Tiếng Việt 4 lên 5 - Số 4

Bài 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới :

Mắt trẻ con sáng lắm. Cái hoa bằng cái cúc

Nhưng chưa thấy gì đâu Màu đỏ làm ra hoa

Mặt trời mới nhô cao Chim bấy giờ sinh ra

Cho trẻ con nhìn rõ Cho trẻ nghe tiếng hót.

Màu xanh bắt đầu cỏ Tiếng hót trong bằng nước

Màu xanh bắt đầu cây Tiếng hót cao bằng mây

Cây cao bằng gang tay Những làn gió thơ ngây

Lá cỏ bằng sợi tóc Truyền âm thanh đi khắp.

 (Truyện cổ tích về loài người - Xuân Quỳnh)

a/ Tác giả dùng chữ gì để so sánh khi miêu tả sự vật ?

b/ Những hình ảnh nào được so sánh với những hình ảnh nào ?

c) Các hình ảnh so sánh trong đoạn thơ gợi cho em những cảm nghĩ gì ?

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếng Việt 4 lên 5 - Số 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Việt 4 lên 5 Số 4 Bài 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới : Mắt trẻ con sáng lắm. Cái hoa bằng cái cúc Nhưng chưa thấy gì đâu Màu đỏ làm ra hoa Mặt trời mới nhô cao Chim bấy giờ sinh ra Cho trẻ con nhìn rõ Cho trẻ nghe tiếng hót. Màu xanh bắt đầu cỏ Tiếng hót trong bằng nước Màu xanh bắt đầu cây Tiếng hót cao bằng mây Cây cao bằng gang tay Những làn gió thơ ngây Lá cỏ bằng sợi tóc Truyền âm thanh đi khắp. (Truyện cổ tích về loài người - Xuân Quỳnh) a/ Tác giả dùng chữ gì để so sánh khi miêu tả sự vật ? b/ Những hình ảnh nào được so sánh với những hình ảnh nào ? c) Các hình ảnh so sánh trong đoạn thơ gợi cho em những cảm nghĩ gì ? Bài 2. Từ nào sau đây viết sai chính tả ? a) nhổ neo, nhổ leo, leo trèo, neo trèo, neo đơn, leo đơn, nói leo, nói neo b) quả xấu, quả sấu, sấu hổ, xấu hổ, xấu xí, sấu xí, sấu sí, xấu sa, xấu xa Bài 3. Điền 5 từ ngữ chứa tiếng gốc vào chỗ trống trong mỗi cột Tiếng gốc Từ ngữ chuyền truyền chở trở Bài 4. Điền 2 từ sau vào chỗ . . . cho phù hợp Tiếng gốc Thêm tiếng để tạo từ ghép Thêm tiếng để tạo từ láy thêm từ chỉ mức độ nhanh vội đỏ tím mềm thẳng xanh chậm xinh Bài 5. Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch dưới : a) Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn hay vẫn bị thầy cho điểm kém. b) Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. c) Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày thêm đẹp. Bài 6. Chỉ ra bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau: - Tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà. - Ngoài đường phố, nườm nượp người đi lại. - Bến cảng lúc nào cũng đông vui. - Giờ ra chơi, các bạn gái thường nhảy dây. - Học giỏi nhất lớp 4B là bạn Ngọc Lan - Ngoài đồng, bà con đang thu hoạch lúa xuân. Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ 1. Bài 7. a) Tìm 5 từ láy trong đó có 1 tiếng chứa vần ât. Tìm 5 từ láy trong đó có 1 tiếng chứa vần ăt. Từ láy có 1 tiếng chứa vần ât Từ láy có 1 tiếng chứa vần ăt Bài 8. Trong những câu sau, câu nào dùng sai dấu câu ? - Lâm xem hộ mình mấy giờ nhé. - Tôi làm sao mà biết được bạn nghĩ gì. - Ai làm chủ nhiệm lớp mình năm tới nhỉ. - Vắng con, mẹ có buồn không. - Trời ạ, sao tôi khổ thế. Câu Kiểu câu Chữa lại dấu câu 1. Bài 9. Chỉ ra mục đích của mỗi câu hỏi sau : - Em có học bài không nào ? - Mẹ có thể mua cho con một quyển vở mới không ạ ? - Sao nhà cậu đẹp thế ? - Cậu mới bị cô phạt chứ gì ? - Sao nó dại thế nhỉ ? - Cậu muốn bị đòn hay sao mà đi chơi suốt cả ngày ? Câu mục đích hỏi 1. Bài 10. Tập làm văn Viết đoạn văn khoảng 8-10 dòng tả hình dáng của mẹ em. Gợi ý : Tả những đặc điểm tiêu biểu về hình dáng bề ngoài của mẹ - giới thiệu về tuổi tác, nghề nghiệp của mẹ - tả hình dáng (cao thấp, gầy béo, . . .) - tả những đặc điểm nổi bật của các bộ phận cơ thể như khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, cái miệng, làn da, . . . - tả cách ăn mặc thể hiện qua trang phục số 5 Bài 1. Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ “Bè xuôi sông La” (TV4, tập 1) Sông La ơi, sông La Bè đi chiều thầm thì Trong veo như ánh mắt Gỗ lượn đàn thong thả Bờ tre xanh im mát Như bầy trâu lim dim Mươn mướt đôi hàng mi Đằm mình trong êm ả Sóng long lanh vẩy cá Chim hót trên bờ đê. Em hãy nêu những hình ảnh đẹp của dòng sông La. Bài 2. Điền 5 từ ngữ chứa tiếng gốc vào chỗ trống trong mỗi cột Tiếng gốc Từ ngữ sa Sa cơ, sa đà, sa đoạ, sa lầy, sa mạc, sa sút, sa thải, xa Xa cách, xa gần, xa hoa, xa lạ, xa rời, xa tắp, (tít, vắng, ) xiêu xiêu xiêu, xiêu vẹo, xiêu lòng, xiêu xọ, nhà dột cột xiêu siêu siêu âm, siêu cường, siêu nhân, siêu thị, siêu thoát, cái siêu Bài 3. Cho các tiếng sau: chuyến , chiến , bia , khuya , giếng , quyển , khiết , giạ, thu , thuật, chùa, chuông , trụi , nguyên , huy , thuộc. a) Hãy phân tích cấu tạo của tiếng và của vần các tiếng trên và ghi vào ô trống: Tiếng Âm Vần Thanh đầu Âm đệm Âm chính Âm cuối Chuyến Chiến b) Tiếng nào có âm chính là iê ? c) Tiếng nào có âm đệm là u ? Bài 4. Chỉ ra các động từ, tính từ trong đoạn văn sau : Nghe bố tôi kể thì ông tôi vốn là một thợ gò hàn vào loại giỏi. Chính mắt tôi đã trông thấy ông chui vào trong nồi hơi xe lửa để tán đinh đồng. Cái nồi hơi tròn to, phơi bỏng rát dưới nắng tháng bảy như cái lò bánh mì, nóng đến khủng khiếp. Quạt máy, quạt gió tới cấp sáu mà tóc ông vẫn cứ bết chặt vào trán. Bài 5. Những tiếng nào sau đây là từ hay một bộ phận của từ ? a) cun, cùn, cún, cụn, củn, cũn. b) chai , chài , chái , chại, chải, chãi. c) trai , trài, trái, trại, trải, trãi. d) châu, chầu, chấu, chậu, chẩu, chẫu. e) trâu, trầu, trấu, trậu, trẩu, trẫu. Phần Tiếng là từ hay là bộ phận của từ Ví dụ a Bài 6. Câu tục ngữ : " Đi một ngày đàng học một sàng khôn" muốn nói với chúng ta điều gì ? Chọn câu trả lời đúng nhất trong 3 câu sau: - Đi một ngày ra ngoài sẽ học được một sàng những điều khôn. - Có đi ra ngoài thực tế cuộc sống thì con người mới có điều kiện học hỏi để hiểu biết và khôn ngoan hơn. - Ai được đi ra ngoài thì người đó mới khôn. Bài 7. Những câu cảm sau thể hiện cảm xúc gì của người nói: a) Ôi, em tôi ngã đau quá ! b) ồ, chị ấy đẹp quá ! c) Ôi chao, hồ nước này mới rộng làm sao ! d) ối, tôi mất hết tiền rồi ! e) Khiếp, con chuột ấy trông bẩn gớm chết ! g) Ôi, thích quá ! Câu Cảm xúc của người nói a. Bài 8. Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với những từ còn lại ? Vì sao ? a. cầm b. nắm c. cõng d. xách Bài 9. Tìm 8 từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc. Ví dụ : đất nước, . . . Bài 10. Cho biết nghĩa chung của mỗi nhóm từ đồng nghĩa sau : a) chỉ dụng cụ (đồ dùng) lao động làm bằng kim loại có chuôi, có lưỡi sắc. b) chỉ đồ vật đan bằng tre, nứa dùng để đựng trong gia đình. Hãy tìm 5 từ đồng nghĩa trong mỗi nhóm trên Bài 11. Tập làm văn Viết đoạn văn tả cảnh tả cảnh một cái ao (hay một cái hồ) nước mà em biết. Đoạn văn khoảng 10 dòng. Thời gian viết bài : 15 phút Gợi ý dàn ý cho đoạn văn: - Em được ngắm cái ao đó vào lúc nào ? Cái ao đó hình dáng kích thước ra sao ? Bờ ao có màu sắc gì, có những cây cối gì ? Vẻ đẹp thế nào ? - Bến ao thế nào ? Các bậc lên xuống ra sao ? - Mặt nước ao thế nào ? Màu sắc nước ra sao ? Cảnh trời mây in bóng xuống ao có đẹp không ? Cảnh những con cá đớp mồi thế nào, những con vịt, ngan bơi lội trên mặt nước thế nào ? - Cái ao để lại trong em những ấn tượng gì ? số 6 I - Đọc hiểu: . a) - Đọc thành tiếng đoạn trích sau: Mùa đông, giữa những ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, những chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng , đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng chói. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. b) Đoạn văn trên tả cảnh gì ? c) Qua cách tả cảnh đó, tác giả muốn thông báo cho người đọc biết điều gì ? d) Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó. II – Luyện từ và câu Bài 1. Tìm trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau và cho biết trạng ngữ trong từng câu trả lời cho câu hỏi nào ? a) Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thanh thản như thế . b) Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay qua bầu trời ngoài cửa sổ về phía nam. c) Khi thấy bóng thằng Nghi xuất hiện từ xa, tôi bước ra định chặn nó lại giữa đường. d) Vì hoàn cảnh gia đình, chú bé phải ra làm việc kiếm tiền phụ giúp gia đình. e) Trên mặt biển đen sẫm, hòn đảo như một vầng trăng sắp đầy, ngỡ ngàng ánh sáng. Câu Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ TN trả lời câu hỏi a. Bài 2. Cho 3 câu sau: a) Vì sợ gà bị rét, Hồng đi cắt lá chuối khô che kín chuồng gà. b) Tại mẹ tớ, tớ mới sút bóng ra ngoài. c) Nhờ sự giúp đỡ của Bắc, Nam đã tiến bộ nhiều. - Hãy chỉ ra trạng ngữ của mỗi câu. - Em có nhận xét gì về cách dùng từ chỉ nguyên nhân (vì, tại, nhờ) của các trạng ngữ này ? Bài 3. - Những tiếng nào sau đây là từ hay một bộ phận của từ ? - Nêu ra 1 từ ngữ có chứa tiếng đó. (kẻ bảng như ở bên dưới) a) lam, làm, lãm, lạm, lảm, lám b) nam, nàm, nãm, nạm, nảm, nám c) lâm, lầm, lẫm, lậm, lẩm, lấm d) nâm, nầm, nẫm, nậm, nẩm, nấm e) lay, lày, lãy, lạy, lảy, láy g) nay, này, nãy, nảy, nảy, náy Tiếng Từ ngữ Tiếng Từ ngữ M: lam Tham lam Bài 4. Tìm chữ thích hợp điền vào chỗ : Âm đầu Đứng trước i , e, ê Đứng trước các âm còn lại Âm "cờ" (c, k) Viết là Viết là Âm "gờ" (g, gh) Viết là Viết là Âm "ngờ" (ng, ngh) Viết là Viết là Bài 5. a) Ghi cấu tạo tiếng và cấu tạo vần của từng tiếng sau. hoài, hằng, bia, bai, tuy, tui, múa, mượn, tuấn, mưa, tiến, khuâng. Tiếng Âm Vần Thanh đầu Âm đệm Âm chính Âm cuối VD : hoài h o a i huyền Bài 6. Tìm và điền tiếp những từ có nghĩa giống nhau và chỉ ra nghĩa chung của mỗi nhóm từ đó a) cho, tặng , b) ăn , xơi , c) ném , quăng , Bài 7 . Nêu nghĩa chung của mỗi nhóm từ đồng nghĩa sau: a) mênh mông, bao la, bát ngát , thênh thang b) tồi , xấu , xấu xa, ti tiện , hèn hạ c) vắng vẻ, hiu quạnh , hiu hắt , vắng tanh Bài 8. Tìm thêm 5 từ đồng nghĩa với mỗi từ sau : a) lọ , .. b) bát , c) bắt nạt , d) xấu hổ , e) chọn, III – Tập làm văn : Tả cảnh Hãy viết đoạn văn tả cây cối, đường sá, nhà cửa sau cơn mưa rào mùa hạ. Đoạn văn khoảng 15 dòng, thời gian 20 phút

File đính kèm:

  • docTieng Viet 4 5 so2.doc
Giáo án liên quan