Tiết 49: Bài 55: Sơ đồ điện

-HS hiểu được khái niệm, sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện

-Đọc được 1 số mạch điện cơ bản của mạng điện trong nhà

-Rèn luyện kĩ năng đọc sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 49: Bài 55: Sơ đồ điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 49: Bài 55: Sơ đồ điện I. Mục tiêu: -HS hiểu được khái niệm, sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện -Đọc được 1 số mạch điện cơ bản của mạng điện trong nhà -Rèn luyện kĩ năng đọc sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị nội dung: -GV nghiên cứu bài “Sơ đồ điện” trong SGK, SGV và những tài liệu tham khảo khác 2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: -Bảng kí hiệu sơ đồ điện (để trống phần kí hiệu hoặc phần tên gọi của kí hiệu) -Mô hình mạch điện chiếu sáng trên bảng gỗ hoặc bìa cứng III. Tổ chức HĐ dạy học: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: -Hãy nêu công dụng, cấu tạo và phân loại, nguyên lí làm việc của cầu chì? -Trình bày nhiệm vụ của aptômat. Chứng minh aptômát đóng vai trò như cầu chì và cầu dao? 3. Bài mới: Giới thiệu bài học: Một mạch điện hay 1 mạng điện bao gồm nhiều phần tử được nối với nhau theo 1 quy luật nhất định. Để thể hiện mạch điện đơn giản hơn và để cho mọi người cùng hiểu về mạch điện đó, người ta dùng sơ đồ điện, trong đó các phần tử của mạch điện được biểu diễn bằng các kí hiệu. Đó là nội dung bài hôm nay a. HĐ1: Tìm hiểu KN sơ đồ điện -GV giới thiệu: H55.1 SGK: Mạch điện chiếu sáng (từ mạch điện phức tạp) chúng ta có thể vẽ lại (nhờ các kí hiệu) sơ đồ mạch điện -->GV rút ra KL: +Hãy quan sát H55.1 SGK chỉ ra những phần tử của mạch điện chiếu sáng được thể hiện trong sơ đồ mạch điện? (Gồm: nguồn điện, ampekế, 2 bóng đèn, khoá K) b. HĐ2: Tìm hiểu 1 số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện -GV cho HS nghiên cứu bảng 55.1 SGK sau đó làm việc theo nhóm phân loại và vẽ kí hiệu điện theo các nhóm: +Nhóm kí hiệu nguồn điện +Nhóm kí hiệu dây dẫn điện +Nhóm kí hiệu các thiết bị điện +Nhóm kí hiệu đồ dùng điện Có thể thay bằng BT: Gắn những phần thiếu lên “bảng kí hiệu” (GV đã chuẩn bị sẵn) HS nhớ được 1 số kí hiệu thông dụng c. HĐ3: Phân loại sơ đồ điện -GV giới thiệu tranh vẽ H55.2; H55.3 SGK -HS hiểu được 2 loại sơ đồ -GV giúp các em thấy được sự khác nhau về đặc điểm, chức năng của mỗi loại, những sự khác nhau đó thể hiện ngay trên sơ đồ điện +Thế nào là mối liện hệ điện của các phần tử mạch điện? (Các phần tử được nối với nhau) +Thế nào là biểu thị vị trí, cách lắp đặt giữa các phần tử mạch điện? +Phân tích trên sơ đồ điện (H55.2; H55.3 SGK) *Sơ đồ nguyên lí: Chỉ biểu thị đây là mạch điện gồm 1 cầu chì và 1 ổ cắm điện dùng để lấy điện cho đồ dùng điện *Sơ đồ lắp đặt: Thể hiện rõ vị trí lắp đặt của cầu chì và ổ điện cùng trên 1 bảng điện và cách đi dây từ nguồn điện tới bảng điện *Từ 1 sơ đồ nguyên lí có thể có 1 số sơ đồ lắp đặt thể hiện những vị trí lắp đặt khác nhau của các phần tử trong mạch điện +Dựa vào những KN trên, em hãy phân tích và chỉ ra những sơ đồ nào trong hình 55.4 là sơ đồ nguyên lí? Sơ đồ lắp đặt? (Sơ đồ nguyên lí: a; c Sơ đồ lắp đặt: b; d) d. HĐ4: Vận dụng, củng cố, luyện tập: -HS đọc “Ghi nhớ” SGK -Làm BT (SGK-191; 192) 1. Sơ đồ điện là gì? -Sơ đồ điện là hình biểu diễn quy ước của 1 mạch điện, mạng điện hoặc hệ thống điện 2. Một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện -Khi vẽ sơ đồ điện, người ta thường dùng các kí hiệu, đó là những hình vẽ được tiêu chuẩn hoá để thể hiện những phần tử của mạch điện như: dây dẫn điện, thiết bị điện, đồ dùng điện và cách lắp đặt chúng 3. Phân loại sơ đồ điện a. Sơ đồ nguyên lí: -Đặc điểm: Là sơ đồ chỉ nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện vị trí và cách lắp đặt của chúng trong thực tế -Công dụng: Để tìm hiểu nguyên lí làm việc của mạch điện b. Sơ đồ lắp đặt (sơ đồ đấu dây): -Đặc điểm: Là sơ đồ biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt các phần tử của mạch điện trong thực tế -Công dụng: Dự trù vật liệu, lắp đặt, sửa chữa mạch điện 4. Luyện tập: Đáp án: BT (SGK-191; 192) Sơ đồ nguyên lí: a; c Sơ đồ lắp đặt: b; d) IV. HD học ở nhà: -Đọc SGK, học kĩ phần “Ghi nhớ” SGK -Trả lời các câu hỏi cuối bài học -Đọc trước bài 56+57 và chuẩn bị cho giờ thực hành Đáp án : Câu 1: Như mục 3) Câu 2: Quan sát 1 sơ đồ mạch điện được vẽ chính xác, ta có thể nhận biết được dây pha và dây trung tính dựa vào vị trí lắp đặt các thiết bị điện (cầu chì, công tắc thường được lắp trên dây pha) Câu3: Đối chiếu bảng 55.1 SGK

File đính kèm:

  • docTiet49 - Copy.doc
Giáo án liên quan