Thiết kế bài học khối 5 - Tuần 34 - Trường Tiểu Học Hùng Thắng

ÔN TẬP HỌC KÌ II

I. Mục tiêu:

Giúp Hs chỉ được trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam:

 + Dãy Hoàng Liên Sơn , đỉnh Phan-xi –păng , đồng bằng Bắc Bộ , đồng bằng Nam Bộ và các đồng bằng Duyên Hải Miền Trung ; các cao nguyên ở Tây Nguyên.

 + Một số thành phố lớn.

 + Biển Đông , các đảo và quần đảo chính .

- Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố chính ở nước ta : Hà Nội , Thành phố Hồ Chí Minh , Huế , Đà Nẵng , Cần Thơ , Hải Phòng.

- Hệ thống tên một số dân tộc ở : Hoàng Liên Sơn , đồng bằng Bắc Bộ , đồng bằng Nam Bộ , các đồng bằng Duyên Hải Miền Trung , Tây Nguyên.

- Hệ thống một số hoạt động sản xuất chính ở các vùng : núi , cao nguyên , đồng bằng , bỉên , đảo.

-Yêu thiên nhiên , đất nước ,con người Việt Nam .

 

doc25 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài học khối 5 - Tuần 34 - Trường Tiểu Học Hùng Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. - Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển đảo. - Nêu thứ tự các công việc từ đánh bắt đến tiêu thụ hải sản. - Nêu một số nguyên nhân dẫn tới cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ. II. Đồ dùng dạy- học: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’) Hỏi: + Để xây dựng kinh thành Huế, nhà Nguyễn đã làm gì? + Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo? - Gv nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1- 2’) Tiết học hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại nội dung kiến thức của các bài lịch sử đã học và bài “Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam”. b. Dạy bài mới: (25- 27’) Hoạt động 1: Ôn lịch sử. - Yêu cầu Hs thảo luận nhóm: + Thống kê lại tên các thời, triều đại đã học. + Ghi tóm tắt về công lao các nhân vật lịch sử như : Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ , Lý Thường Kiệt + Ghi thời gian hoặc sự ra đời của địa danh, di tích lịch sử, văn hoá như : Lăng vua Hùng, thành Cổ Loa, Sông Bạch Đằng, Thành Hoa Lư, Thành Thăng Long, Tượng Phật A-di-đà. - Gọi đại diện nhóm trình bày . - GV nhận xét . Hoạt động 2: Ôn địa lí “Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam”. Hỏi: + Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển nước ta là gì? + Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển Việt Nam? Dùng để làm gì? + Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản? + Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ? + Nêu thứ tự các công việc từ đánh bắt đến tiêu thụ hải sản? + Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản? + Nêu một vài nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển? => KL: Vùng biển nước ta có nhiều hải sản quý. Tuy nhiên, cách đánh cá bằng mìn, điện; vứt rác thải xuống biển,... là những nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển. Bởi vậy, cần có các biện pháp khai thác hợp lí và bảo vệ môi trường biển. 3. Củng cố- dặn dò: (2-3’) - Nhận xét tinh thần học tập của Hs. - Yêu cầu Hs về nhà chuẩn bị bài sau. - Hs trả lời: + Huy động hàng chục vạn dân và lính phục vụ việc xây kinh thành Huế. Các loại vật liệu từ mọi miền đất nước được đưa về đây. + Đảo: là một bộ phận đất liền nổi, nhỏ hơn lục địa, xung quanh có nước biển và đại dương bao bọc. Quần đảo: là nơi tập trung nhiều đảo. - Hs nhận xét. . - Hs thảo luận nhóm trả lời. - Đại diện nhóm trình bày. - Hs nhận xét, bổ sung. - Hs trả lời: + Dầu mỏ và khí đốt. + Khai thác dầu khí dùng để phục vụ trong nước và xuất khẩu, khai thác cát trắng để làm nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh ở ven biển Khánh Hòa, Quảng Ninh, sản xuất muối phục vụ trong nước và xuất khẩu. + Cá có tới hàng nghìn loài, có hàng chục loại tôm và nhiều hải sản quý như: hải sâm, bào ngư, đồi mồi, sò huyết, ốc hương,... + Hoạt động đánh bắt hải sản diễn ra khắp vùng biển từ Bắc vào Nam. Những nơi đánh bắt nhiều hải sản nhất là các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang. + Khai thác cá biển- chế biến cá đông lạnh- đóng gói cá đã chế biến- chuyên chở sản phẩm- đưa sản phẩm lên tàu xuất khẩu. + Nuôi các loại tôm, cá và các hải sản khác. + Đánh cá bằng mìn, điện; vứt rác thải xuống biển; làm tràn dầu khi chở dầu trên biển.... - Hs nhận xét, bổ sung. Thứ sáu ngày 3 tháng 5 năm 2013 CHIỀU: Tiết 1(lớp 5E): Đạo đức Dành cho địa phương BẢO VỆ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG Ở ĐỊA PHƯƠNG I. Mục tiêu: Giúp Hs biết: - Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. - Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng - Biết tôn trọng ,giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng. II. Đồ dùng dạy- học: III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’) Hỏi: + Nêu tác hại của tệ nạn xã hội? + Hãy nêu cách phòng tránh tệ nạn xã hội? - Gv nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1- 2’) Các công trình công cộng là tài sản chung của toàn xã hội. Bởi vậy, bảo vệ các công trình đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân chúng ta. b. Dạy bài mới: (25- 27’) Hoạt động 1: Các công trình công cộng ở địa phương. - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận: + Kể tên và nêu ý nghĩa các công trình công cộng ở địa phương? - Gọi đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét. => KL: Nhà văn hoá ,nghĩa trang liệt sĩ...là những công trình công cộng và là tài sản chung của xã hội. Hoạt động 2: Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng. - GVgiao nhiệm vụ thảo luận: + Kể những việc cần làm để bảo vệ, giữ gìn các công trình công công cộng ở địa phương? - Gọi đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét. => KL: Chúng ta cần biết tôn trọng ,giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng. 3. Củng cố- dặn dò: (2-3’) - Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của Hs. - Yêu cầu Hs về nhà chuẩn bị bài sau. - Hs trả lời: + Tệ nạn xã hội làm thiệt hại kinh tế gia đình, con cái hư hỏng. Đối với xã hội làm suy thoái về đạo đức xã hội, mất an ninh trật tự xã hội, kinh tế đất nước suy giảm... + Tránh xa ma tuý, cờ bạc,... - Hs nhận xét. - Hs thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - Hs nhận xét, bổ sung. - Hs thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - Hs nhận xét, bổ sung. __________________________ Tiết 2(lớp 5E): Luyện Toán Bài 33: ÔN TẬP: MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN ĐÃ HỌC I. Mục tiêu: - Rèn cho Hs kĩ năng giải bài toán có lời văn theo các dạng đã học. II. Đồ dùng dạy- học: - Bài tập bổ trợ và nâng cao Toán quyển 5 tập 2. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’) - Yêu cầu Hs làm bảng con. 17,85: 5,1 12,5 x 6 - Gv nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1- 2’) Tiết học hôm nay chúng ta sẽ rèn thêm kiến thức về cách giải bài toán có lời văn theo các dạng đã học. b. Luyện tập: (25- 27’) *Bài 1/54: - Gọi Hs đọc yêu cầu. - Yêu cầu Hs làm bài vào vở. - Gọi Hs đọc bài làm. - Gv nhận xét. *Bài 2/58: - Gọi Hs đọc yêu cầu. - Yêu cầu Hs làm bài vào vở. - Gọi Hs đọc bài làm. - Gv nhận xét, chữa bài. => KT: giải toán dựa vào cách tính trung bình. *Bài 3/58: - Gọi Hs đọc yêu cầu. - Yêu cầu Hs làm bài vào vở. - Gọi Hs đọc bài làm. - Gv nhận xét, chữa bài. => KT: cách tính vận tốc. *Bài 4/58: - Gọi Hs đọc yêu cầu. - Yêu cầu Hs làm bài vào vở. - Gọi Hs đọc bài làm. - Gv nhận xét, chữa bài *Bài 5/59: - Gọi Hs đọc yêu cầu. - Yêu cầu Hs làm bài vào vở. - Gọi Hs đọc bài làm. - Gv nhận xét, chữa bài: =>KT: giải toán dựa vào tỉ số. 3. Củng cố- dặn dò: (2-3’) - Gv nhận xét tinh thần, thái độ học tập. - Yêu cầu Hs về nhà ôn lại kiến thức. - Hs làm bảng con. - Hs nhận xét. - Hs đọc. - Hs làm bài. - Hs đọc bài làm: - Hs nhận xét. - Hs đọc. - Hs làm bài. - Hs đọc bài làm: - Hs nhận xét. - Hs đọc. - Hs làm bài. - Hs đọc bài làm: - Hs nhận xét. - Hs đọc đề bài. - Hs làm bài. - Hs đọc bài làm: - Hs nhận xét. - Hs đọc đề bài. - Hs làm bài. - Hs đọc bài làm: - Hs nhận xét. __________________________ Tiết 3(lớp 5E): ÔN TẬP LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ TUẦN 33 I. Mục tiêu: Giúp Hs biết: - Nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay. - Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945 và Đại thắng mùa xuân năm 1975. - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương. - Nhớ được tên một số quốc gia (đã được học trong chương trình) của các châu lục kể trên. II. Đồ dùng dạy- học: SGK. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’) Hỏi: + Điện của Nhà máy thủy điện Hòa Bình đã đóng góp vào sản xuất và đời sống của nhân dân ta như thế nào? + Hãy kể tên các đại dương? - Gv nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1- 2’) - Nêu mục tiêu của bài học. b. Dạy bài mới: (25- 27’) Hoạt động 1: Ôn lịch sử từ giữa thế kỉ XIX đến nay. Hỏi: + Nêu 4 thời kì lịch sử đã học. + Từ năm 1945 đến nay lịch sử Việt Nam chia làm mấy giai đoạn ? + Mỗi giai đoạn có sự kiện lịch tiêu biểu nào? Sự kiện đó xảy ra vào thời gian nào? - Gv nhận xét, chốt lại các sự kiện quan trọng. Hoạt động 2: Ôn Địa lí. Hỏi: + Nêu tên các châu lục, đại dương đã học? + Kể tên một số quốc gia mà em biết thuộc các châu lục đã học? + Nêu một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương? - Gv nhận xét. 3. Củng cố- dặn dò: (2-3’) - Nhận xét tinh thần học tập của Hs. - Yêu cầu Hs về nhà chuẩn bị bài sau. - Hs trả lời: + Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi đến đồng bằng, nông thôn đến thành phố phục vụ cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta. + Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương. - Hs nhận xét. - Hs trả lời: + Từ năm 1858 đến năm 1945. Từ năm 1945 đến năm 1954. Từ năm 1954 đến năm 1975. Từ năm 1975 đến nay. + 3 giai đoạn: Từ 1945-1954: Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống Pháp. 1954-1975: Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. 1975 đến nay: Xây dựng CNXH trong cả nước + Ngày 19-8-1945: Cách mạng tháng Tám thành công. 2-9-1945: Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 7-5-1954: chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp Tháng 12- 1972: Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, đưa đến buộc Mĩ kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh và lặp lại hoà bình ở Việt Nam Ngày 30-4 -1975: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng, miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất. 25-4-1976: Tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam thống nhất. - Hs nhận xét, bổ sung. - Hs trả lời: - Hs nhận xét, bổ sung.

File đính kèm:

  • docTUẦN 34.doc