Thiết kế giáo án lớp 5 - Tuần 31

Môn : Tập đọc

Tiết 61 : CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN

I. MỤC TIÊU

1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến câu chuyện.

Hiểu nội dung bài : Nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 1. KTBC : Giáo viên gọi 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi :

+ Chiếc áo dài đóng vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?

+ Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của phụ nữ khi họ mặc áo dài?

- Giáo viên nhận xét, cho điểm.

2.Bài mới :

Giới thiệu bài : Trong giờ học hôm nay, bài đọc Công việc đầu tiên sẽ giúp các em biết tên tuổi của một phụ nữ Việt Nam nổi tiếng – bà Nguyễn Thị Định. Bà Định là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được phong Thiếu tướng và giữ trọng trách Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Bài đọc là trích đoạn hồi kí của bà – kể lại ngày bà còn là một cô gái lần đầu làm việc cho cách mạng.

 

doc16 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế giáo án lớp 5 - Tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được ôn tập về tả cảnh, củng cố kiến thức về văn tả cảnh; về cấu tạo của một bài văn; cách quan sát, chọn lọc chi tiết Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT1 Mục tiêu : Giúp HS liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong HK1. Trình bày được dàn ý của một trong những bài văn đó. Cho HS đọc BT1. Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho 2 HS Cho HS trình bày kết quả. GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng (GV đính lên bảng tờ phiếu đã ghi sẵn lời giải) Tuần Các bài văn tả cảnh 1 Quang cảnh làng mạc ngày mùa Hoàng hôn trên sông Hương Nắng trưa Buổi sớm trên cánh đồng 2 Rừng trưa Chiều tối 3 Mưa rào 6 Đoạn văn tả biển của Vũ Tú Nam Đoạn văn tả con kênh của Đoàn Giỏi 7 Vịnh Hạ Long 8 Kì diệu rừng xanh 9 Bầu trời mùa thu Đất Cà Mau Cho HS nói về bài mình chọn. Cho HS làm bài+ trình bày kết quả GV nhận xét+ khen những HS làm dàn ý đúng Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm BT2 Mục tiêu : Đọc một bài văn tả cảnh, biết phân tích trình tự miêu tả của bài văn, nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết, thái độ của người tả Cho HS đọc yêu cầu của BT2+ đọc bài Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh. GV nhắc lại yêu cầu. Cho HS làm bài. GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng + Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian từ lúc trời hừng sáng đến lúc sáng rõ. + Những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế (học sinh phát biểu tự do, các em nêu những chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả, nếu có thể, giải thích vì sao em thấy đó là sư quan sát tinh tế). Ví dụ: Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như nthoa phấn trên những toà nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đận nét. / Màn đêm mở ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. / Thành phố như bồng bềnh nỗi giữa một biển hơi sương. / Những vùng cây xanh bỗng oà tươi trong nắng sớm. / Ánh đèn từ muôn vàn ô vuông cửa sổ lan đi rất nhanh và thưa thớt tắt. / Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng Đài Truyền hình thành phố có vẻ như bị hạ thấp và kéo gần lại. / Mặt trời đang lên chậm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại. + Câu cuối bài: “Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!” là câu cảm thán thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố. Hoạt động 3 : Củng cố – dặn dò Nhận xét tiết học. Dặn HS đọc trước nội dung của tiết Ôn tập về tả cảnh, quan sát một cảnh theo đề bài đã nêu để lập được dàn ý cho bài văn. 1 HS đọc yêu cầu của BT1 2 HS làm bài vào phiếu. Hs còn lại làm vào giấy nháp 2 HS làm bài vào giấy lên đính trên bảng lớp. Lớp nhận xét Trang 10 11 12 14 21 22 31 62 62 70 75 87 89 Một số HS nói bài mình sẽ chọn để lập dàn bài. Một số HS tiếp nối nhau trình bày miệng dàn ý mình làm. 1 HS đọc thành tiếng, HS còn lại theo dõi trong SGK. HS đọc thầm lại bài văn và trả lời các câu hỏi. Một số HS phát biểu ý kiến. Lớp nhận xét. Lắng nghe. Môn : Luyện từ và câu Tiết 62 : ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu phẩy) MỤC TIÊU 1. Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy để nắm vững các tác dụng của dấu phẩy, biết phân tích chỗ sai, trong cách dùng dấu phẩy, biết chữa lỗi dùng dấu phẩy trong các đoạn văn cụ thể. 2. Hiểu tác hại nếu dùng sai dấu phẩy, có ý thức thận trọng khi sử dụng dấu phẩy. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ ghi 3 tác dụng của dấu phẩy. 3 tờ phiếu để HS làm BT1. 2 tờ phiếu khổ to kẻ bảng nội dung BT3 CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. KTBC : Kiểm tra 2 HS. + HS1: Đặt câu với nội dung câu tục ngữ “Bên ướt mẹ nằm, bên ráo phần con” + HS2: Đặt câu với nội dung câu tục ngữ “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” GV nhận xét + cho điểm. 2. Bài mới : Giới thiệu bài : Các em đã học về dấu phẩy. Trong tiết học này, các em tiếp tục ôn tập về dấu phẩy. Qua tiết ôn tập, các em sẽ nắm vững hơn tác dụng của dấu phẩy; biết được sự tác hại của việc dùng sai dấu phẩy. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT1 Mục tiêu : Học sinh nắm vững các tác dụng của dấu phẩy Cho HS đọc BT + đọc 2 câu a,b GV đưa bảng phụ ghi 3 tác dụng của dấu phẩy lên. Bảng phụ Tác dụng của dấu phẩy Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ Ngăn cách các vế trong câu ghép Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho 3 HS làm bài. Cho HS trình bày kết quả. GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm BT2 Mục tiêu : Hiểu tác hại nếu dùng sai dấu phẩy, có ý thức thận trọng khi sử dụng dấu phẩy ( Cách tiến hành tương tự như BT1) GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng Lời phê của xã Anh hàng thịt đã thêm dấu câu nào vào lời phê của xã để hiểu là xã đồng ý cho làm thịt con bò? Lời phê trong đơn cần được viết như thế nào để anh hàng thịt không thể chữa một cách dễ dàng Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS làm BT3 Mục tiêu : HS biết phân tích chỗ sai, trong cách dùng dấu phẩy, biết chữa lỗi dùng dấu phẩy trong các đoạn văn cụ thể Cho HS đọc yêu cầu BT3+ đọc đoạn văn. Cho HS làm bài. GV gắn lên bảng lớp 2 tờ phiếu. Gọi 2 HS lên bảng làm. Nhận xét + chốt lại kết quả đúng. Câu văn dùng sai dấu phẩy Sách Ghi-nét ghi nhận, chị Ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh. Cuối mùa hè, năm 1994 chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ-lin, bang Mi-chi-gân, nước Mĩ. Để có thể, đưa chị đến bệnh viện người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả. Hoạt động 4 : Củng cố – dặn dò Nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về dấu phẩy, có ý thức sử dụng đúng các dấu phẩy. 1 HS đọc BT + đọc 2 câu a,b. 1 HS nói 3 tác dụng của dấu phẩy 1 HS đọc trên bảng phụ 3 HS làm vào phiếu,lớp làm vào giấy nháp 3 HS làm bài vào giấy đính lên bảng lớp. Lớp nhận xét. Bò cày không được thịt. Bò cày không được, thịt. Bò cày, không được thịt. 1 HS đọc thành tiếng, lớp theo dõi HS đọc thầm lại đoạn văn+ làm bài. 2 HS làm trên phiếu. Lớp nhận xét. Sửa lại Sách Ghi-nét ghi nhận chị Ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh. ( Bỏ 1 dấu phẩy dùng thừa) Cuối mùa hè năm 1994, chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ-lin, bang Mi-chi-gân, nước Mĩ. ( Đặt lại vị trí 1 dấu phẩy) Để có thể đưa chị đến bệnh viện, người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả. ( Đặt lại vị trí 1 dấu phẩy) Lắng nghe. Môn : Tập làm văn Tiết 62 : ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH MỤC TIÊU 1. Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả cảnh – một dàn ý với ý của riêng mình. 2. Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh- trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng lớp viết 4 đề văn. Một số tranh ảnh ( nếu có) phục vụ yêu cầu của đề Bút dạ+ 4 tờ giấy khổ to để HS lập dàn ý cho 4 đề. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. KTBC : Kiểm tra 2 HS 2 HS lần lượt trình bày dàn ý một bài văn tả cảnh em đã đọc hoặc đã viết trong HK1 hoặc trong tiết Tập làm văn trước. GV nhận xét + cho điểm. 2. Bài mới : Giới thiệu bài : Trong tiết học hôm nay, các em tiếp tục ôn tập về văn tả cảnh. Các em sẽ lập dàn ý một bài văn tả cảnh. Sau đó, dựa trên dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT1 Mục tiêu : Giúp HS ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả cảnh – một dàn ý với ý của riêng mình. GV viết 4 đề bài a, b, c, d lên bảng. GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà. Cho HS lập dàn ý. GV phát giấy cho 4 HS lập dàn ý của 4 đề ( trước khi phát giấy cần biết em nào làm đề nào để phát giấy cho 4 em làm 4 đề khác nhau). Cho HS trình bày dàn ý. GV nhận xét + bổ sung để hoàn chỉnh 4 dàn ý trên bảng lớp. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm BT2 Mục tiêu : Giúp HS ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh- trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin. Cho HS đọc yêu cầu BT2. GV nhắc lại yêu cầu. Cho HS trình bày miệng dàn ý. Cho lớp trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt, bình chọn người trình bày hay nhất. Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò Nhận xét tiết học. Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả cảnh trong tiết Tập làm văn cuối tuần 32. 1 HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi trong SGK. 1 HS đọc gợi ý trong SGK, cả lớp lắng nghe. Dựa vào gợi ý, mỗi em lập dàn ý cho riêng mình. 4 em làm dàn ý cho 4 đề vào giấy. 4 HS làm dàn ý vào giấy lên đính trên bảng lớp. Lớp nhận xét + bổ sung. HS tự hoàn chỉnh dàn ý của mình. 1 HS đọc yêu cầu của BT2. HS dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng trước lớp. Lớp trao đổi, thảo luận Lắng nghe để thực hiện

File đính kèm:

  • docGiaoanTiengViet 5 tuan 31 rat hay.doc
Giáo án liên quan