008. 14. Ngành Dầu thực vật Giá dầu nguyên liệu bình quân trên thế giới trong năm 2009 thấp hơn so với năm 2008, đây là điều kiện tốt để bình ổn giá dầu thực vật tại thị trường trong nước. Tận dụng các chính sách kích cầu của Chính phủ, các doanh nghiệp trong ngành đã tích cực đẩy mạnh hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác xúc tiến thương mại; ổn định thị trường xuất khẩu truyền thống như Nhật, Mông Cổ, Campuchia, Úc , … và mở rộng thêm thị trường xuất khẩu như Pakistan, Ethiopa. Sản lượng dầu thực vật tinh luyện năm 2009 ước đạt 593 nghìn tấn, tăng 0,1% so với năm 2008.

File đính kèm:

  • docTinh hinh phat trien mot so nganh Cong nghiep nam 2009.doc
Giáo án liên quan