Tìm hiểu phương pháp dạy học tích cực

1. Phương pháp dạy học tích cực:

 Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

"Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.

PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.

Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. Chẳng hạn, có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp giáo viên hăng hái áp dụng PPDH tích cực nhưng không thành công vì học sinh chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động. Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Như vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để phân biệt với "Dạy và học thụ động".

 

doc20 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2455 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu phương pháp dạy học tích cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông nghệ, Mĩ thuậtở trường phổ thông, việc kết hợp chặt chẽ giữa lời nói sinh động với sử dụng đồ dùng trực quan là một trong những điều quan trọng nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Sử dụng các đồ dùng trực quan cần theo một quy trình hợp lí để có thể khai thác tối đa kiến thức từ các đồ dùng trực quan. Cần chuẩn bị câu hỏi/hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS quan sát và tự khai thác kiến thức. =========================================================== Ngày 18 tháng 12 năm 2013 Nội dung 6: Tìm hiểu về phương pháp dạy học luyện tập thực hành 1.a. Bản chất Luyện tập và thực hành nhằm củng cố, bổ sung, làm vững chắc thêm các kiến thức lí thuyết. Trong luyện tập, người ta nhấn mạnh tới việc lặp lại với mục đích học thuộc những “đoạn thông tin”: đoạn văn, thơ, bài hát, kí hiệu, quy tắc, định lí, công thức, đã học và làm cho việc sử dụng kĩ năng được thực hiện một cách tự động, thành thục. trong thực hành, người ta không chỉ nhấn mạnh vào việc học thuộc mà cong nhằm áp dụng hay sử dụng một cách thông minh các trí thức để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Vì thế, trong dạy học, bên cạnh việc cho HS luyện tập một số chi tiết cụ thể, GV cũng cần lưu ý cho HS thực hành phát triển kĩ năng. 1.b.Quy trình thực hiện Bước 1: Xác định tài liệu cho luyện tập và thực hành Bước này bao gồm việc tập trung chú ý của HS về kỹ năng cụ thể hoặc những sự kiện cần luyện tập hoặc thực hành. Bước 2: Giới thiệu mô hình luyện tập hoặc thực hành Khuôn mẫu để HS bắt chước hoặc làm theo được GV giới thiệu, có thể thông qua ví dụ cụ thể. Bước 3: HS tìm hiểu về tài liệu để luyện tập hoặc thực hành. HS có thể tự thử kĩ năng của mình và có thể đặt câu hỏi về những kĩ năng đó. Việc nhắc lại sơ bộ có thể được tiến hành trong hoạt động của cả lớp với sự hướng dẫn của GV. Nếu luyện tập hay thực hành một kĩ năng tự động thì mỗi bước cần có lời chỉ dẫn cụ thể. Bài tập loại này cần được tiếp tục cho tới khi nào HS biết chính xác họ phải làm gì và nhận rõ mức độ hoàn thành mà các em cần đạt được. Bước 4: Thực hành đa dạng GV đưa ra các bài tập đòi hỏi HS phải sử dụng nhiều kiến thức, định lí, công thứccác bài tập càng đa dạng thì HS càng có cơ hội rèn luyện kỹ năng, vận dụng các kiến thức khác nhau để giải quyết nhiệm vụ đặt ra. Bước 5: Bài tập cá nhân HS có thể luyện tập, thực hành những bài tập có trong SGK hoặc sách bài tập hoặc các bài tập tham khảo khác nhằm phát triển kĩ năng GQVĐ và rèn luyện tư duy. 2.a.Ưu điểm - Đây là phương pháp có hiệu quả để mở rộng sự liên tưởng và phát triển các ký năng. - Luyện tập và thực hành có hiệu quả trong việc củng cố trí nhớ, tinh lộc, và trau chuốt các kỹ năng đã học, tạo cơ sở cho việc xây dựng kĩ năng nhận thức ở mức độ cao hơn. - Đây là phương pháp dễ thực hiện và được thực hiện trong hầu hất các giờ học như môn Toán, Thể dục, Âm nhạc, 2.b. Hạn chế - Luyện tập và thực hành có xu hướng làm cho HS nhàm chán nếu GV không nêu mục đích một cách rõ ràng và có sự khuyến khích cao. Dễ tạo tâm lí phụ thuộc vào mẫu, hạn chế sự sáng tạo. - Do bản chất của việc nhắc đi nhắc lại nên HS khó có thể đạt được sự lanh lợi vào tập trung dễ tạo nên sự học vẹt, đặc biệt là khi chưa xây dựng được sự hiểu biết ban đầu đầy đủ. 2.c. Một số lưu ý Luyện tập và thực hành cần phải được tiến hành thường xuyên dưới một số áp lực. các bài tập luyện tập được nhắc đi nhắc lại ngày càng khắt khe hơn, nhanh hơn và áp lực lên HS cũng mạnh hơn, áp dụng trong luyện tập sẽ căng thẳng hơn trong bài tập thực hành. Tuy nhiên áp lực không nên quá cao mà chỉ vừa đủ để khuyến khích HS làm bài chịu khó hơn. Thời gian cho luyện tập, thực hành cũng không nên kéo dài quá, dễ gây nên sự nhạt nhẽo và nhàm chán. Cần thiết kế các bài tập có sự phân hóa để khuyến khích mọi đối tượng HS đều tham gia thực hành luyện tập phù hợp với năng lực của mình. Cũng có thể tổ chức các hoạt động luyện tập, thực hành thông qua nhiều hoạt động khác nhau, kể cả việc tổ chức thành các trò chơi học tập nhằm làm cho học sinh hào hứng hơn, đồng thời quan các hoạt động đó các kỹ năng của HS cũng được rèn luyện. ============================================================== Ngày 20 tháng 12 năm 2013 Nội dung 7: Tìm hiểu về phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy. 1.a. Bản chất: BĐTD (MINDMAP) hay còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy): Là PPDH chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự học nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thồng hoá một chủ đề hay một mạch kiến thức, ...Bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét sắc màu, chữ viết với sự tư duy tích cực. BĐTD kế thừa, mở rộng và ở mức độ cao hơn của việc lập bảng biểu, sơ đồ. Học sinh tự ghi chép kiến thức trên BĐTD bằng từ khoá và ý chính, cụm từ viết tắt và các đường liên kết, ghi chú, ... bằng các màu sắc, hình ảnh và chữ viết. Khi tự ghi theo cách hiểu của chính mình, học sinh sẽ chủ động hơn, tích cực học tập và ghi nhớ bền vững hơn, dễ mở rộng, đào sâu ý tưởng. Mỗi người ghi theo một cách khác nhau, không rập khuôn, máy móc, dễ phát triển ý tưởng bằng cách vẽ thêm nhánh, phát huy được sáng tạo. Người học luôn có được niềm vui trước "sản phẩm phẩm kiến thức hội hoạ" do tự mình làm ra dưới sự hướng dẫn của giáo viên và sự hợp tác của tập thể. Dạy học bằng BĐTD xuất phát từ tiếp thu kinh nghiệm quốc tế và nghiên cứu thực tiễn giới thiệu để đưa vào áp dụng ở giáo dục Việt Nam sau khi đã triển khai điểm thành công ở một số địa phương. Phần này sẽ giới thiệu thành một chuyên đề riêng để các địa phương tham luận, vận dụng và phối hợp linh hoạt với các phương pháp dạy học khác./. 3. Ví dụ: Trước khi học bài mới  “Giản dị” (môn Giáo dục công dân) GV có thể gợi ý cho HS vẽ BĐTD bằng từ khóa “giản dị” sau đó cho các em thảo luận để vẽ tiếp các nhánh và bổ sung dần các ý nhỏ, dẫn đến việc các em tự chiếm lĩnh kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng lại rất hiệu quả đồng thời kích thích hứng thú học tập của HS. ============================================================== Ngày 22 tháng 12 năm 2013 Nội dung 8: Tìm hiểu về phương pháp dạy học trò chơi 1.a. Bản chất Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề, thực hiện một nhiệm vụ học tập hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi học tập nào đó. Trò chơi học tập là hoạt động được diễn ra theo trình tự hoạt động của một trò chơi học tập nào đó. Trò chơi học tập là hoạt động được diễn ra theo trình tự hoạt động của một trò chơi. Trò chơi học tập có những đặc điểm sau: + Nội dung trò chơi gắn với kiến thức, kĩ năng, thái độ của một môn học hoặc một bài học cụ thể. + Thường được diễn ra trong thời gian, không gian nhất định của một giờ học. + Mọi HS đều thu nhận được những nội dung học tập chứa đựng trong trò chơi phù hợp với trình độ và lứa tuổi. Khác với trò chơi rèn luyện sức khỏe và giải trí, trò chơi học tập nhằm hướng tới sự thông hiểu kiến thức gắn với các nội dung học tập cụ thể của môn học, bài học, lớp học. 1.b. Quy trình thực hiện - GV (hoặc GV cùng HS) lựa chọn trò chơi. - Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện cần thiết cho trò chơi - Phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS - Chơi thử (nếu cần thiết) - HS tiến hành chơi - Đánh giá sau trò chơi - Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi. 2.a. Ưu điểm - Tạo nhiều cơ hội để HS tham gia vào quá trình dạy học, trò chơi học tập giải quyết tốt vấn đề này bởi lẽ: + Là phương pháp giáo dục phù hợp vởi trẻ em; + Tạo được sự thích thú, hấp dẫn, không khí vui vẻ; + Khi chơi HS sẽ bộc lộ, thể hiện mình một cách tự nhiên; + Giúp thay đổi hình thức hoạt động và trạng thái tình cảm với việc học; + HS tiếp thu bài học một cách tích cực và tự giác; + Tạo cơ hội giúp HS rèn luyện kỹ năng và củng cố kiến thức; + Giúp HS phát triển tâm lí, thái độ đạo đức: có trách nhiệm cao với đồng đội tôn trọng kỷ luật của nhóm, đội và luật chơi, giúp đỡ đồng đội - Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động; Không khô khan nhàm chán. HS được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiêm, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải tỏa được những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập. - Qua trò chơi, HS có cơ hội để thệ nghiệm những thái độ, hành vi . Chính nhờ sự thể nghiệm này sẽ hình thành được ở các em niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cực tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống. - Qua trò chơi, HS sẽ được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống. - Qua trò chơi, HS được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi - Trò chơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa HS với HS, Giữa GV với HS. 2.b.Hạn chế - Trong quá trình chơi HS có thể ồn ào, làm ảnh hưởng đến các lớp khác. - HS có thể ham vui sẽ kéo dài thời gian chơi, làm ảnh hưởng đền các hoạt động khác của tiết học. - Ý nghĩa giáo dục của trò chơi có thể bị hạn chế nếu lựa chọn trò chơi không phù hợp hoặc tổ chức trò chơi không tốt. 2.c. Một số lưu ý - Trò chơi học tập phải có mục đích rõ ràng. Nội dung trò chơi phải gắn với kiến thức môn học, bài học, lớp học, đối tượng học sinh, phong tục tập quán tốt của địa phương. Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học, đồng thời phải không gây nguy hiểm cho HS. - Cần có sự chuẩn bị tốt, mọi HS đều hiểu trò chơi và tham gia dễ dàng. HS phải nằm được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi. - Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi. Không lạm dụng quá nhiều kiến thức và thời lượng bài học. - Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho HS tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi. - Trò chơi phải được luân phiên thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán cho học sinh. - Sau khi chơi, GV cần cho HS thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi. - hết modul 18-

File đính kèm:

  • docNoi dung tra loi cac hoat dong Boi duong Thuong xuyen Modul 18.doc
Giáo án liên quan