Tiết: 30 Thức ăn vật nuôi

1. Kiến thức: HS cần:

-Biết được nguồn gốc của thức ăn vật nuôi

-Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi

2.Kỹ năng: Rèn luyện và phát triển cho HS các kỹ năng sau:

-Quan sát tranh ảnh, bảng số liệu

-Liên hệ thực tế

3.Thái độ:

 Sẵn sàng tham gia vào lao động sản xuất chăn nuôi.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết: 30 Thức ăn vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 Tiết: 30 Ngày soạn: 06/1/2014 THỨC ĂN VẬT NUÔI I.Mục tiêu bài học: Kiến thức: HS cần: -Biết được nguồn gốc của thức ăn vật nuôi -Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi 2.Kỹ năng: Rèn luyện và phát triển cho HS các kỹ năng sau: -Quan sát tranh ảnh, bảng số liệu -Liên hệ thực tế 3.Thái độ: Sẵn sàng tham gia vào lao động sản xuất chăn nuôi. II.Chuẩn bị của GV và HS: 1.Chuẩn bị của GV: -Nghiên cứu SGk và các tài liệu có liên quan -ĐDDH: Tranh ảnh các hình 3, 64, 65 SGK 2.Chuẩn bị của HS: đọc trước bài 37 và các tài liệu có liên quan. Phóng to hình 31, 32 – SGK và sưu tầm thêm các tranh ảnh có liên quan đến bài học. III.Phương pháp dạy – học: Nêu và giải quyết VĐ –làm việc với SGK – quan sát tranh + liên hệ thực tế.... IV. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: 1ph 2.Kiểm tra bài cũ: k0 3.Bài mới: *Mở bài: (1 phút) -Vật nuôi muốn sống và lớn lên đươc phải làm gì ? Vậy vật nuôi ăn những thức ăn nào ? *Phát triển bài: Hoạt động 1: TÌM HIỂU NGUỒN GỐC CỦA THỨC ĂN VẬT NUÔI (11 phut) *Mục tiêu: HS thấy rằng thức ăn tuy đa dạng nhưng đều xuất phát từ 3 nguồn gốc: thực vật, động vật và khoáng vật. *Tiến hành: Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung bài học -Hỏi: Ở gia đình các em nuôi những vật nuôi nào ? Chúng ăn những thức ăn nào ? -Các loại vật nuôi khác nhau có ăn những thức ăn giống nhau không ? -GV giảng giải tại sao trâu bò ăn được rơm rạ, còn gà lợn không thể ăn được rơm rạ. *Tiểu kết 1: (nội dung mục 1) -Hỏi: Các loại thức ăn mà các em vừa nêu, chúng có nguồn gốc từ đâu ? GV cho HS quan sát hình 64 SGK ->yêu cầu HS sắp xếp các loại thức ăn trong TAHH theo nguồn gốc của chúng. -HS liên hệ thực tế chăn nuôi trong gia đình để trả lời. -HS: ko, vì mỗi loại v/n chỉ ăn những thức ăn phù hợp với sinh lí tiêu hóa của chúng. -ghi bài -ĐA: từ động vật, thực vật và khoáng vật -HS quan sát hình vẽ và thực hiện việc sắp xếp theo 3 nguồn gốc: +Thực vật +Động vật +Khoáng vật I.Nguồn gốc thức ăn vật nuôi: 1/Thức ăn vật nuôi: Vật nuôi chỉ ăn được những loại thức ăn phù hợp với sinh lí tiêu hóa của chúng. 2/Nguồn gốc thức ăn vật nuôi: Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và khoáng chất. Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN VẬT NUÔI( 11ph) : Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung bài học -Dẫn dắt: Trong thức ăn phải có chất dinh dưỡng thì có thể mới sống và phát triển được. -GV treo bảng TPDD (bảng 4 SGK trang 100). Yêu càu HS quan sát xem có bao nhiêu loại thức ăn và tỉ lệ các TP dinh dưỡng. -H: Trong bảng có mấy loại thức ăn ? -H: Trong thức ăn có những chất dinh dưỡng nào ? -Hỏi: Những loại thức ăn nào chứa nhiều nước ? -Hỏi: Những loại thức ăn nào chứa nhiều gluxit ? -Hỏi: Những loại thức ăn nào chứa nhiều đạm ? -Tổ chức làm bài tập theo nhóm. -Yêu cầu HS làm vào vở BT -HS quan sát, tìm hiểu tỉ lệ các TP dinh dưỡng trong bảng. -5 loại thức ăn -Nước, protein, lipit, gluxit, khoáng và vitamin. -Các nhóm chuẩn bị, sau đó lên bảng. II.Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi: Thức ăn có nước và chất khô. Phần chất khô của thức ăn có , protein, lipit, gluxit, khoáng và vitamin. Tùy theo loại thức ăn mà thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng có khác nhau. 4.Tổng kết và kiểm tra đánh giá: (5ph) *HS đọc phần ghi nhớ, SGK *Trả lời các câu hỏi: -Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu ? -Thức ăn vật nuôi có những TP dinh dưỡng nào ? GV nhận xét tiết học. 5.Hướng dẫn về nhà:( 1ph) -Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài -Đọc mục “Em có biết ?” -Xem lại phần I “vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn”, bài 15 công nghệ lớp 6 V.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docCN7,tuần 21-1.doc
Giáo án liên quan