Thiết kế tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 25, 26

Tập đọc:

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

I. MỤC TIÊU

1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn : dập dờn, xoè hoa, sừng sững, xa xa, Sóc Sơn, xâm lược, lưng trừng,.

* Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả.

* Đọc diễn cảm toàn bài với giọng trang trong tha thiết.

2. Đọc - hiểu

* Hiểu các từ ngữ khó trong bài: đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, ngã Ba Hạc, ngọc phả, chi, đất tổ,.

* Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

* Tranh minh hoạ trang 67, 68 SGK.

* Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc94 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 25, 26, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và nhận xét. - 1 HS đọc đề toán trước lớp. - 1 HS tóm tắt trước lớp. - Để tính vận tốc của người đi xe máy đó ta lấy quãng đường đi được ( 105 km) chia cho thời gian ( 3 giờ ). - 1 HS lên bảng trình bày bài toán, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Vận tốc của người đi xe máy đó là: 105 : 3 = 35 ( km/ giờ ) Đáp số: 35 km/giờ - 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. - 1 HS đọc thành tiếng. HS cả lớp đọc thầm. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Vận tốc của máy bay là: 1800 : 2,5 = 720 ( km/ giờ ) Đáp số: 720 km/giờ - 1 HS nhận xét, nêu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. - Vì quãng đường bay được tính theo ki-lô-mét, thời gian bay hết quãng đường đó tính theo đơn giờ nên vận tốc thường tính theo đơn vị km/giờ - 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe. - HS trả lời câu hỏi: + Người đó chạy được 400. + Thời gian để chạy hết 400 m là 1 phút 20 giây. + Tính vận tốc chạy của người đó theo đơn vị m/giây. + Quãng đường tính bằng đơn vị mét, thời gian tính bằng đơn vị giây. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải 1 phút 20 giây = 80 giây Vận tốc chạy của người đó là: 400 : 80 = 5 ( m/giây) Đáp số: 5 m/giây. - Muốn tìm vận tốc của một chuyển động ta lấy quãng đường đi được chia cho thời gian đi hết quãng đường đó. - Đơn vị của một vận tốc bằng tên đơn vị của quãng đường trên tên đơn vị của thời gian. - Nghe và chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Tập làm văn: Trả bài văn tả đồ vật I. Mục tiêu Giúp HS: - Hiểu được nhận xét chung của giáo viên và kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình. - Biết sửa lỗi cho bạn và lỗi của mình trong đoạn văn. - Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về:chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp... cần chữa chung cho cả lớp. III. Các hoạt động dạy và học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Chấm điểm màn kịch Giữ nghiêm phép nước của 3 HS. - Nhận xét ý thức học bài của HS 2. dạy - học bài mới 2.1. Nhận xét chung bài làm của HS. - Gọi HS đọc lại đề bài. - Nhận xét chung * Ưu điểm - 3 HS mang vở lên cho GV chấm. - 1 HS đọc thành tiếng - Lắng nghe. + HS hiểu đề bài, viết đúng yêu cầu của đề bài. + Bố cục của bài văn. + Trình tự miêu tả. + Diễn đạt câu, ý. + Dùng từ để làm nổi bật lên hình dáng, công dụng của đồ vật . + Thể hiện sự sáng tạo trong cách quan sát, dùng từ miêu tả hình dáng, công dụng của đồ vật. + Hình thức trình bày bài làm văn. - GV đọc một số bài làm tố: Bích Ngọc, Vân * Nhược điểm: + GV nêu các lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày bài văn, lỗi chính tả. + Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến. Yêu cầu HS thảo luận, phát hiện các sửa lỗi. - Trả bài cho HS 2.2. Hướng dẫn chữa bài - Gọi HS đọc yêu cầu bài 2 + Yêu cầu chọn đoạn nào để viết lại đoạn văn mình chọn. GV đi hướng dẫn, giúp đỡ HS gặp khó khăn. - Gọi HS đọc đoạn văn mình viết lại. - Nhận xét, khen ngợi HS viết tốt. - GV đọc đoạn văn hay sưu tầm được. 3. Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc lại bài văn, ghi nhớ các lỗi GV đã nhận xét và chuẩn bị bài sau. - Xem lại bài của mình. - 1 HS đọc thành tiếng. + Nối tiếp nhau trả lời. - Sửa lỗi. - 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình. - Lắng nghe. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Khoa học: Sự sinh sản của thực vật có hoa I Mục tiêu Giúp HS: - Hiểu về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình tành hạt và quả. - Phân biệt được hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió. II. Đồ dùng dạy học - HS chuẩn bị một số loài hoa khác nhau. - GV chuẩn bị phiếu học tập các nhân, phiếu báo cáo nhóm. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ + GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 51. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Nhận xét, cho điểm HS. - Giới thiệu bài: + Hỏi: Thực vật có hoa sinh sản được là nhờ bộ phận nào của hoa? + Nêu: Bài học hôm nay các em cùng tìm hiểu về chức năng của nhị và nhuỵ trong quá trình sinh sản. - 4 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau: +1 HS lên bảng vẽ và ghi chú thích sư đồ nhị và nhuỵ của hoa lưỡng tính. + 3 HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1.Em hãy đọc thuộc mục Bạn cần biết trang 105, SGK. 2. Hãy kể tên những loài hoa có cả nhị và nhuỵ mà em biết. 3. Hãy kể tên những loài hoa chỉ có nhị hoặc huỵ mà em biết. + Bộ phận nhị và nhuỵ Hoạt động 1 Sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả - Phát phiếu học tập cho HS. - Hướng dẫn: Các em hãy đọc kỹ thông tin ở mục thực hành, suy nghĩ và hoàn thành phiếu học tập của mình. - GV vẽ nhanh hình minh hoạ 1 lên bảng. - Nhận phiếu học tập. - Lắng nghe, tiến hành làm phiếu học tập Họ và tên: ............................................... Phiếu học tập Bài: sự sinh sản của thực vật có hoa Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. 1. Hiện tượng đầu nhuỵ nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì? a. Sự thụ phấn b. Sự thụ tinh 2. Hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn gọi là gì? a. Sự thụ phấn b. Sự thụ tinh 3. Hợp tử phát triển thành gì? a. Quả b. Phôi 4. Noãn phát triển thành gì? a. Hạt b. Quả 5. Bầu nhuỵ phát triển thành gì? a. Hạt b. Quả - Gọi HS chữa phiếu học tập. - GV gọi HS trả lời các câu hỏi + Thế nào là sự thụ phấn? + Thế nào là sự thụ tinh? + Hạt và quả được hình thành như thế nào? - Nhận xét câu trả lời của HS - GV chỉ vào hình minh hoạ 1 trên bảng và giảng lại sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành quả và hạt như các thông tin trong SGK. - HS báo cáo kết quả làm việc. Đáp án: 1.a 3.b 5.b 2.b 4.a + Sự thụ phấn là hiện tượng đầu nhuỵ nhận được những hạt phấn của nhị. + Sự thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tến bào sinh dục cái của noãn. + Noãn phát triển thành hạt. Bầu nhuỵ phát triển thành quả chứa hạt. - Quan sát, lắng nghe. Hoạt động 2 Trò chơi: " GHép chữ và ô hình" - GV tổ chức cho HS củng cố kiến thức về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành của quả và hạt dưới dạng trò chơi: - Cách tiến hành: - Hoạt động theo hướng dẫn của GV. + Chia lớp thành 2 đội. + Yêu cầu HS đọc kỹ hướng dẫn trò chơi trong SGK trang 1106. + GV dán lên bảng sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính. + Yêu cầu mỗi đội cử 1 HS lên bảng gắn các chú thích vào hình cho phù hợp. + Sau 2 phút HS nào gắn xong, đúg thì đội đó thắng cuộc. + Tổng kết cuộc thi. - GV gỡ các tấm thẻ có ghi chữ - Yêu cầu HS cả lớp vẽ và ghi chú lại như hình 3 SGK. - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. - Nhậnn xét, khen ngợi HS. - 1 HS viết chú thích trên bảng lớp. HS cả lớp vẽ và ghi chú thích cào vở. - Nhận xét bài làm của bạnn. Hoạt động 3 Hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió. - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn. + Chia nhóm mỗi nhóm 4 HS. + Phát phiếu báo cáo cho từng nhóm. + Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi trang 107, SGK. + GV đi hướng dẫn từng nhóm. + Gọi 2 nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác bổ sung. - Nhận xét, kết luận về bài làm của hS. - HS hoạt động nhom theo sự hướng dẫn cuả GV. - 2 nhóm báo cáo. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng Hoa thụ phấn nhờ gió Đặc điểm Thường có màu sắc sặc sỡ hoặc có hương thơm, mật ngọt.... hấp dẫn côn trùng. Không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có. Tên cây Dong riềng, toá, râm bụt....... Lau, lúa, ngô, các loại cây cỏ. - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 4,5,6 trang 1107 và cho biết: + Tên loài hoa. + Kiều thụ phấn + Lý do của kiểu thụ phấn. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Kết luận: Các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có mầu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm hấp dẫn côn trùng. Ngược lại các loài hoa thụ phấn nhờ gió không mang màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có như ngô, lúa, các cây họ đậu. - 2 HS ngồi cùng bàn quan sát, trao đổi, trả lời câu hỏi của GV. - 3 HS tiếp nối nhau trình bày. + Hình 4: Hoa táo. Hoa táo thụ phấn nhờ côn trung. Hoa táo không có màu sắc sắc sỡ nhưng có mật ngọt, hương thơm rất hấp dẫn côn trùng. + Hình 5: Hoa lau. Hoa lau thụ phấn nhờ gió vì hoa lau không có màu sắc đẹp. + Hình 6: Hoa râm bụt. Hoa râm bụt thụ phấn nhờ côn trùng vì có màu sắc sặc sỡ. - Lắng nghe. Hoạt động kết thúc - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và ươm một số hạt như lạc, đỗ đen vào bông ẩm, giấy vệ sinh hoặc chén nhỏ có đất cho mọc thành cây con. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ----------------------------------------------------- Âm nhạc: Học bài hát: Em vẫn nhớ trường xưa ( GV chuyên dạy soạn và giảng ) ----------------------------------------------------- Sinh hoạt: Nhận xét tuần 26 I. Mục tiêu - Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 26. - Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 27. II. Lên lớp 1. Các tổ trưởng báo cáo. 2. Lớp trưởng sinh hoạt. 3. GV chủ nhiệm nhận xét - Về học tập: Nhiều em đã có nhiều tiến bộ trong học tập, chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp, trong giờ hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài như: Chinh, Yến, Hiếu, Nguyên, Hương Giang, Châu, Trường. - Về nề nếp đạo đức : đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc. - Ngoan ngoãn lễ phép. Bên cạnh đó một số em chưa ý thức hay nói tục chửi bậy - Vệ sinh : + Lớp học sạch sẽ gọn gàng. + Vệ sinh sân trường chưa sạch, thiếu ý thức, ăn quà còn vứt rác bừa bãi. - Hoạt động đội : Chưa nhanh nhẹn, hoạt động giữa giờ còn lề mề, chưa nghiêm túc, trong hàng còn đùa nhau. 4. Kế hoạch tuần 27 - Thực hiện tốt nề nếp học tập và đội - Kèm HS yếu kém. - Khắc phục tồn tại tuần 26. - Ôn tập chuẩn bị thi giữa kì 2. -------------------------------------------------

File đính kèm:

  • doctuan 25 - 26.doc