Tiết 3: Toán Luyện tập (Tiết 158 - Trang 167)

- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

- Biết tính giá trị của biểu thức số có đến 2 dấu tính.

- Bài tập cần làm: 1, 2, 3

- Học sinh khá, giỏi biết giải bài toán bằng nhiều cách.

- Giáo dục các em ý thức học tập.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4500 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 3: Toán Luyện tập (Tiết 158 - Trang 167), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN: 20/4/2014 NGÀY GIẢNG: Thứ tư ngày 23 tháng 4 năm 2014 Tiết 3: Toán LUYỆN TẬP (Tiết 158 - Trang 167) A. MỤC TIÊU: - Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Biết tính giá trị của biểu thức số có đến 2 dấu tính. - Bài tập cần làm: 1, 2, 3 - Học sinh khá, giỏi biết giải bài toán bằng nhiều cách. - Giáo dục các em ý thức học tập. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ ghi bài tập tóm tắt (kiểm tra bài cũ), phiếu bài tập 3 (4 phiếu khổ to) - HS: Bảng, vở C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra: Giáo viên treo bảng phụ ghi 2 tóm tắt của hai bài toán và nêu yêu cầu: Giải bài toán theo tóm tắt sau: a) Tóm tắt : 3 vỉ: 30 viên thuốc 5 vỉ: .... viên thuốc? b) Tóm tắt : 30l mật ong: 6 can 10l mật ong:...can? - Yêu cầu lớp làm vào nháp, gọi 2 HS lên bảng làm. - Yêu cầu lớp nhận xét - Yêu cầu HS so sánh các bước giải hai bài toán có gì giống và khác nhau - Giáo viên chốt lại: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị có hai kiểu bài: + Kiểu 1: Bước 1(Tính giá trị một phần – phép chia); Bước 2 (tính giá trị nhiều phần – phép nhân) + Kiểu 2: Bước 1(Tính giá trị một phần - phép chia); Bước 2 (Tìm số phần bằng nhau của một giá trị - phép chia). Chúng ta có thể dựa vào tóm tắt để xác định kiểu bài: Nếu dữ kiện đã cho có quan hệ số bé số lớn (Ví dụ: 3 - 30) là kiểu bài 1 (chia, nhân). Nếu dữ kiện đã cho có quan hệ số lớn số bé (Ví dụ: 30 - 6 là kiểu bài 2 (chia, chia). Vậy bước tóm tắt cũng rất quan trọng các em cần tóm tắt đúng để dựa vào đó xác định kiểu bài để giải bài toán nhanh, chính xác. III. Bài mới: 1.Giới thiệu bài - ghi bảng: Luyện tập 2: Thực hành. - HS quan sát, đọc tóm tắt - Lớp làm vào vở nháp - 2 HS lên bảng làm a) Bài giải: 1 vỉ có số viên thuốc là: 30 : 3 = 10 (viên) 5 vỉ có số viên thuốc là: 5 10 = 50 (viên) Đáp số: 50 viên thuốc b) Bài giải: Số lít mật ong trong mỗi can là: 30 : 6 = 5 (l) Số can cần có để đựng 10 lít mật ong là: 10 : 5 = 2 (can) Đáp số: 2 can. - HS nhận xét từng bài - HS so sánh: *Giống nhau: Ở bước 1 cả hai bài đều tính giá trị của một phần trong các phần bằng nhau (Rút về đơn vị - Thực hiện bằng phép chia) * Khác nhau ở bước 2: + Bài a: Tính giá trị của nhiều phần (thực hiện phép nhân) + Bài b: Tìm số phần bằng nhau của một giá trị (thực hiện phép chia) - HS nghe - HS nêu nối tiếp đầu bài Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS phân tích bài toán. ? Bài toán cho biết gì? ? Bài toán hỏi gì? - GV tóm tắt ? Bài toán thuộc dạng toán gì? ? Muốn biết 30 cái đĩa thì xếp được vào mấy hộp như thế ta cần biết gì trước? ? Muốn biết mỗi hộp có mấy cái đĩa ta làm thế nào? ? Vậy 30 cái đĩa xếp được vào mấy hộp như thế? ? Bài gồm mấy bước giải? - Đọc bài toán - Có 48 cái đĩa xếp đều vào 4 hộp. - Có 30 đĩa thì xếp được vào mấy hộp như thế? Tóm tắt: 48 cái đĩa : 8 hộp 30 cái đĩa : ... hộp? - Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (kiểu 2) - Muốn biết 30 cái đĩa thì xếp được vào mấy hộp như thế ta cần biết mỗi hộp có mấy cái đĩa. + Mỗi hộp có: 48 : 8 = 6 (cái đĩa) + 30 cái đĩa xếp được 30 : 6 = 5 (hộp) - Bài gồm 2 bước giải: Bước 1 - tìm số cái đĩa được xếp trong mỗi hộp; bước 2 - tính 30 cái đĩa xếp được vào mấy hộp) - Yêu cầu làm vào vở, gọi 1 HS lên bảng làm Bài giải Số đĩa trong mỗi hộp là: - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu 48 : 8 = 6 (cái) Số hộp cần để đựng hết 30 đĩa là: 30 : 6 = 5 (hộp) Đáp số: 5 hộp - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn - GV nhận xét, chốt lại bài làm đúng - cho điểm. ? Ngoài cách làm của bạn có bạn nào có cách giải khác? (HS khá, giỏi) ?Qua bài tập 1 nêu các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị? *Chuyển ý: Để giúp chúng ta khắc sâu hơn về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị cô cùng các em làm tiếp bài 2. - HS nhận xét bài làm của bạn - Cách 2: Có thể gộp 2 bước giải bài toán thành bài toán giải bằng một phép tính Ví dụ: Bài giải: Số hộp cần để đựng hết 30 đĩa là: 30 : (48 : 8) = 5 (hộp) Đáp số: 5 hộp - Bước 1: Tính giá trị một phần trong các phần bằng nhau. - Bước 2: Tìm số phần bằng nhau của một giá trị. Bài 2: - GV gọi HS nêu yêu cầu - HS đọc bài toán - Phân tích bài toán. ? Bài toán cho biết gì? ? Bài toán hỏi gì? ? Muốn biết 60 học sinh xếp được bao nhiêu hàng ta làm thế nào? - Yêu cầu lớp tóm tắt và giải bài toán vào vở, gọi 2 em lên bảng tóm tắt và giải bằng 2 cách. (HS khá giỏi có thể giải bằng 2 cách) - 45 học sinh xếp thành 9 hàng đều nhau. - 60 học sinh xếp được bao nhiêu hàng? - Muốn biết 60 học sinh xếp được bao nhiêu hàng ta cần biết mỗi hàng có bao nhiêu học sinh sau đó mới tính 60 HS xếp được bao nhiêu hàng. - HS làm bài. Tóm tắt Bài giải 45 học sinh: 9 hàng. 60 học sinh: … hàng? Cách 1: Số học sinh trong mỗi hàng là: 45 : 9 = 5 (học sinh) 60 học sinh xếp được số hàng là: 60: 5 = 12 (hàng) Đáp số: 12 hàng Cách 2: học sinh xếp được số hàng là: 60 : (45: 9) = 12 (hàng) Đáp số: 12 hàng. - Yêu cầu lớp nhận xét, chữa bài trên bảng. - GV nhận xét, chốt lại lời giải và phép tính đúng. - HS nhận xét bài làm của bạn, so sánh với bài làm của mình. *Chuyển ý: Để giúp các em củng cố về cách tính giá trị của biểu thức số có đến 2 dấu tính chúng ta cùng làm bài tập 3. Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu. - HS nêu yêu cầu - GV tổ chức cho HS thi tiếp sức nối nhanh biểu thức với giá trị của biểu thức đó + Giáo viên phát phiếu yêu cầu Hs thảo luận cặp đôi và nối trong cặp sau đó tổ chức cho HS thi giữa hai đội (mỗi đội 5 người) thi tiếp sức nối biểu thức với giá trị của biểu thức. - Yêu cầu lớp nhận xét - HS làm trong nhóm đôi sau đó thi tiếp sức trên bảng. 8 là giá trị của biểu thức: 4 8 : 4 4 là giá trị của biểu thức: 56 : 7 : 2 12 là giá trị của biểu thức: 48 : 8 2 3 là giá trị của biểu thức: 48 : 8 : 2 36 là giá trị của biểu thức: 36 : 3 3 - Lớp nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm bài tốt, động viên nhóm làm bài chưa tốt. Yêu cầu nhóm làm bài chưa tốt hát múa tặng các bài làm bài tốt. IV. Củng cố: ? Tiết toán hôm nay giúp chúng ta luyện tập củng cố những kiến thức nào? ? Nêu các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị mà chúng ta vừa luyện tập? ? Nêu cách tính giá trị của biểu thức có phép tính nhân, chia? ? Đối với các biểu thức có các phép tính cộng trừ và nhân chia ta làm thế nào? (câu hỏi mở rộng) ? Đối với biểu thức có dấu ngoặc ta làm thế nào? (câu hỏi mở rộng) - Nhận xét tiết học. V. Dặn dò. - Về nhà làm bài, chuẩn bị bài sau. - Luyện tập về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị; Tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu tính. - HS nêu: + B1: Tính giá trị của một phần trong các phần bằng nhau. + B2:Tìm số phần bằng nhau của một giá trị - Tính theo thứ tự từ trái sang phải - Nhân chia trước, cộng trừ sau. - Đối với biểu thức có dấu ngoặc thực hiện tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau. __________________________________________________ *Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAI BAI TOAN LIEN QUAN DEN RUT VE DON VI TIEP THEO.doc
Giáo án liên quan