Tiết 40 Bài 37: thức ăn vật nuôi

1/ Kiến thức:

- Nêu được nguồn gốc và xác định được thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.

2/ Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, khai thác tranh ảnh, biểu đồ để xác định nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.

3/ Thái độ:

- Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi.

4/ Tích hợp bảo vệ môi trường:

- Có phương pháp chăm sóc giống vật nuôi tốt.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3992 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 40 Bài 37: thức ăn vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Ngày soạn: 23/03/2014 Tiết 40 Ngày dạy : 25/03/2014 BÀI 37: THỨC ĂN VẬT NUÔI I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Nêu được nguồn gốc và xác định được thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi. 2/ Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, khai thác tranh ảnh, biểu đồ để xác định nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi. 3/ Thái độ: - Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi. 4/ Tích hợp bảo vệ mơi trường: - Cĩ phương pháp chăm sĩc giống vật nuơi tốt. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: 1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Phóng to H 65 SGK, sưu tầm một sốâ loại thức ăn tranh ảnh có liên quan 2/ Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trứơc bài mới, sưu tầm một số loại thức ăn có ở địa phương. III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ổn định lớp: 7A1:.......... 7A2: 7A3: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: Trong chăn nuôi, giống là cơ sở, thức ăn là tiền đề. Nghĩa là giống mang tính chất quyết định đến năng suất chất lượng chăn nuôi. Nhưng điều kiện để đạt được năng suất chất lượng của giống thì lại là thức ăn…Vậy để xác định đựơc nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. b/ Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gốc thức ăn vật nuôi: GV yêu cầu HS quan sát H 63 cho biết: - Các vật nuôi trong H 63 đang ăn những thức ăn gì? - Ngoài những thức ăn trên trâu, lợn, gà còn ăn những thức ăn nào nữa không? - Lợn, gà có thể ăn rơm khô như trâu bò được không? Tại sao? - Trâu bò có cần ăn những thức ăn có nhiều bột, nhiều đạm như lợn không? GV (bổ sung) Trong dạ cỏ của bò chứa tới 500 triệu con VSV cộng sinh/1gam chất chứa trong dạ cỏ, còn trâu thì khoảng 2000 triệu con=> rơm rạ được biến đổi thành chất dinh dưỡng, nên trâu, bò không bao giờ thiếu đạm - Vậy vật nuôi ăn thức ăn như thế nào là phù hợp? GV yêu cầu HS quan sát H64 SGK và liên hệ thực tế cho biết: - Hiện nay loại thức ăn nào được người chăn nuôi sử dụng phổ biến và giúp vật nuôi lớn nhanh? - Quan sát H64 cho biết thức ăn hỗn hợp được chế biến từ những loại nào? - Thức ăn trên có nguồn gốc từ đâu? Nguồn gốc Tên các loại thức ăn Thực vật Cám, ngô, sắn, khô dầu đậu, premic vi tamin, premic khoáng Động vật Bột cá, premic vita min, premic khoáng Chất khoáng Premic khoáng GV yêu cầu thảo luận 3’: xác định nguồn gốc các loại thức ăn trong H 64; - HS quan sát và trả lời câu hỏi - Trâu ăn rơm, lợn ăn cám, gà ăn thóc - Trâu ăn cỏ, thân cây ngô, ngọn mía… - Gà ăn ngô, sâu bọ, cỏ non - Lợn ăn rau, cá… - Không vì hệ tiêu hoá không có enzim để tiêu hoá lượng chất xơ lớn - Không. Vì dạ dày trâu bò gồm có 4 túi, trong đó có dạ cỏ gồm nhiều VSV sống cộng sinh giúp tiêu hoá rơm, cỏ thuận lợi - Là những loại thức ăn nào phù hợp với đặc điểm sinh lý tiêu hoá của chúng HS quan sát - Thức ăn hỗn hợp - Cám, ngô, sắn, bột cá, Khô dầu đậu tương, premic khoáng, premic vitamin - Động vật, thực vật, chất khoáng - HS thảo luận nhóm - 1 HS trình bày, HS sinh khác theo dõi, bổ sung I/ Nguồn gốc thức ăn vật nuôi: 1. Thức ăn vật nuôi - Mỗi vật nuôi chỉ ăn những thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh lí tiêu hoá của chúng. 2. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi - Từ động vật, thực vật, chất khoáng Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi: GV: yêu cầu HS quan sát bảng 4 SGK: - Hãy cho biết thành phần dinh dưỡng của Rau muống và bột cá? - Rau muống chiếm tới 89,4% là nước, các thành phần còn lại không chứa nước gọi là gì? Thức ăn vật nuôi gồm những thành phần nào? - Những loại thức ăn nào chứa nhiều nước, đạm có nguồn gốc từ đâu? - Vậy tỉ lệ, thành phần các chất dinh dưỡng trong các loại thức ăn có giống nhau không? GV yêu cầu HS dựa vào bảng 4, thảo luận để xác định các loại thức ăn trong H 65 cho phù hợp. a. Rau b. Khoai lang củ c. Rơm lúa d. Ngô (bắp ) hạt e. bột cá - Cả lớp quan sát - 1 Hs đọc thành phần dinh dưỡng của rau muống và bột cá - Gọi là chất khô - Gồm :Nước và Chất khô - rau muống, khoai lang củ… chứa nhiều nước có nguồn gốc thực vật - Bột cá có nguồn gốc động vật - Không giống nhau - HS thảo luận xác định các loại thức ăn cho phù hợp - Đại diện HS trình bày II/ Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi: Gồm 2 phần: Nước và Chất khô + Prôtêin + Lipit + Gluxit + khoáng, vitamin - Tỉ lệ, thành phần các chất dinh dưỡng trong mỗi loại thức ăn khác nhau 4 / Củng cố - Đánh giá: GV gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ - Hãy sắp xếp thành phần dinh dưỡng của của rau muống và bột cá theo thứ tự tăng dần 5/ Nhận xét - Dặn dò: Học bài theo câu hỏi SGK - Soạn bài tiếp theo; xem lại phần công nghệ 6: Vai trò của thức ăn đối cơ thể con người. IV/ RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 29 CN7 tiet 40.doc
Giáo án liên quan