Thiết kế tổng hợp môn học khối 5 - Tuần 34 - Thứ 5

Chính tả

Trong lời mẹ hát.

I- Mục đích, yêu cầu

1. Nghe – viết đúng chính tả bài thơ Trong lời mẹ hát.

2. Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.

II -Đồ dùng dạy-học

- Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức , đơn vị: tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.

- Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to viết tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em - để HS làm bBT2.

III –Các hoạt động dạy-học

A –Kiểm tra bài cũ

Một HS đọc cho 2-3 HS viết lên bảng lớp tên các cơ quan, đơn vị ở BT2,3 (tiết trước).

B –Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn HS nghe-viết

- GV đọc bài chính tả Trong lời mẹ hát. cả lớp theo dõi trong SGK.

- Cả lớp đọc thầm lại bài thơ, trả lời câu hỏi: Nội dung bài thơ nói điều gì ? (ca ngợi bài hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ.)

- HS đọc thầm lại bài thơ. GV nhắc các em chú ý những từ dễ viết sai (có thể luyện viết trên giấy nháp những từ đó).

- HS gấp SGK. GV đọc từng dòng thơ cho HS viết. GV chấm, chữa bài. nêu nhận xét.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế tổng hợp môn học khối 5 - Tuần 34 - Thứ 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 5 ngày 03 tháng 05 năm 2007 Chính tả Trong lời mẹ hát. I- Mục đích, yêu cầu 1. Nghe – viết đúng chính tả bài thơ Trong lời mẹ hát. 2. Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức. II -Đồ dùng dạy-học - Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức , đơn vị: tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. - Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to viết tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em - để HS làm bBT2. III –Các hoạt động dạy-học A –Kiểm tra bài cũ Một HS đọc cho 2-3 HS viết lên bảng lớp tên các cơ quan, đơn vị ở BT2,3 (tiết trước). B –Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS nghe-viết - GV đọc bài chính tả Trong lời mẹ hát. cả lớp theo dõi trong SGK. - Cả lớp đọc thầm lại bài thơ, trả lời câu hỏi: Nội dung bài thơ nói điều gì ? (ca ngợi bài hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ.) - HS đọc thầm lại bài thơ. GV nhắc các em chú ý những từ dễ viết sai (có thể luyện viết trên giấy nháp những từ đó). - HS gấp SGK. GV đọc từng dòng thơ cho HS viết. GV chấm, chữa bài. nêu nhận xét. 3. Hương dẫn HS làm bài tập chính tả - Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT2: + HS1 đọc phần lệnh và đoạn văn. + HS2 đọc phần chú giải từ khó sau bài (công ước, đề cập, đặc trách, nhân quyền,...). - Cả lớp đọc thầm đoạn văn Công ước về quyền trẻ em, trả lời câu hỏi: đoạn văn nói điều gì ? (công ước về quyền trẻ em... về quyền trẻ em). - GV mời một HS đọc lại tên các cơ quan, tổ chức trong các đoạn văn Công ước về quyền trẻ em. (Liên hợp Quốc,... Đại hội đồng liên hợp Quốc.) - GV mời một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị.(Tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó). GV mở bảng phụ đã viết nội dung ghi nhớ – cả lớp đọc thầm. - HS chép lại vào vở tên các cơ quan, tổ chức nêu trên. sau đó, phân tích từng tên thành nhiều bộ phận (đánh dấu gạch chéo), nhận xét cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức. GV phát phiếu cho 3-4 HS. - Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, trình bày nhaanj xét về cách viết hoa từng tên cơ quan, tổ chức. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận HS làm bài đúng nhất. 4. Củng cố, dặn dò Ôn tập cuối năm I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Đại Dương. - Nhớ được tên một số quốc gia (đã được học trong chương trình) của các châu lục kể trên. - Chỉ được trên Bản đồ Thế giới các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam. Bài 33 : Vẽ trang trí trang trí cổng trại hoặc lều trại thiếu nhi i – mục tiêu - Hs hiểu vai trò và ý nghĩa của trại thiếu nhi. - HS biết cách trang trí và trang trí được cổng hoặc lều trại theo ý thích. - HS yêu thích các hoạt động tập thể. II – chuẩn bị - ảnh chụp lều trại và cổng trại; băng đĩa hình về hội trại (nếu có). - Hình gợi ý cách trang trí. - Bài vẽ của HS lớp trước. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III – các hoạt động dạy – học chủ yếu Giới thiệu bài Gv cho HS xem băng, đĩa hình hoặc hình ảnh về hội trại, cảnh cắm trại và tìm cách giới thiệu phù hợp để lôi cuốn HS vào bài. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét - GV giới thiệu một số hình ảnh về trại và đặt các câu hỏi gợi ý cho HS: + Hội trại thường được tổ chức vào dịp nào ? ở đâu ? + Trại gồm có những phần chính nào ? + Những vật dụng cần thiết để dựng trại gồm những gì ? - Gv tóm tắt và bổ sung. + Vào dịp lễ, tết, hay dịp nghỉ hè, các trường thường tổ chức hội trại ở nơi có cảnh đẹp như sân trường, công viên, bãi biển...hội trại là hình thức sinh hoạt tập thể vui tươi và bổ ích. + Các phần chính của trại gồm có: Cổng trại: Cổng là bộ mặt cảu trại, có thể được tạo bằng nhiều kiểu dáng khác nhau (đối xứng, không đối xứng). ccổng trại gồm có: cổng, hàng rào được trang trí bằng chữ, hình vẽ, cờ, hoa... Lũu trại: Là trung tâm của trại, nơi tổ chức các sinh hoạt chung. Lũu trại cũng có nhiều kiểu dángnhư hình chữ nhật, hình tam giác, hình lục giác,...được trang trí ở mái, nóc, bên trong và xung quanh cho đẹp. Khu vực phía ngoài trại cũng được bố trí hài hòa, phù hợp với không gian của trại. + Vật liệu thường được dùng để dựng trại: tre, nứa, lá,vải,pa nô, giấy màu, hồ dán, dây... Hoạt động 2: Cách trang trí trại - GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ lên bảng để HS nhận ra cách trang trí: + Trang trí cổng trại: Vẽ hình cổng, hàng rào (đối xứng hay không đối xứng). Vẽ hình trang trí theo ý thích (hình vẽ, chữ ,cờ, hoa...). Vẽ màu (tươi vui, rực rỡ). + Trang trí lều trại: Vẽ hình lều trại cân đối với phần giấy. trang trí lều trại theo ý thích (lựa chọn hình trang trí như hoa, lá...hoặc cảnh sinh hoạt của thiếu nhi như múa hát, đá bóng... tạo nên nhịp điệu và sự thay đổi hấp dẫn). - GV nhắc HS không nên chọn quá nhiều hình ảnh trang trí khác nhầum cần có ý thức lựa chọn để các hình ảnh trên lều trại hài hòa, có nội dung. khi trang trí cần chú ý tới các mảng hình sao cho có mảng lớn, mảng nhỏ tạo nên nhịp điệu và sự thay đổi hấp dẫn. - GV cho HS quan sát một số hình tham khảo . Hoạt động 3: Thực hành - GV nêu yêu cầu của bài tập: tự chọn chủ đề để vẽ cổng trại hoặc lều trại của lớp, trang trí theo ý thích. - GV gợi ý HS cách vẽ hình và cách trang trí: + Tìm hình dáng chung cho cổng trại hoặc lều trại. + Cách trang trí : bố cục, họa tiết, màu sắc. - ở bài này GV có thể cho HS làm bài theo cá nhân trên giấy vẽ hoặc vở thực hành hay làm bài theo nhóm ở trên bảng, trên giấy khổ lớn. - Có thể cho HS vẽ hoặc xé dán bằng giấy màu. Hoạt động 4: Nhận xét , đánh giá - GV cùng HS chọn một số đề bài vẽ và gợi ý cho HS nhận xét, xếp loại. - Gv tổng kết, khên gợi những HS có baig vẽ đẹp và động viên chung cả lớp. Chọn một số đề bài làm ĐDDH. Dặn dò Tìm hiểu và quan sát các hình ảnh về một đề tài mà em yêu thích. Luyện từ và câu Ôn tập về dấu câu “dấu ngoặc kép”

File đính kèm:

  • docthu 5.doc
Giáo án liên quan