Thông tin cơ bản về ASEAN

A. Sự hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN )

I/ Khái quát

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam á (Association of Southeast Asian Nations-ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 bởi Tuyên bố Băng-cốc, Thái Lan, đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của khu vực.

Khi mới thành lập ASEAN gồm 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 1984 ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Da-ru-xa-lam làm thành viên thứ 6. Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội. Ngày 23/7/1997 kết nạp Lào và Mi-an-ma. Ngày 30/4/1999, Căm-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, hoàn thành ý tưởng về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam á, một ASEAN của Đông Nam á và vì Đông Nam á.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thông tin cơ bản về ASEAN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p khoảng cách phát triển; nhấn mạnh phải không ngừng củng cố đoàn kết và thống nhất, thúc đẩy ý thức cộng đồng và hướng trọng tâm về người dân; duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong các cấu trúc hợp tác khu vực. 2. Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ nhất (EAS-1) được tổ chức nhân dịp này là bước phát triển mới có ý nghĩa, góp phần thúc đẩy xu thế đối thoại và hợp tác vì phát triển ở khu vực, thể hiện tính năng động và vai trò quan trọng của ASEAN. Nội dung thảo luận tập trung vào những vấn đề lớn cùng quan tâm hiện nay. Các nhà Lãnh đạo 16 nước tham dự EAS-1 (10 nước thành viên ASEAN, Ốt-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Niu Di-lân) đã ký Tuyên bố về EAS để xác định phương hướng và khuôn khổ cho EAS, xác định EAS là diễn đàn để đối thoại và hợp tác về các vấn đề lớn cùng quan tâm về chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội; coi đây là tiến trình mở với ASEAN đóng vai trò chủ đạo, bổ sung và hỗ trợ cho các diễn đàn khu vực hiện có, họp hàng năm do ASEAN chủ trì nhân dịp Cấp cao ASEAN; và sẽ tiếp tục xem xét để hoàn thiện một số vấn đề cụ thể liên quan. 3. Cấp cao ASEAN + 3 đã ký Tuyên bố chung khẳng định lại tầm quan trọng của tiến trình ASEAN + 3, coi đây là công cụ chính cho việc xây dựng Cộng đồng Đông Á (EAc). 4. Cấp cao ASEAN – Nga lần đầu tiên đã ký hoặc thông qua nhiều văn kiện quan trọng tạo cơ sở và khuôn khổ xây dựng quan hệ đối tác toàn diện và lâu dài, nhất là “Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác toàn diện và tiến bộ”. 5.Nhân dịp này, các Ngoại trưởng ASEAN đã ký với các đối tác Tuyên bố về mở rộng và làm sâu sắc Quan hệ đối tác chiến lược giữa ASEAN và Nhật, và Hiệp định khung về Quan hệ Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Hàn Quốc. B. Cơ cấu tổ chức và các nguyên tắc hoạt động của ASEAN I. Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của ASEAN hiện nay như sau: 1. Hội nghị Cấp cao ASEAN (ASEAN Summit): Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của ASEAN, họp chính thức 3 năm một lần và họp không chính thức ít nhất 1 lần trong khoảng thời gian 3 năm đó. Cho đến nay đã có 7 cuộc Hội nghi Cấp cao ASEAN. Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VIII sẽ được tổ chức tại Cam-pu-chia vào tháng 11/2002. 2. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (ASEAN Ministerial Meeting-AMM) Theo Tuyên bố Băng cốc năm 1967, AMM là hội nghị hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN có trách nhiệm đề ra và phối hợp các hoạt động của ASEAN, có thể họp không chính thức khi cần thiết. 3. Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers-AEM) AEM họp chính thức hàng năm và có thể họp không chính thức khi cần thiết. Trong AEM có Hội đồng AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN) được thành lập theo quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4 năm 1992 tại Xin-ga-po để theo dõi, phối hợp và báo cáo việc thực hiện chương trình ưu đãi quan thuế có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA. 4. Hội nghị Bộ trưởng các ngành Hội nghị Bộ trưởng của một ngành trong hợp tác kinh tế ASEAN sẽ được tổ chức khi cần thiết để thảo luận sự hợp tác trong ngành cụ thể đó. Hiện có Hội nghị Bộ trưởng năng lượng, Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp. Các Hội nghị Bộ trưởng ngành có trách nhiệm báo cáo lên AEM. 5. Các hội nghị bộ trưởng khác Hội nghị Bộ trưởng của các lĩnh vực hợp tác ASEAN khác như y tế, môi trường, lao đọng, phúc lợi xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ, thông tin, luật pháp có thể được tiến hành khi cần thiết để điều hành các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực này. 6. Hội nghị liên Bộ trưởng (Join Ministerial Meeting-JMM) JMM được tổ chức khi cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngành và trao đổi ý kiến về hoạt động của ASEAN. JMM bao gồm các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế ASEAN. 7. Tổng thư ký ASEAN Được những Người đứng đầu Chính phủ ASEAN bổ nhiệm theo khuyến nghị của Hội nghị AMM với nhiệm kỳ là 3 năm và có thể gia hạn thêm, nhưng không quá một nhiệm kỳ nữa; có hàm Bộ trưởng với quyền hạn khởi xướng, khuyến nghị và phối hợp các hoạt động của ASEAN, nhằm giúp nâng cao hiệu quả các hoạt động và hợp tác của ASEAN. Tổng thư ký ASEAN được tham dự các cuộc họp các cấp của ASEAN, chủ toạ các cuộc họp của ASC thay cho Chủ tịch ASC trừ phiên họp đầu tiên và cuối cùng. 8. Uỷ ban thường trực ASEAN (ASEAN Standing Committee-ASC) ASC bao gồm chủ tịch là Bộ trưởng Ngoại giao của nước đăng cai Hội nghị AMM sắp tới, Tổng thư ký ASEAN và Tổng Giám đốc của các Ban thư ký ASEAN quốc gia. ASC thực hiện công việc của AMM trong thời gian giữa 2 kỳ họp và báo cáo trực tiếp cho AMM. 9. Cuộc họp các quan chức cao cấp (Senior Officials Meeting-SOM) SOM được chính thức coi là một bộ phận của cơ cấu trong ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 3 tại Ma-ni-la 1987. SOM chịu trách nhiệm về hợp tác chính trị ASEAN và họp khi cần thiết; báo cáo trực tiếp cho AMM. 10. Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp (Senior Economic Officials Meeting-SEOM) SEOM cũng đã được thể chế hoá chính thức thành một bộ phận của cơ cấu ASEAN tại Hội nghị Cấp cao Ma-ni-la 1987. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 4 năm 1992, 5 uỷ ban kinh tế ASEAN đã bị giải tán và SEOM được giao nhiệm vụ theo dõi tất cả các hoạt động trong hợp tác kinh tế ASEAN . SEOM họp thường kỳ và báo cáo trực tiếp cho AEM. 11. Cuộc họp các quan chức cao cấp khác Ngoài ra có các cuộc họp các quan chức cao cấp về môi trường, ma tuý cũng như của các uỷ ban chuyên ngành ASEAN như phát triển xã hội, khoa học và công nghệ, các vấn đề công chức, văn hoá và thông tin. Các cuộc họp này báo cáo cho ASC và Hội nghị các Bộ trưởng liên quan. 12. Cuộc họp tư vấn chung (Joint Consultative Meeting-JCM) Cơ chế họp JCM bao gồm Tổng thư ký ASEAN, SOM, SEOM, các Tổng giám đốc ASEAN. JCM được triệu tập khi cần thiết dưới sự chủ toạ của Tổng thư ký ASEAN để thúc đẩy sự phối hợp giữa các quan chức liên ngành. Tổng thư ký ASEAN sau đó thông báo kết quả trực tiếp cho AMM và AEM. 13. Các cuộc họp của ASEAN với các Bên đối thoại ASEAN có 11 Bên đối thoại: Ô-xtrây-lia, Ca-na-đa, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Di-lân, Mỹ và UNDP, Nga, Trung Quốc, ấn Độ. ASEAN cũng có quan hệ đối thoại theo từng lĩnh vực Pa-kix-tan. Trước khi có cuộc họp với các Bên đối thoại, các nước ASEAN tổ chức cuộc họp trù bị để phối hợp có lập trường chung. Cuộc họp này do quan chức cao cấp của nước điều phối (Coordinating Country) chủ trì và báo cáo cho ASC. 14. Ban thư ký ASEAN quốc gia Mỗi nước thành viên ASEAN đều có Ban thư ký quốc gia đặt trong bộ máy của Bộ Ngoại giao để tổ chức, thực hiện và theo dõi các hoạt động liên quan đến ASEAN của nước mình. Ban thư ký quốc gia do một Tổng Vụ trưởng phụ trách 15. Uỷ ban ASEAN ở các nước thứ ba Nhằm mục đích tăng cường trao đổi và thúc đẩy mối quan hệ giữa ASEAN với bên đối thoại đó và các tổ chức quốc tế ASEAN thành lập các uỷ ban tại các nước đối thoại. Uỷ ban này gồm những người đứng đầu các cơ quan ngoại giao của các nước ASEAN tại nước sở tại. Hiện có 11 Uỷ ban ASEAN tại: Bon (CHLB Đức), Bru-xen (Bỉ), Can-be-ra (Ô-xtrây-li-a), Ge-ne-vơ (Thuỵ Sĩ), Luân-đôn (Anh), Ôt-ta-oa (Ca-na-da), Pa-ri (Pháp), Xơ-un (Hàn quốc), Oa-sinh-tơn (Mỹ) và Oen-ling-tơn (Niu-di-lơn). Chủ tịch các uỷ ban này báo cáo cho ASC và nhận chỉ thị từ ASC. 16. Ban thư ký ASEAN Ban thư ký ASEAN được thành lập theo Hiệp định ký tại Hội nghị Cấp cao lần thứ hai Ba-li, 1976 để tăng cường phối hợp thực hiện các chính sách, chương trình và các hoạt động giữa các bộ phận khác nhau trong ASEAN, phục vụ các hội nghị của ASEAN. II. Các nguyên tắc hoạt động chính của ASEAN 1. Các nguyên tắc làm nền tảng cho quan hệ giữa các Quốc gia thành viên và với bên ngoài: Trong quan hệ với nhau, các nước ASEAN luôn tuân theo 5 nguyên tắc chính đã được nêu trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam á (Hiệp ước Ba-li), kí tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ I tại Ba-li năm 1976, là: a/ Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc; b/ Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài; c/ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; d/ Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện; e/ Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực; f/ Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả; 2. Các nguyên tắc điều phối hoạt động của Hiệp hội: a/ Việc quyết định các chính sách hợp tác quan trọng cũng như trong các lĩnh vực quan trọng của ASEAN dựa trên nguyên tắc nhất trí (consensus), tức là một quyết định chỉ được coi là của ASEAN khi được tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua. Nguyên tắc này đòi hỏi phải có quá trình đàm phán lâu dài, nhưng bảo đảm được việc tính đến lợi ích quốc gia của tất cả các nước thành viên. Đây là một nguyên tắc bao trùm trong các cuộc họp và hoạt động của ASEAN . b/ Một nguyên tắc quan trọng khác chi phối hoạt động của ASEAN là nguyên tắc bình đẳng. Nguyên tắc này thể hiện trên 2 mặt. Thứ nhất, các nước ASEAN, không kể lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều bình đẳng với nhau trong nghĩa vụ đóng góp cũng như chia xẻ quyền lợi. Thứ hai, hoạt động của tổ chức ASEAN được duy trì trên cơ sở luân phiên, tức là các chức chủ toạ các cuộc họp của ASEAN từ cấp chuyên viên đến cấp cao, cũng như địa điểm cho các cuộc họp đó được phân đều cho các nước thành viên trên cơ sở luân phiên theo vần A,B,C của tiếng Anh. c/ Để tạo thuận lợi và đẩy nhanh các chương trình hợp tác kinh tế ASEAN , trong Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ký tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4 ở Xin-ga-po tháng 2/1992, các nước ASEAN đã thoả thuận nguyên tắc 6-X, theo đó hai hay một số nước thành viên ASEAN có thể xúc tiến thực hiện trước các dự án ASEAN nếu các nưóc còn lại chưa sẵn sàng tham gia, không cần phải đợi tất cả mới cùng thực hiện. 3. Các nguyên tắc khác: Trong quan hệ giữa các nước ASEAN đang dần dần hình thành một số các nguyên tắc, tuy không thành văn, không chính thức song mọi người đều hiểu và tôn trọng áp dụng như: nguyên tắc có đi có lại, không đối đầu, thân thiện, không tuyên truyền tố cáo nhau quan báo chí, giữ gìn đoàn kết ASEAN và giữ bản sắc chung của Hiệp hội.

File đính kèm:

  • docTO CHUC ASEAN.doc
Giáo án liên quan