Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 4 - Trường Tiểu học Đoàn Xá

Tiết thứ 7 NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Đọc lưu loát toàn bài: Đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài.

- Đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, nhấn giọng ở các từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh.

- Hiểu một số từ ngữ: bom nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, truyền thuyết.

- Nội dung: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống , khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

A. Kiểm tra bài cũ: ( 2- 3)

- HS đọc phân vai vở kịch “Lòng dân”(Dãy Hiền)

- Nêu nội dung và ý nghĩa toàn vở kịch?

 

doc33 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 4 - Trường Tiểu học Đoàn Xá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g - Chỉ bản đồ +Vị trí nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Y - a - ly và trị an? Chỉ bản đồ - Nhận xét Kết luận: Sông ngòi bồi đắp phù sa tạo nên nhiều đồng bằng. Ngoài ra, sông ngòi còn là đường giao thông quan trọng, là nguồn thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất và đời sống, đồng thời cho ta nhiều thủy sản ...Chúng ta phải giữ gìn cho con sông không bị ô nhiễm Ghi nhớ SGK/ 76 => Học sinh đọc. Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò Nhận xét tiết học. Thứ sáu ngày 20 tháng 9 năm 2013 Tiết 1 Thể dục Tiết thứ 8 Đội hình đội ngũ - trò chơi " Mèo đuổi chuột" I) Mục tiêu: - Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác quay phải, quay trái, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu động tác đúng với kĩ thuật, đúng với khẩu lệnh. - Trò chơi " Mèo đuổi chuột". Yêu cầu chơi đúng luật, tập trung chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, hào hứng trong khi chơi. II) Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường - Phương tiện: Còi. III) Nội dung và phương pháp: Nội dung Đ.Lượng Phương pháp và tổ chức 1. Phần mở đầu 6 - 10 / - Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu 1 - 2/ Đội hình hàng ngang - Xoay khớp cổ tay chân.. 1 - 2/ - Trò chơi " Làm theo tín hiệu" 1 - 2/ - Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1 - 2/ 2. Phần cơ bản 18 - 22/ Đội hình hàng ngang a) Đội hình đội ngũ 10 - 12/ - Ôn quay phải, quay trái, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. 3 - 4/ Giáo viên điều khiển lớp tập. Nhận xét - Học sinh luyện tập dưới sự điều khiển của cán sự - Quan sát, nhận xét - Chia tổ tập luyện - Các tổ trình diễn - Quan sát, nhận xét, tuyên dương b) Trò chơi vận động 7 - 8/ Tập hợp đội hình vòng tròn - Trò chơi " mèo đuổi chuột" - Khởi động các khớp Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi. - Học sinh chơi thử - Học sinh chơi thật - Quan sát nhận xét 3. Phần kết thúc 4 - 6/ Đội hình hàng vòng tròn - Thả lỏng thân thể 1 - 2/ - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài 1 -2/ - Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà 1- 2/ Tiết 2 Tập làm văn Tiết thứ 8 tả cảnh (Kiểm tra viết) I. Mục đích yêu cầu : - Dựa vào dàn ý đã đọc, HS viết được bài văn hoàn chỉnh. - Diễn đạt gãy gọn, rõ ràng, đủ bố cục của bài văn. - Viết văn có sáng tạo II- Các hoạt động dạy học A- Kiểm tra bài cũ ( 2 - 3’ ) - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B- Bài mới: 1. Giới thiệu bài (1- 2’) 2. Hướng dẫn Hs làm bài kiểm tra (2 - 3’) - GV đưa bảng ghi sẵn 3 đề tài. - HS đọc yêu cầu 3 đề bài - GV: Các em đọc kĩ 3 đề bài và chọn 1 đề bài mà mình có thể viết tốt nhất để làm. 3. HS tự làm bài (30 - 32’) - HS làm bài vào vở, trình bày bài theo đúng yêu cầu. 4. GV thu bài chấm điểm. 5 Củng cố dặn dò (2-4’) - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Tiết 3 Toán Tiết thứ 20 luyện tập chung I. Mục tiêu: - Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số” . +HS cả lớp làm BT 1;2;3. +HS khá giỏi làm hết BT II.Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy * Bài 1 - Kiến thức:Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó. - GV chữa bài bằng bảng con. -> Chốt kiến thức : Nêu các bước giải bài toán " Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó". * Bài 2 - Kiến thức : Giải bài toán " Tìm 2 số biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.'' - Sai lầm ( tính sai chu vi) hoặc câu trả lời chưa đúng . - Định hướng : Bài toán hỏi gì ? - GV chấm,chữa bài bằng bảng phụ. ->Chốt kiến thức : Cách giải bài toán" Tìm 2 số biết hiệu và tỉ số của 2 số đó". * Bài 3 - Kiến thức : Giải bài toán có quan hệ tỉ lệ phương pháp dùng tỉ số. - GV chấm, chữa bài bằng bảng phụ. -> Chốt kiến thức : Em đã giải bài toán có quan hệ tỉ lệ bằng cách nào ? * Bài 4 - Kiến thức: Giải bài toán có quan hệ tỉ lệ - Sai lầm : Tính sai thời gian đóng 18 bộ bàn ghế. - Định hướng : + Cách 1 : Nếu mỗi ngày xưởng mộc làm 1 bộ bàn ghế thì phải làm thời gian bao lâu ? - Nếu mỗi ngày " " 18 " " bao lâu ? + Cách 2 : Theo kế hoạch số bộ bàn ghế phải hoàn thành là bao nhiêu ? - Nếu mỗi ngày đóng 18 bộ thì .... thời gian bao lâu ? Hoạt động của trò - HS làm bài vào bảng con - HS làm V ( 1em làm bảng phụ) - HS làm vở (1 em làm bảng phụ). - HS làm nháp. 30 x12 = 360 ( ngày) 360 : 18 = 20 ( ngày 12 x 30 = 360 ( bộ) 360: 18 = 20( ngày) 3. HĐ3: Củng cố, dặn dò ( 3/) - Kiến thức : +Giải bài tập tìm 2 số biết tổng ( hiệu) và tỉ số của 2 số đó. + Giải bài tập có quan hệ tỉ lệ. - Hình thức : GV tổng hợp kiến thức vừa ôn tập. - Chuẩn bị bài sau " ôn tập : Bảng đơn vị đo độ dài " Rút kinh nghiệm . Tiết 4 Khoa học Tiết thứ 8: Vệ sinh ở tuổi dậy thì I) Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng: - Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở lứa tuổi dậy thì. - Xác định những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. II) Đồ dùng dạy học: - Thẻ ghi mặt đúng, sai III) Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ +Nêu đặc điểm của con người ở giai đoạn vị thành niên? -... Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn. ở tuổi này có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần ... +Nêu đặc điểm của con người ở giai đoạn trưởng thành? -... Tuổi trưởng thành được đánh dấu bằng sự phát triển cả về mặt sinh học và xã hội ... +Nêu đặc điểm của con người ở giai đoạn tuổi già? -... ở tuổi này cơ thể dần dần suy yếu, chức năng hoạt động của các cơ quan giảm dần. Tuy nhiên, những người cao tuổi kéo dài tuổi thọ bằng sự rèn luyện thân thể ... - Nhận xét, ghi điểm Hoạt động 2: Động não 1. Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì. 2. Cách tiến hành: Bước 1: Giảng giải và nêu vấn đề - Giảng giải: ở tuổi dậy thì, các tuyến mồ hôi và tuyến dầu ở da hoạt động mạnh: Mồ hôi có thể gây ra mùi hoi - Nghe +ở tuổi này, chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn " trứng cá" Bước2: +Em cần làm gì để giữ vệ sinh thân thể? - Nêu ý kiến: thường xuyên tắm, giặt, thay quần áo lót... - Ghi ý kiến của học sinh lên bảng - Yêu cầu HS nêu tác dụng của việc làm kể trên - Nêu tác dụng 3. Kết luận: Tất cả những việc làm trên là cần thiết để giữ vệ sinh cơ thể nói chung. Nhưng ở lứa tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục mới bắt đầu phát triển, vì vậy, chúng ta cần phải biết cách giữ vệ sinh cơ quan sinh dục. Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học tập 1. Mục tiêu: Học sinh biết những việc cần làm để giữ vệ sinh ở tuổi dậy thì. 2. Cách tiến hành: Bước 1: - Chia lớp thành các nhóm - Thảo luận nhóm - Giao phiếu cho các nhóm ( Phiếu học tập trong sách giáo viên/ 41) - Làm phiếu học tập Bước 2: - Chữa bài tập theo nhóm - Phiếu số 1: 1b; 2 a,b,d; 3 b,d - Phiếu số 2: 1b,c; 2 a,b,d; 3a, 4a - Nhận xét, bổ sung 3. Kết luận: Mục bạn cần biết/19 -> Học sinh đọc đoạn đầu Hoạt động 4: Quan sát tranh và thảo luận 1. Mục tiêu: Học sinh xác định được những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. 2. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát các tranh 4,5,6,7 và trả lời câu hỏi - Quan sát tranh và trả lời câu hỏi +Chỉ và nói nội dung của từng hình? -...h4 vẽ một bạn đang tập võ, một bạn đang chạy... +Chúng ta nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì? -... nên ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau quả, tăng cường tập thể dục thể thao ... không nên ăn kiêng, xem phim ảnh không lành mạnh... Bước2: Làm việc cả lớp - Học sinh trình bày trước lớp - Nhận xét, bổ sung 3. Kết luận: ở tuổi dậy thì, chúng ta cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh; Tuyệt đối không sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu ... Hoạt động 5: Trò chơi : " Tập làm diễn giả" 1. Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học về những việc nên làm ở tuổi dậy thì. 2. Cách tiến hành: Bước 1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn - Yêu cầu học sinh trình bày những thông tin mình đã sưu tầm được liên quan đến bài học - Xung phong trình bày - Cho thời gian học sinh chuẩn bị - Học sinh trình bày +Em rút ra điều gì qua phần trình bày của bạn? - Chú ý theo dõi Bước2: Học sinh trình bày - Học sinh trình bày trước lớp - Nêu ra bài học Bước 3: - Khen ngợi những học sinh đã trình bày 3. Kết luận: Mục bạn cần biết/ 19 -> Học sinh đọc ... Hoạt động 6: Củng cố - Dặn dò Nhận xét tiết học. Sưu tầm tranh ảnh sách báo nói về tác hịa của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý Chuẩn bị bài 9. Tiết 9 Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu - Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần4 - Các biện pháp thực hiện II. Chuẩn bị -Bản báo cáo hoạt động của lớp trong tuần 4 về các mặt : Học tập, nề nếp, lao động..... Một số tiết mục văn nghệ III. Tiến hành hoạt động 1/ Khởi động Lớp phó văn thể điều khiển cả lớp cùng hát bài hát tập thể . 2/ Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua - Lớp trưởng –H/Nhung đọc bản báo cáo hoạt động của lớp trong tuần 4 về các mặt : + Thực hiện các nội qui của Đội, của trường: Đeo khăn quàng, đi học đúng giờ, ăn mặc đồng phục.. + Thực hiện nề nếp sinh hoạt 5 phút đầu giờ + Thực hiện nề nếp vệ sinh + Thực hiện nề nếp học tập: Học bài và làm bài tập ở nhà, xây dựng bài trên lớp..... + Giữ vở sạch, chữ đẹp . - Các tổ trưởng báo cáo về hoạt động của tổ mình - Lớp phó - đọc bảng xếp loại thi đua của từng tổ ,từng học sinh trong tuần 4 @ Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, tổng kết: Tuyên dương HS tiêu biểu: Tổ có nề nếp tốt trong học tập và ý thức tự giác:Tổ 2 Cá nhân: +Học tốt:Nhung,Tiến, Phương +Chữ đẹp: Nhung, Thanh, Q/Anh Phê bình: +Học tập: - chuẩn bị bài cũ chưa tốt: Linh, Thúy, Minh, Trường, +Chữ viết xấu: An, N/ Minh, Thúy, Tuần tới: Khắc phục nhược điểm tuần qua; giao HS quan tâm, kiểm tra học bài cũ trước giờ vào lớp; giao HS viết xấu, nội dung bài để rèn. - Thi đua học tốt đạt nhiều điểm 9 ,điểm 10 . - Xây dựng đôi bạn giúp đỡ nhau trong học tập .

File đính kèm:

  • doctuan 4 lop 5.doc
Giáo án liên quan