Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 30

Đạo đức

Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

I. Mục tiêu

Học xong bài này, HS biết:

 - Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.

 - Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.

 - Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên.

III. Hoạt động dạy học

 HĐ1.Tìm hiểu thông tin trang 44, SGK

 * Mục tiêu: HS nhận biết vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người; vai trò của con người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

* Cách tiến hành

 

doc25 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 30, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
câu ) tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật mình yêu thích. II. Các hoạt động dạy học 1 Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS ôn tập Bài tập 1 ( làm miệng) - Hai HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT1: HS1 đọc bài Chim hoạ mi hót; HS2 đọc các câu hỏi sau bài. - GV treo lên bảng bảng phụ viết cấu tạo 3 phần của bài văn tả con vật; mời HS đọc: Bài văn miêu tả con vật gồm có ba phần : 1) Mở bài : Giới thiệu con vật sẽ tả. 2) Thân bài: - Tả hình dáng. - Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật. 3) Kết bài: Nêu cảm nghĩa đối với con vật. - Cả lớp đọc thầm lại bài Chim hoạ mi hót, suy nghĩ , trao đổi theo cặp và làm bài. - HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu của bài tập. + ý a: HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài văn gồm 3 đoạn: Đoạn 1 ( câu đầu)- ( Mở bài tự nhiên ) Đoạn 2 ( tiếp theo đến mờ mờ rủ xuống cỏ cây.) Đoạn 3 ( tiếp theo đến cuộc viễn du trong bóng đêm dày) Đoạn 4: phần còn lại - ( kết bài không mở rộng). + ý b: HS trả lời câu hỏi - Tác giả quan sát chim hoạ mi hót bằng những giác quan nào ? + ý c: HS nói những chi tiết hoặc hình ảnh so sánh trong bài mà mình thích; giải thích lí do vì sao thích chi tiết hình ảnh đó.( VD: tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch,vì hình ảnh so sánh đó gợi tả rấ đúng, rất đặc biệt tiếng hót hoạ mi âm vang trong buổi chiều tĩnh mịch.) Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu của bài tập - GV nhắc HS lưu ý: viết đoạn văn tả hình dáng hoặc đoạn văn tả hoạt động của con vật. - Một vài HS nói con vật chọn tả. - HS viết bài. Gv theo dõi giúp đỡ những HS còn lúng túng. - HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết. Cả lớp và GV nhận xét; GV chấm một số đoạn văn. 3. Củng cố dặn dò - Gv nhận xét tiết học - Dặn HS đọc trớc nội dung tiết sau và chuẩn bị bài. Toán Ôn tập về đo thời gian I. Mục tiêu Giúp HS củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian, cách viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân, chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ, II. Đồ dùng dạy- học Bảng phụ III. Hoạt động dạy- học A. Bài cũ 1 HS lên bảng làm bài tập 3 SGK Lớp nhận xét, bổ sung. GV nhận xét B. Ôn tập HĐ1. Hướng dẫn HS làm các bài tập GV tổ chức cho HS tự làm bài tập rồi chữa bài Bài 1. GV treo bảng phụ, viết sẵn nội dung bài tập yêu cầu HS nêu miệng bài làm, GV ghi bảng . HS đọc lại GV yêu cầu HS nhớ cac kết quả bài 1 Bài 2. Gọi HS lên bảng chữa bài: a) 2năm 6tháng = 30 tháng 1giờ 5phút = 65phút 3phút 40giây = 220giây 2ngày2giờ = 50giờ b) 28tháng = 2năm 4tháng 144phút = 2giờ 24 phút 150 giây = 2phút 30giây 30 phút = giờ = 0,5 giờ Bài 3. GV lấy mặt đồng hồ cho HS thực hành xem đồng hồ, sau đó HS đọc kết quả ở VBT và giải thích. Bài 4: HS nêu kết quả đúng ( Đáp án B) vàgiải thích cách tính. HĐ2. Chấm bài - Gv chấm một số bài. HĐ3. Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn hoàn thành bài tập trong SGK. Luyện từ và câu Ôn tập về dấu câu ( dấu phẩy) I. Mục tiêu 1. Củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy. 2. Làm dúng các bài luyện tập: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mẩu chuyện đã cho. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ, bảng nhóm. III. Các hoạt động day- học A. Kiểm tra bài cũ HS làm lại các bài tập 1, 3 tiết LTVC trước ( Mở rộng vốn từ: Nam và nữ ). B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS làm bài tập a) Bài tập 1 -1 HS đọc yêu cầu bài tập 1. Cả lớp theo dõi, GV giải thích yêu cầu của bài tập - HS đọc từng câu văn, suy nghĩ, làm bài voà VBT, một vài HS làm bài ở bảng nhóm ; nhắc HS chỉ ghi vào ô trống tên câu văn- a,b,c ( không cần viết lại câu văn). - HS làm bài ở bảng nhóm trình bày bảng trên bảng. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng: Tác dụng của dấu phẩy Ví dụ Ngăn cách bộ cùng chức vụ ngữ pháp Câu b Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ Câu a Ngăn cách các vế câu trong câu ghép Câu c Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu của bài tập ( đọc cả mẩu chuyện Truyện kể về bình minh còn thiếu dấu chấm, dấu phẩy; giải nghĩa từ khiếm thị ). - GV nhấn mạnh 2 yêu cầu của bài tập: + Điền dấu chám hoặc dấu phẩy vào ô trống trong mẩu chuyện. + Viết lại cho đúng chính tả những chữ đầu câu chưa viết hoa. - HS làm việc cá nhân. HS lên bảng trình bày bài làm. Lớp và GV nhận xét, chốt lại ý đúng, sau đó mời HS đọc lại nội dung câu chuyện: Sáng hôm ấy, có một cậu bé mù dậy rất sớm, đi ra vườn. Cậu bé thích nghe điệu nhạc của buổi sớm mùa xuân. Có một thầy giáo cũng dạy sớm , đi ra vườn theo cậu bé mù. Thầy đến gần cậu bé, khẽ chạm vào vai cậu, hỏi: Môi cậu bé run run, đau đớn. Cậu nói: - Thưa thầy, em chưa được thấy cánh hao mào gà, cũng chưa được thấy cây đào ra hoa. Bằng một giọng nhẹ nhàng, thầy bảo: - Bình minh giống như một nụ hôn của người mẹ, giống như làn da của mẹ chạm vào ta. 3. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại nội dung bài học - GV nhận xét tiết học. Thể dục Môn thể thao tự chọn Trò chơi " trao tín gậy" I. Mục tiêu - Ôn tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân. Yêu cầu thực hiện đúng động tác và nâng cao thành tích . - Chơi trò chơi " Trao tín gậy ". Yêu cầu tham gia được vào trò chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm và phương tiện - Địa điểm: trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn. - Phương tiện: GV và cán sự lớp mỗi người một còi. Chuẩn bị mỗi em một quả cầu. Sân đá cầu có căng lưới. III. Nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu - GV tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học - Khởi động: chạy chậm thành hàng dọc, xoay khớp cổ tay, chân, hông, gối. - Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung. - Trò chơi " chuyền bóng" 2. Phần cơ bản a) Môn thể thao tự chọn - Đá cầu Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân: Đứng theo vòng tròn do cán sự lớp điều khiển, khoảng cách từ em nọ đến em kia 1,5m. Ôn phát cầu bằng mu bàn chân: Tập theo hai hàng ngang phát cầu cho nhau ( phương pháp dạy như bài 55). Thi đá cầu bằng mu bàn chân: Các tổ cử đại diện thi đá cầu, GV nhận xét khen những HS có thành tích cao. b) Trò chơi" Trao tín gậy ": GV nêu tên trò chơi, HS nhắc lại cách chơi , HS chơi thử, cho HS chơi chính thức, có thi đua trong khi chơi. 3. Phần kết thúc - Đi thường, vừa đi vừa hát - GV cùng HS hệ thống bài học - Dặn ôn động tác đá cầu, phất cầu bằng mu bàn chân . Thứ 6 ngày 13 tháng 4 năm 2007 Tập làm văn Tả con vật ( Kiểm tra viết ) I. Mục tiêu 1. Dựa trên kiến thức có dược về văn miêu tả con vật và kết quả quan sát, HS viết dược một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đựt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. II. Các hoạt động dạy học 1 Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS làm bài - Một học sinh đọc dề bài và gợi ý của tiết viết bài văn tả con vật. - GV nhắc HS: Có thể dùng lại đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật em đã viết trong tiết ôn tập trước, viết thêm một số phần để hoàn chỉnh bài văn. Có thể viếtmột bài văn miêu tả con vật khác với con vật các em đã tả hình dáng hoặc hoạt động trong tiết ôn tập trước. - HS làm bài. 3. Củng cố dặn dò - Gv nhận xét tiết học - Dặn HS đọc trước nội dung tiết sau và chuẩn bị bài, tiết sau mang theo sách TV tập 1. 4. Biểu điểm - Bài làm đúng yêu cầu của đề bài đã chọn, bố cục rõ ràng, ý phong phú, viết có sáng tạo, diễn đạt trôi chảy. 9- 10 điểm - Bài làm đúng yêu cầu của đề bài đã chọn, bố cục rõ ràng, ý đủ, diễn đạt mạch lạc, còn mắc một số lỗi nhỏ: 7- 8 điểm. - Bài làm đúng yêu cầu của đề đã chọn song ý chưa đầy đủ hoặc sắp xếp lộn xộn, còn mắc lỗi diễn đạt : 5- 6 điểm. Toán Phép cộng I. Mục tiêu Giúp HS củng cố các kĩ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán. III. Hoạt động dạy- học A. Bài cũ 1 HS lên bảng làm bài tập 2 SGK Lớp nhận xét, bổ sung. GV nhận xét B. Dạỵ bài mới HĐ1. Ôn tập GV nêu câu hỏi để HS trả lời, trao đổi ý kiến về những hiểu biết đối với phép cộng nói chung : tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính, một số tính chất của phép cộng ( như SGK). HĐ2. Hướng dẫn HS tự làm bài tập rồi chữa, chẳng hạn: Bài 1: Gọi 4 HS lên bảng thực hiện phép tính. Lớp nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 2: Chữa mỗi phần a, b, c một bài tập: a) ( 689 + 875 ) + 125 = 689 + ( 875 + 125 ) = 689 + 1000 = 1689 b) ( + ) + = + + = + = 1 + = 1 c) 5,78 + 28,69 + 4,13 = 5,87 + 4,13 + 28,69 = 10 + 28,69 = 38,69 Bài 3: Cho HS trao đổi ý kiến khi chữa bài. Chẳng hạn, có thể cho HS nêu cách dự đoán khác nhau rồi lựa chọn cách hợp lí nhất. Ví dụ: a) x + 9,68 = 9,68; x= 0 vì 0 + 9,68 = 9,68 ( Dự đoán x = 0 vì 0 cộng với số nào cũng bằng chính số đó ). HS khác có thể giải thích x = 0 vì x + 9,68 = 9,68 thì x= 9,68 - 9,68 = 0. Cả hai cách đều đúng, nhưng cách dự đoán bằng sử dụng tính chất của phép cộng với 0 nhanh gọn hơn. Bài 4 : Một HS lên bảng giải, lớp nhận xét chốt lời giải đúng: Một giờ cả hai vòi chảy được: + = ( thể tích bể ) = 50 % Đáp số: 50% thể tích bể HĐ3. Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn hoàn thành bài tập trong SGK. Sinh hoạt lớp tuần 30 I. Nhận xét nề nếp sinh hoạt, học tập của lớp trong tuần 30 - Duy trì tốt nề nếp sinh hoạt 15 phút có chất lượng. - Phong trào xây dựng bài khá sôi nổi, nhiều em có tiến bộ rõ rệt ( Nam, Huyền Trang,), làm bài và học bài đầy đủ. - Nhiều em tiến bộ về chữ viết: Huyền Trang, Tuấn Hoàng, Linh Chi ,Tuy nhiên một số em cần cố gắng rèn chữ viết: Xuân Hải, Trung, Phương Trang, - Đội tuyển HS giỏi tin học, thi giải toán tuổi thơ, rung chuông vàng tham gia thi chọn cấp trường. II. Kế hoạch tuần 31 Tiếp tục duy trì nề nếp sinh hoạt và học tập + Xây dựng tốt nề nếp tự quản trong học tập cũng như trong sinh hoạt. + Hăng hái phát biểu xây dựng bài. + Thường xuyên có ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch. + Tăng cường ôn tập

File đính kèm:

  • docTuan 30.doc