Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Lịch sử lớp 5

 Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học nói chung và môn Tự nhiên - Xã hội nói riêng, năm học 2001- 2002, Bộ giáo dục và đào tạo đã chính thức ban hành chương trình Tiểu học 2000 và đến nay nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 5 được đưa vào sử dụng đại trà trên phạm vi cả nước. Để đáp ứng được nội dung chương trình sách giáo khoa mới đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học. Khi áp dụng phương pháp dạy học mới thì yêu cầu phải có hình thức tổ chức dạy học tương ứng, phù hợp để tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ và làm việc, trao đổi, thảo luận với nhau nhiều hơn. Vì vậy, việc sử dụng phiếu học tập có vai trò đáng kể trong quá trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học. Trước hết, nó là phương tiện luyện tập kĩ năng: đọc, hiểu, . cho học sinh. Mặt khác, kết quả của phiếu học tập thu được từ học sinh không những nhanh chóng, kịp thời mà còn thể hiện được trình độ, khả năng của từng em, từ đó giúp cho giáo viên đánh giá chính xác và khách quan về năng lực của học sinh, để có những tác động tích cực đến đối tượng của mình. Phiếu học tập có thể được sử dụng một cách linh hoạt trong các hoạt động của tiến trình bài dạy với nhiều hình thức dạy học (ngoài trời, trong lớp, .) và nhiều hình thức tổ chức hoạt động dạy học (cá nhân, nhóm, tổ, .). Đó còn là điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành dạy học cá biệt hóa, phân biệt hóa. Bên cạnh đó, phiếu học tập còn kích thích hứng thú học tập của các em.

Đặc biệt, với môn Lịch sử nói chung và môn Lịch sử lớp 5 nói riêng, nội dung của môn học là những sự kiện lịch sử xã hội, cho nên bắt buộc người học phải nhớ một cách chính xác. Thế nhưng, với những đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 5 thì việc này gây không ít khó khăn trong quá trình học tập môn Lịch sử. Vì thế, việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học Lịch sử 5 là một điều rất cần thiết và nên làm để đem lại hiệu quả chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Bởi với phiếu học tập, các em có điều kiện tự mình nhận ra những kiến thức trọng tâm của bài học. Mặt khác, phiếu học tập là một trong những phương tiện dạy học trực quan, phù hợp với tâm sinh lí của học sinh tiểu học. Do vậy, phiếu học tập giúp các em tiếp cận và nhận thức kiến thức một cách dễ dàng, nhanh chóng và sâu sắc.

Tuy nhiên, ở các trường tiểu học hiện nay, việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học nói chung và trong môn Lịch sử nói riêng còn rất nhiều hạn chế và bất cập. Thực trạng này xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan như: cơ sở vật chất; trình độ và nhận thức của giáo viên; trình độ học sinh; v.v.

Điều này làm cho chúng tôi - những người giáo viên tiểu học, luôn trăn trở và suy nghĩ.

Chính vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Lịch sử lớp 5” để nghiên cứu. Với hy vọng góp phần nhỏ của mình nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 5.

 

doc23 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 1637 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Lịch sử lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phủ. 3. Em hãy kể lại những câu chuyện về các anh hùng, liệt sĩ đã học trong thời kì kháng chiến chống Pháp. ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... PHIẾU HỌC TẬP ********** Bài 20 : BẾN TRE ĐỒNG KHỞI 1. Em hãy trình bày những chính sách mà Mĩ - Diệm đã thực hiện đối với các chiến sĩ và đồng bào miền Nam trong thời gian 1955 - 1959. .................................................................................................................. 2. Em hãy đánh dấu x vào ô trống, ứng với câu trả lời đúng. Việc Mĩ - Diệm điên cuồng khủng bố chiến sĩ cách mạng và đồng bào miền Nam thể hiện : o Sức mạnh của quân đội viễn chinh Mĩ. o Sự suy yếu và cô lập. o Sức mạnh của quân đội ngụy. 3. Quan sát lược đồ dưới đây, em hãy tô màu vào những địa phương : Quảng Ngãi (1), Bến Tre (2), Tây Ninh (3) là những nơi nổ ra phong trào đồng khởi cuối năm 1959 đầu năm 1960 : (Lược đồ phong trào đồng khởi cuối năm 1959 đầu năm 1960) PHIẾU HỌC TẬP ********** Bài 23 : SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA 1. Em hãy đánh dấu x vào ô trống, ứng với câu trả lời đúng : Quân ta chọn đêm 30 (đêm giao thừa) Tết Mậu Thân để mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân vì đây là : o Thời điểm quân ta tập trung lực lượng mạnh nhất. o Lúc địch có nhiều sơ hở và chủ quan. o Thời điểm bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của địch. 2. Trong lịch sử dân tộc ta đã từng có một trận đánh diễn ra đúng vào thời điểm giao thừa, đó là trận đánh nào ? Em hãy đánh dấu x vào ô trống, ứng với câu trả lời đúng. o Bạch Đằng. o Ngọc Hồi - Đống Đa o Rạch Ngầm - Xoài Mút. 3. Em hãy nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy T?t Mậu Thân 1968. ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... PHIẾU HỌC TẬP ********** Bài 27 : HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 1. Em hãy đánh dấu x vào ô trống, ứng với thời gian đúng : Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất được tổ chức trong cả nước vào : o Ngày 30 tháng 4 năm 1975. o Ngày 25 tháng 4 năm 1976. o Cuối tháng 6, đầu tháng 7 năm 1976. 2. Em hãy nêu quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI. ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... 3. Dựa vào SGK, em hãy điền những từ thích hợp vào chỗ chấm (...) của các câu sau để hoàn thành đoạn văn nêu lên ý nghĩa của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất : ''Ngày.......................,nhân dân ta vui mừng, phấn khởi ................................................. cho cả nước. Kể từ đây, ............. .................................... thống nhất.” III. KẾT QUẢ Qua thực tế, tôi bắt đầu sử dụng phiếu học tập từ học kì I của năm học 2010 – 2011 đến nay, kết quả đã cho thấy: Phiếu học tập có khả năng giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự giác tích cực, tạo hứng thú, động cơ, nhu cầu học tập của học sinh, gây được sự tập trung chú ý của học sinh đối với bài học; giúp học sinh lĩnh hội kiến thức vững vàng, chính xác hơn. BẢNG THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG MÔN LỊCH SỬ Khối 5 - Trường tôi đang dạy. Sĩ số: 69 em – Chia thành 3 lớp. Điểm Thời gian Sĩ số HS 9 - 10 7 - 8 5 - 6 PHT SL % SL % SL % Học kì I 69 20 29% 30 43% 19 28% Học kì II 69 30 43% 27 39% 12 18% Kết quả dạy học thực tế đã chứng tỏ việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập một cách hợp lí không những nâng cao kết quả học tập của học sinh mà còn giúp các em tham gia vào hoạt động học tập một cách tích cực. Qua đó nhằm giúp các em năng lực tự học, tự khám phá, tự tìm tòi tri thức khoa học, giờ học sôi nổi, thoải mái. Từ đây, chúng tôi nhận thấy việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập thực hiện theo đúng qui trình và kĩ thuật hợp lí sẽ giúp giáo viên có được phương pháp tối ưu cho quá trình dạy học Lịch sử nói riêng và dạy học nói chung. C - KẾT LUẬN Phiếu học tập là một phương pháp rất thông dụng trong dạy học. Nó có nhiều ưu thế như: - Dùng phiếu học tập có thể tiết kiệm được nhiều thời gian, nhờ đó mà phiếu học tập cho phép gia tăng tốc độ làm việc của học sinh. - Tạo điều kiện để 100% học sinh đều phải làm việc bằng tay. Nhờ đó giáo viên có thể kiểm soát chặt chẽ được hoạt động của từng em. - Qua các sản phẩm của quá trình làm việc bằng tay của học sinh, giáo viên có được nguồn thông tin phản hồi trung thực hơn, từ đó điều chỉnh được cách dạy học của mình. - Chống thói quen ỷ lại, dựa dẫm của đa số học sinh kém và trung bình. - Trong lúc học sinh tiến hành các hoạt động học tập bằng tay, các biến đổi sinh hóa được diễn ra một cách mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn trong não của các em, giúp trẻ hiểu sâu và nhớ lâu bài học. - Bản thân phiếu học tập đã là một sự phân bậc, trong đó giáo viên đã tính toán kĩ từng bước nhỏ vừa sức của học sinh, để các em có thể tự làm được; qua đó có thể tự mình chiếm lĩnh kiến thức mới. Nói cách khác, phiếu học tập đồng thời cũng là bộ phận chính của giáo án; dựa vào đó, giáo viên có thể dạy học một cách thuận lợi hơn, nhẹ nhàng hơn. - Phiếu học tập thường được soạn trên giấy khổ lớn (khổ A4), do đó học sinh có thể viết chữ tương đối to trên những khoảng giấy rộng. Ngoài ra, nhờ vị trí của các bài trên phiếu học tập (in sẵn) là như nhau đối với mọi học sinh nên giáo viên có thể quan sát nhanh quá trình và kết quả làm việc của các em. Trong khi đó, lối làm việc trên vở hiện nay không có được các ưu thế nêu trên. Còn lối làm việc trên bảng con, tuy giúp cho giáo viên có thể quan sát nhanh nhưng diện tích bảng con lại quá nhỏ, không viết được nhiều; đồng thời gây mất vệ sinh vì bụi phấn rất có hại cho sức khỏe của trẻ. - Trong phiếu học tập sẽ có rất nhiều bài tập mang dáng dấp trắc nghiệm. Do đó, việc sử dụng phiếu học tập sẽ giúp giáo viên và học sinh nhanh chóng tiếp cận với các lối kiểm tra, đánh giá và thi cử mới theo định hướng đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá và thi cử của Bộ giáo dục và đào tạo. - Trong lúc dạy học, giáo viên chỉ phải làm ít, nói ít; còn học sinh lại phải làm việc nhiều. Điều này phù hợp với quan điểm dạy học mới: Lấy học sinh làm trung tâm. Tóm lại, trong khi dạy môn Lịch sử ở lớp 5, giáo viên không những nghiên cứu kĩ chương trình môn học mà còn phải nắm vững các nguyên tắc thiết kế và sử dụng phiếu học tập một cách linh hoạt, sáng tạo. Từ đó, sẽ góp phần phát huy tính tích cực của học sinh, làm cho lớp sinh động, rèn được năng lực suy nghĩ, diễn đạt độc lập, sáng tạo trong học tập, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên hiểu học sinh hơn. Do vậy, việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học môn Lịch sử lớp 5 nói riêng và ở Tiểu học nói chung là hết sức cần thiết. Nó thật sự lôi cuốn học sinh vào quá trình tìm tòi, khai thác và chiếm lĩnh tri thức làm cho hiệu quả giờ học tăng lên đáng kể, đáp ứng được phần nào yêu cầu cấp bách đặt ra với ngành giáo dục: đào tạo những con người tri thức, năng động, sáng tạo. Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong môn Lịch sử lớp 5 đã thực sự mang lại hiệu quả cao trong việc giúp các em lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành thái độ học tập đối với từng bài cụ thể. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài còn có những hạn chế nhất định về kiến thức, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy. D - BÀI HỌC KINH NGHIỆM Để thực hiện tốt việc dạy phân môn Lịch sử lớp 5 trên phiếu học tập đòi hỏi: - Giáo viên phải nghiên cứu kĩ đặc điểm chương trình, sách giáo khoa,.. để thiết kế bộ phiếu học tập. - Giáo viên phân loại các dạng bài để làm phiếu học tập cho phù hợp. - Giáo viên phải nhận xét đánh giá, kiểm tra phiếu học tập qua mỗi tiết học. - Trong cuộc họp phụ huynh học sinh, giáo viên có thể truyền tải nội dung xuống thông qua giới thiệu bài mẫu để phụ huynh hỗ trợ kinh phí thực hiện. E - KIẾN NGHỊ Trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử, giáo viên đã tận dụng những phương tiện dạy học sẵn có trong nhà trường để tổ chức các hoạt động cho học sinh sử dụng phiếu học tập đạt kết quả cao như: khi học sinh thảo luận nhóm lớn, giáo viên đã ghi sẵn câu hỏi (câu lệnh) trên bảng phụ, sau đó phát ra cho các nhóm học sinh. Đối với hình thức dạy học các nhóm nhỏ (nhóm 2) hoặc hình thức cá nhân, giáo viên phải photo nội dung phiếu học tập. Điều này gây tốn kém về kinh phí cho bản thân giáo viên. Vì vậy, tôi có những đề xuất với các cấp như sau: - Nhà trường hỗ trợ kinh phí để cho giáo viên thực hiện tốt việc dạy học môn Lịch sử bằng phiếu học tập. - Giáo viên trao đổi với Chi hội phụ huynh lớp để tạo được sự ủng hộ của cha mẹ học sinh trong lớp về việc phối hợp với giáo viên photo phiếu học tập cho các em học tập tốt, nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 5. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý cấp lãnh đạo và của các bạn đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn!

File đính kèm:

  • docSKKN LICH SU 5.doc
Giáo án liên quan