Tiết: 19 Bài : Cấu trúc và hoạt động của máy tính

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nắm được các thành phần của các thiết bị phần cứng trong máy tính.

- Biết được nhiệm vụ của các thành phần.

2. Thái độ:

- Học sinh nghiêm túc trong giờ học.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: chuẩn bị tốt giáo án, sách giáo khoa.

2. Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi bài.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết: 19 Bài : Cấu trúc và hoạt động của máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 Ngày soạn: 21/10/2010 Tiết: 19 Bài : CẤU TRÚC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY TÍNH. Mục tiêu Kiến thức: Nắm được các thành phần của các thiết bị phần cứng trong máy tính. Biết được nhiệm vụ của các thành phần. Thái độ: - Học sinh nghiêm túc trong giờ học. Chuẩn bị: Giáo viên: chuẩn bị tốt giáo án, sách giáo khoa. Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi bài. Phương pháp: Thuyết trình, giảng giải, vấn đáp. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Cách khởi động và chức năng của các biểu tượng trên màn hình desktop? Câu 2: Hãy nêu các lệnh cơ bản trong menu start và các lệnh trong họp thoại Turn off Computer. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Bộ xử lí trung tâm GV: phần cứng của máy tính được chia làm mấy khối? HS: 3 khối. GV: Đó là những khối nào? HS: xử lý, nhập xuất, lưu trữ… GV: Gọi HS nhận xét. HS:Nhận xét. GV: Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo cũng như chức năng của mỗi khối. HS: Lắng nghe. GV: Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu khối xử lí: Bộ xử lí trung tâm viết tắt của từ tiếng Anh là: Central Processing Unit – CPU): Điều khiển và xử lý các hoạt động của máy tính gồm: - Khối điều khiển (CU): Phân tích lệnh, điều khiển các hoạt động khác để thực hiện lệnh. - Khối tính toán (ALU): Thực hiện các phép toán về số học và logic và các phép tính quan hệ. - Các thanh ghi (Register): là những ngăn nhớ chứa dữ liệu. HS: Lắng nghe và ghi bài. Hoạt động 2: Hoạt động của máy tính. GV: Muốn máy tính lưu trữ được thông tin chúng ta cần phải có các thiết bị lưu trữ. HS: lắng nghe GV: Em đã được học những thiết bị lưu trữ nào? HS: RAM, đĩa cứng,.... GV: Dựa vào vị trí của các thiết bị lưu trữ người ta chia là 2 loại là bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. HS: lắng nghe GV: Bộ nhớ trong gồm có RAM và ROM RAM (Random Access Memory): là vùng nhớ truy xuất ngẫu nhiên dùng lưu trữ các chương trình và dữ liệu của người sử dụng. Cho phép đọc và ghi dữ liệu. HS: Lắng nghe GV: Đặc điểm của RAM HS: Đặc điểm: Bị mất chương trình khi mất điện. GV: ROM (Read Only Memory): là vùng nhớ chỉ đọc dùng để lưu trữ các chương trình và dữ liệu của hãng sản xuất máy tính, người sử dụng không ghi được dữ liệu vào ROM. HS: Lắng nghe GV: Ngược lại với RAM, đặc điểm của ROM là gì? HS: Đặc điểm: Không mất chương trình khi mất điện. GV: Tổng kết và cho HS ghi bài. Bộ xử lí trung tâm.( Central Processing Unit – CPU): Điều khiển và xử lý các hoạt động của máy tính gồm: - Khối điều khiển (CU): Phân tích lệnh, điều khiển các hoạt động khác để thực hiện lệnh. - Khối tính toán (ALU): Thực hiện các phép toán về số học và logic và các phép tính quan hệ. - Các thanh ghi (Register): là những ngăn nhớ chứa dữ liệu. Bộ nhớ (memory): Gồm 2 loại Bộ nhớ trong: Có 2 loại: - RAM (Random Access Memory): là vùng nhớ truy xuất ngẫu nhiên dùng lưu trữ các chương trình và dữ liệu của người sử dụng. Cho phép đọc và ghi dữ liệu. Đặc điểm: Bị mất chương trình khi mất điện. - ROM (Read Only Memory): là vùng nhớ chỉ đọc dùng để lưu trữ các chương trình và dữ liệu của hãng sản xuất máy tính, người sử dụng không ghi được dữ liệu vào ROM Đặc điểm: Không mất chương trình khi mất điện. Bộ nhớ ngoài: dùng để lưu trữ dữ liệu và các chương trình của người sử dụng, gồm: đĩa mềm, đĩa cứng, USB,... Củng Cố: Câu 1: Bộ xử lí trung tâm gồm có mấy phần? Nêu cụ thể từng phần? Câu 2: Bộ nhớ được chia làm mấy loại? Nêu cụ thể từng loại?. Hướng dẫn về nhà: Học sinh về nhà học bài cũ. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doccấu trúc và hoạt động của máy tính.doc