Tình hình kinh tế- xã hội năm 2010

Kinh tế thế giới năm 2010 mặc dù đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và có những chuyển biến tích cực, song nhìn chung chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta. Ở trong nước, thiên tai liên tiếp xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư. Năm 2010 là năm có ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng, đây là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm 2010 là cơ sở và đặt nền tảng cho việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011, năm đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020.

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình kinh tế- xã hội năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường hợp tử vong). Số trường hợp nhiễm HIV/AIDS tại các địa phương vẫn gia tăng. Tính từ ca đầu tiên cho đến ngày 16/12/2010, trên địa bàn cả nước đã có 231,2 nghìn trường hợp nhiễm HIV được phát hiện, trong đó 91,9 nghìn người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 48,9 nghìn người đã tử vong do AIDS. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong năm 2010 nhìn chung chưa được cải thiện nhiều. Tình trạng ngộ độc thực phẩm vẫn xảy ra tại một số địa phương, trong đó có những vụ ngộ độc tập thể làm nhiều người bị ngộ độc. Tính từ đầu năm, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 132 vụ ngộ độc thực phẩm với 4,7 nghìn người bị ngộ độc, trong đó 41 người tử vong. Hoạt động văn hóa, thể thao Năm 2010, ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch thực hiện tốt công tác tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, trọng tâm là phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI. Đặc biệt, nhiều chương trình lớn được tổ chức trọng thể tại Hà Nội và các địa phương trên cả nước cùng hàng trăm hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ được duy trì thường xuyên và tích cực. Trong năm 2010, các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra 12,7 nghìn cơ sở, qua đó phát hiện và xử lý 2,7 nghìn cơ sở vi phạm; cảnh cáo và đình chỉ hoạt động hơn 200 cơ sở, thu giữ và tiêu hủy hàng nghìn sản phẩm văn hóa có nội dung không phù hợp. Tổng số tiền xử phạt hành chính đối với các cơ sở vi phạm là 8,2 tỷ đồng. Phong trào thể dục, thể thao quần chúng trong năm diễn ra sôi nổi với Đại hội thể dục thể thao các cấp được tổ chức ở các địa phương và nhiều hội thi thể thao thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VI được tổ chức cuối tháng 12 có sự tham dự của 66 đoàn cùng 8687 vận động viên, trong đó 4990 vận động viên nam và 3697 vận động viên nữ tranh tài ở 12 môn và phân môn. Đặc biệt ngành Thể dục Thể thao đã tổ chức thành công 16 giải thể thao quần chúng cấp quốc gia; 3 giải thể thao quốc tế lớn tại Việt Nam. Đoàn thể thao Việt Nam cũng đã tham dự 10 giải thi đấu quốc tế cấp thế giới, châu lục và Đông Nam Á, đặc biệt tham dự Đại hội Thể thao người khuyết tật Châu Á tại Quảng Châu, Trung Quốc. Trong thể thao thành tích cao, ngành Thể dục Thể thao đã tổ chức thành công 174 giải thể thao cấp quốc gia; 39 giải thi đấu quốc tế và 21 môn thể thao tại Việt Nam, trong đó Giải điền kinh trẻ Châu Á và Giải Vô địch châu Á môn Aerobic đã gây được tiếng vang lớn. Bên cạnh đó, các vận động viên đoàn thể thao Việt Nam đã tham dự, thi đấu và giành nhiều giải thưởng cao tại các đại hội thể thao lớn như: Tại Đại hội Thể thao Châu Á (ASIAD) lần thứ 16 tổ chức ở Trung Quốc, đoàn Việt Nam lần đầu tiên trong các kỳ tham dự ASIAD xếp thứ 13 toàn đoàn trong tổng số 45 đoàn tham gia với 33 huy chương các loại. Tại Đại hội Thể thao Olympic trẻ tổ chức ở Singapore, đoàn Việt Nam xếp thứ 42/181 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự. Tính đến cuối năm 2010, thể thao Việt Nam đã có 16 vận động viên đạt đẳng cấp kiện tướng quốc tế; 1237 vận động viên đạt đẳng cấp kiện tướng quốc gia; 179 vận động viên đạt dự bị kiện tướng; 1872 vận động viên đạt cấp I quốc gia; lập 1 kỷ Châu Á và phá 22 kỷ lục quốc gia. Tai nạn giao thông Theo báo cáo sơ bộ, trong mười một tháng năm 2010, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 12,6 nghìn vụ tai nạn giao thông, làm chết 10,4 nghìn người và làm bị thương 9,2 nghìn người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tăng 13,4%, số người chết tăng 0,13%, số người bị thương tăng 31,8%. Bình quân một ngày trong mười một tháng năm 2010, trên địa bàn cả nước xảy ra 38 vụ tai nạn giao thông, làm chết 31 người và làm bị thương 28 người. Thiệt hại do thiên tai Trong năm 2010, nước ta chịu ảnh hưởng của bão và những trận lũ lớn xảy ra liên tiếp gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Theo báo cáo của các địa phương, thiên tai đã làm 355 người chết và mất tích; gần 600 người bị thương; hơn 2,6 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi; hơn 579 nghìn ngôi nhà bị sạt lở, tốc mái, ngập nước; 30 nghìn ha lúa và hoa màu bị mất trắng; trên 100 km đê, kè và gần 1,9 nghìn km đường giao thông cơ giới bị vỡ, sạt lở và cuốn trôi; hơn 11 nghìn cột điện bị gãy, đổ. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2010 ước tính 11,7 nghìn tỷ đồng. Quảng Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh là 3 tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất của thiên tai, trong đó Hà Tĩnh có 34 người chết và mất tích, tổng giá trị thiệt hại lớn nhất với 5,3 nghìn tỷ đồng; Nghệ An có 41 người chết và mất tích, tổng giá trị thiệt hại hơn 2 nghìn tỷ đồng; Quảng Bình có 75 người chết và mất tích, tổng giá trị thiệt hại hơn 1,9 nghìn tỷ đồng; Bảo vệ môi trường Hàm lượng các chất độc hại trong không khí, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm bụi tại các đô thị đang là một trong những vấn đề ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng lớn đến đời sống con người, Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường, trong tổng số 71 trạm quan trắc đại điện tại 17 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương thì 10 trạm quan trắc có nồng độ NO2 và 23 trạm quan trắc có nồng độ CO vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam. Về hàm lượng các chất độc hại trong nước mặt, trong số 80 trạm quan trắc đại diện của 13 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương thì 18,7% số trạm đo được hàm lượng chất rắn trong nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép, chủ yếu tại các trạm quan trắc tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, trong đó trạm quan trắc tại Cầu Lộ Phong, suối Hợp Phong (Quảng Ninh) vượt quá tiêu chuẩn cho phép gần 60 lần. Tại các đô thị, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đang có xu hướng tăng lên, trung bình tăng khoảng 10-16%/năm. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt chiếm khoảng 60-70% tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại khu vực đô thị. Theo ước tính, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh bình quân tại các đô thị năm 2010 khoảng 23 nghìn tấn/ngày, trong đó tỉ lệ thu gom đạt 82%. Theo báo cáo điều tra doanh nghiệp hàng năm, chi cho công tác bảo vệ môi trường bình quân/doanh nghiệp năm 2007 khoảng 564 triệu đồng; năm 2008 là 822 triệu đồng. Trong tổng số 8322 doanh nghiệp năm 2008 có báo cáo về phát thải các loại chất thải ra môi trường, có 3,8% doanh nghiệp không áp dụng bất kỳ biện pháp xử lý môi trường nào. Cũng theo kết quả điều tra, phát sinh chất thải lỏng từ các doanh nghiệp năm 2008 là 412 triệu m3, trong đó các doanh nghiệp xử lý được 82,4% lượng chất thải; chất thải rắn phát sinh là 303 triệu tấn, trong đó xử lý được 75%. Khái quát lại, kinh tế-xã hội nước ta năm 2010 diễn ra trong bối cảnh không ít khó khăn, thách thức nhưng với đà phục hồi nhanh sau khủng hoảng đã vươn lên và đạt được mức tăng trưởng khá với 6,78%, cao hơn nhiều mức tăng 5,32% của năm 2009 và vượt kế hoạch đề ra ở mức 6,5%. Sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực đều tăng khá. Sản xuất công nghiệp tiếp tục giữ ổn định. Xuất khẩu hàng hoá đạt kim ngạch cao, từ đó hạn chế được tỷ lệ nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán. Hoạt động du lịch phát triển mạnh với số khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao. Đầu tư được tăng cường kiểm tra, giám sát. Những kết quả đạt được trên đây khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đúng đắn, kịp thời của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; đồng thời thể hiện sự cố gắng, quyết tâm cao của các ngành, các cấp, các địa phương và của toàn dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, sản xuất kinh doanh trong nước cũng gặp một số khó khăn do thị trường tài chính, tiện tệ có những biểu hiện phức tạp, lạm phát có xu hướng tăng cao trong những tháng cuối năm, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 so với cùng kỳ năm 2009 đã tăng 11,75%, cao hơn mục tiêu được Quốc Hội điều chỉnh là dưới 8%. Vì vậy, để tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo động lực cho năm 2011, cần tập trung thực hiện tốt một số vấn đề trọng tâm sau đây: Một là, thực hiện nghiêm Công điện số 2358/CĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hoá, dịch vụ, bình ổn giá thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão. Theo đó cần chủ động xây dựng và triển khai chương trình dự trữ hàng phục vụ Tết Nguyên đán, phát triển mạnh các điểm bán hàng bình ổn, đặc biệt là các mặt hàng trong nhóm bình ổn giá theo quy định. Bám sát diễn biến thị trường giá cả, đặc biệt là giá những mặt hàng trọng yếu phục vụ Tết Nguyên đán sắp tới để chủ động quản lý, kiểm tra và điều tiết hàng hoá trên thị trường; Hai là, tiếp tục xử lý tốt những bất ổn trong việc huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng; sử dụng và điều hành linh hoạt tỷ giá cũng như các công cụ tài chính gồm: Công cụ thuế, phí, lệ phí và các biện pháp thích hợp theo hướng đẩy mạnh sản xuất, khuyến khích xuất khẩu nhằm ổn định tài chính, tiền tệ; đồng thời để bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu, hạn chế nhập siêu; Ba là, đẩy mạnh và tổ chức tốt hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”. Chăm lo thường xuyên và chu đáo các đối tượng, gia đình chính sách, gia đình có công với nước, đồng bào những vùng bị ảnh hưởng lũ lụt, nhất là đồng bào dân tộc vùng miền núi, vùng sâu và những hộ gia đình nghèo. Bảo đảm mọi người dân trên cả nước đón Tết vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm và an toàn. -Trên đây là các tổng kết KT-XH các lĩnh vực của năm 2010 ở Việt Nam. Các bảng biểu cụ thể của từng lĩnh vực các bạn có thể vào đường dẫn GIAO AN _ĐỊA LÍ_ TƯ LIỆU để tải về tham khảo với định dạng PDF (lưu ý là có 17 file từ 01 đến 17 nhé! ) -Chúc mọi người vui vẻ , thành đạt trong năm con Mèo nhé! -Demo : Trong vài tháng nữa , sẽ ra mắt Hướng dẫn vẽ biểu đồ chuyên nghiệp nhất bằng các phần mềm chuyên dụng (chưa thấy xuất hiện trên các diễn đàn Internet từ trước đến nay nha), hướng dẫn bằng VIDEO nên rất dễ hiểu , trực quan . Nhất là việc điều chỉnh khoảng các năm theo ý muốn ! -Cảm ơn các bạn đã chia sẽ và tìm đến tài liệu do Nguyễn Xuân Hùng cung cấp.! ________________________________________________________________

File đính kèm:

  • docKinh te xa hoi VN 2010.doc
Giáo án liên quan