Thiết kế giáo án môn Tiếng Việt 5 - Tuần học 4

TẬP ĐỌC

ÔN TẬP TIẾT 1

I. MỤC TIÊU

- Đọc trôi chảy,lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK.

* HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

 Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 (mỗi bài ghi vào 1 tờ giấy nhỏ).

 Phiếu kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 trang 95 SGK (2 bản).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc15 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế giáo án môn Tiếng Việt 5 - Tuần học 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc cho HS viết bài. d) Soát lỗi, chấm bài - GV thu , chấm bài và nhận xét. 4. Củng cố – dặn dò ( 5') - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về tiếp tục luyện đọc và học thuộc lòng để kiểm tra lấy điểm. - 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. + Vì sách làm bằng bột nứa, bột của gỗ rừng. + Vì rừng cầm trịch cho mực nước sông Hồng, sông Đà. + Bài văn thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước. - HS nêu và viết các từ khó. Ví dụ : bột nứa, ngược, giận, nỗi niềm, cầm trịch, đỏ lừ, canh cánh + Những chữ đầu câu và tên riêng Đà, Hồng phải viết hoa. - HS viết bài vào vở. - HS nghe và soát lỗi. luyện từ và câu Ôn tập Tiết 3 I. Mục tiêu - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Tìm và ghi lại được các chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học( BT2). * HS khá, giỏi nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn ( BT2). ii. Đồ dùng dạy – học Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 9 (mỗi chuẩn bị từ tiết 1). iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài ( 1') - Nêu mục đích của tiết học. - Lắng nghe. 2. Kiểm tra đọc ( 15') Bài 1. - Tiến hành tương tự tiết 1. Bài 2 - Hỏi : Trong các bài tập đọc đã học, bài nào là văn miêu tả ? - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập . - GV hướng dẫn HS làm bài : + Chọn một bài văn miêu tả mà em thích. + Đọc kĩ bài văn đã chọn. + Chọn chi tiết mà mình thích. + Giải thích lí do vì sao mình thích chi tiết ấy. - Gọi HS trình bày kết quả. - Nhận xét, khen ngợi những HS phát hiện được những chi tiết hay trong bài văn và giải thích được lí do. - Lần lượt lên gắp thăm bài đọc và trả lời câu hỏi. - 4 HS tiếp nối nhau phát biểu : + Quang cảnh làng mạc ngày mùa. + Một chuyên gia máy xúc. + Kì diệu rừng xanh. + Đất Cà Mau. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - HS nghe GV hướng dẫn, sau đó tự làm bài tập vào vở. - 7 đến 10 HS trình bày. a) Quang cảnh làng mạc ngày mùa. - Em thích chi tiết : Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Vì tác giả quan sát sự vật rất tinh tế. Từ vàng lịm tả màu sắc của chùm quả xoan, gợi cho ta cảm giác ngọt của quả xoan chín mọng. Tác giả dùng hình ảnh so sánh những chùm quả xoan chín mọng như những chuỗi tràng hạt khổng lồ thật chính xác và tinh tế. b) Một chuyên gia máy xúc - Em thích chi tiết tả ngoại hình của anh A-lếch-xây : cao lớn, mái tóc vàng óng, ửng lên như một mảng nắng bộ quần áo xanh công nhân, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to, chất phác tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật. Sự miêu tả ấy thật đúng với ngoại hình của một người ngoại quốc, vừa toát lên vẻ gần gũi, thân mật của anh đối với công việc và con người Việt Nam c) Kì diệu rừng xanh - Em thích chi tiết : một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Tác giả đã có sự so sánh thật chính xác và gần gũi. Mỗi chiếc nấm như một lâu đài vương quốc những người tí hon. Cách miêu tả, sao sánh của tác giả làm cho người đọc có những liên tưởng thú vị, bất ngờ, 4. Củng cố – dặn dò ( 5') - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ôn lại danh từ, động từ, tính từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, các thành ngữ, tục ngữ ở ba chủ điểm đã học. tập làm văn ôn tập Tiết 4 I. Mục tiêu - Lập được bảng từ ngữ( danh từ, động từ , tính từ, thành ngữ, tục ngữ) về chủ điểm đã học( BT1). - Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa theo yêu cầu của BT2. ii. Đồ dùng dạy – học - Giấy khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 1, bài tập 2 (2 tờ) và bút dạ. iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài ( 1') Nêu mục đích tiết học. - Lắng nghe. 2. Hướng dẫn làm bài tập ( 29') Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. + Chia nhóm mỗi nhóm 4 HS . + Phát giấy khổ to và bút dạ cho 1 nhóm. + Yêu cầu HS tìm từ thích hợp viết vào từng ô. HS các nhóm khác làm vào vở. - Gắn bài lên bảng và đọc bài . - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Thảo luận nhóm 4. - 3 HS trong nhóm tiếp nối nhau đọc từ ngữ của từng chủ điểm. Các nhóm khác bổ sung. - Kẻ bảng viết vào vở. Việt Nam Tổ quốc em Cánh chim Hoà bình Con người với thiên nhiên Danh từ Tổ quốc, đất nước , giang sơn, quốc gia, nước non, quê hương, quê mẹ, đồng bào, nông dân, công nhân Hoà bình, trái đất, mặt đất, cuộc sống, tương lai, niềm vui, (tình) hữu nghị, sự hợp tác, niềm mơ ước bầu trời, biển cả, sông ngòi, kênh rạch, mương máng, núi rừng, núi đồi, đồng ruộng, nương rãy, vườn tược động từ, tính từ bảo vệ, giữ gìn, xây dựng, kiến thiết, khôi phục, vẻ vang, giàu đẹp, cần cù, anh dũng, kiên cường, bất khuất. hợp tác, bình yên, thanh bình, thái bình, tự do, hạnh phúc, hân hoan, vui vầy, sum họp, đoàn kết, hữu nghị bao la, vời vợi, mênh mông, bát ngát, xanh biếc, cuồn cuộn, hùng vĩ, tươi đẹp, khắc nghiệt, lao động , chinh phục, tô điểm Bài 2 - GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như cách làm bài tập 1 . Ví dụ : bảo vệ bình yên đoàn kết bạn bè mênh mông Từ đồng nghĩa giữ gìn (gìn giữ) bình an, yên bình, thanh bình, bình yên, yên ổn. kết đoàn, liên kết, liên hiệp bạn hữu, bầu bạn, bè bạn bao la, bát ngát, mênh mang Từ trái nghĩa phá hoại, tàn phá, tàn hại, phá phách, phá huỷ , huỷ hoại, huỷ diệt. bất ổn, náo động, náo loạn chia rẽ, phân tán thù địch, kẻ thù, kẻ địch chật chội, chật hẹp, toen hoẻn 3. Củng cố – dặn dò ( 5') - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ, thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được, tiếp tục luyện đọc, chuẩn bị trang phục để đóng vở kịch Lòng dân. ôn tập Tiết 5 I. Mục tiêu - Yêu cầu kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp. * HS khá, giỏi đọc thể hiện tính cách của các nhân vật trong vở kịch. ii. Đồ dùng dạy – học • Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9. iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài ( 1') Nêu mục đích tiết học. 2. Kiểm tra đọc ( 15') Tiến hành tương tự như tiết 1 . 3. Hướng dẫn làm bài tập ( 15') Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu . - Yêu cầu HS đọc lại vở kịch. Cả lớp theo dõi, xác định tính cách của từng nhân vật. - Gọi HS phát biểu. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Yêu cầu HS diễn kịch trong nhóm. (chia nhóm 6 HS ) - Tổ chức cho HS thi diễn kịch. Gợi ý HS có thể sáng tạo lời thoại của nhân vật. Không nhất thiết phải đọc lời thoại như trong SGK. - GV cùng cả lớp tham gia bình chọn : + Nhóm diễn kịch giỏi nhất. + Diễn viên đóng kịch giỏi nhất. 4. Củng cố – dặn dò ( 5') - Nhận xét tiết học. - Khen ngợi những HS diễn kịch hay, khuyến khích các nhóm diễn kịch luyện tập thêm. - Lắng nghe. - 1 HS đọc thành tiếng. - 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng 2 đoạn của vở kịch. - 5 HS phát biểu : + Dì Năm : bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo, dũng cảm bảo vệ cán bộ. + An : thông minh, nhanh trí, biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ. + Chú cán bộ : bình tĩnh, tin tưởng vào lòng dân. + Lính : hống hách. + Cai : xảo quyệt, vòi vĩnh. - HS diễn kịch trong nhóm. + 6 HS hoạt động trong nhóm. + HS 1 : Dì Năm. + HS 2 : An . + HS 3 : chú cán bộ. + HS 4 : lính. + HS 5 : cai. + HS 6 : Theo dõi lời thoại, nhận xét sửa chữa cho từng thành viên trong nhóm. - 4 nhóm thi diễn kịch. chính tả ôn tập Tiết 6 I. Mục tiêu - Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu của BT1, BT2 ( chọn 3 trong 5 mục a, b, c, d, e ). * HS khá, giỏi thực hiện được toàn bộ BT2. - Đặt được câu để phân biệt được từ đồng âm, từ trái nghĩa( BT3, BT4). ii. Đồ dùng dạy – học • Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp. • Bài tập 2 viết sẵn trên bảng phụ iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài ( 1') Nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập ( 30') Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. + Hãy đọc những từ in đậm trong đoạn văn. + Vì sao cần thay những từ in đậm đó bằng những từ đồng nghĩa khác ? - Yêu cầu HS trao đổi, làm bài theo cặp. Hướng dẫn HS : + Đọc kĩ câu văn có từ in đậm. + Tìm nghĩa của từ in đậm. + Giải thích lí do vì sao từ đó dùng chưa chính xác. + Tìm từ khác để thay thế. - Gọi HS phát biểu. GV ghi nhanh các từ HS đưa ra để thay thế. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. + Các từ : bê, bảo, vò, thực hành. + Vì những từ đó dùng chưa chính xác trong tình huống. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận theo hướng dẫn của GV . - 4 HS tiếp nối nhau phát biểu, HS bổ sung . - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - 1 HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh. Hoàng bưng chén nước mời ông uống. Ông xoa đầu Hoàng và nói : “Cháu của ông ngoan lắm ! Thế cháu đã học bài chưa ?” Hoàng nói với ông : “Cháu vừa làm xong bài tập rồi ông ạ !”. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS dùng bút chì viết từ cần điền vào vở bài tập. - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Tổ chức cho HS học thuộc lòng các câu tục ngữ trên. Bài 4 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, sau đó đọc kết quả. C. Củng cố – dặn dò ( 5') - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà soạn tiết 7, 8 và chuẩn bị bài kiểm tra. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở bài tập. - Nhận xét - Nhẩm, đọc thuộc lòng. - 2 HS đọc. - Làm bài cá nhân vào vở. - Nối tiếp nhau đọc bài làm của mình. a) Đánh bạn là không tốt ! b) Nhà bên có em bé đánh đàn rất hay. c) Em thường xuyên đánh soong nồi cho sạch sẽ. ôn tập Tiết 7 • Kiểm tra đọc – hiểu, luyện từ và câu. • GV thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của nhà trường. ôn tập Tiết 8 • Kiểm tra làm văn. • GV thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của nhà trường.

File đính kèm:

  • docTieng Viet 5(4).doc