Thiết kế bài dạy môn học Khoa học khối 5 - Bài 1 đến bài 5

I. MỤC TIÊU

- Giải thích vì sao cần phải rửa tay

- Làm mẫu cho các em nhỏ hơn trong nhà hay các em lớp dưới để các em biết rửa tay

- Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ tay sạch cho bản thân và các em nhỏ .

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bộ tranh VS số 2.

- Chậu, xà phòng, khăn.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ1. Trò chơi " Tại sao phải rửa tay thường xuyên"

B1. GV sử dụng bộ tranh số 2 để HD HS chơi.

GV cho HS quan sát tranh 2a.Giả sử bạn Kiên không rửa tay sau khi đi vệ sinh nên tay bạn Kiên mang những mầm bệnh. Sau đó bạn Kiên ăn bánh qui( tranh 2b) và mời 2 bạn khác cùng ăn ( tranh 2c). Ăn bánh xong các bạn rủ nhau chơi đồ chơi.

B2. GV chia lớp thành các nhóm và YC các nhóm sử dụng những vật dụng đã chuẩn bị để chơi.

B3. Thảo luận

- Mầm bệnh từ tay bạn Kiên đã truyền sang các bạn bằng cách nào ?

- Trên thực tế có thể nhìn thấy mầm bệnh bằng mắt thường được không ?

- Điều gì xẩy ra nếu mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể ?

- Vậy chúng ta làm gì để mầm bệnh không xâm nhập vào cơ thể?

- Nên rửa tay khi nào ?

Kết luận: Bàn tay thường tiếp xúc với các chất bẩn như phân, đất cát. các vi khuẩn gây bệnh và các chất bẩn bám vào bàn tay , móng tay. Khi chúng ta ăn uống bàn tay lại đưa vi khuẩn và chất bẩn vào miệng . Đó chính là lí do khiến chúng ta cần phải rửa tay sạch sẽ thường xuyên.

HĐ2. Thực hành hướng dẫn các em nhỏ rửa tay sạch sẽ .

B1. GV chia nhóm , kiểm tra vật dụng thực hành

B2. GV yêu cầu từng cặp HS lên đóng vai ; một bạn HD rửa tay đúng cách , một bạn đóng vai em nhỏ làm theo HD.

B3. Các nhóm thực hành

B4. Một cặp HS lên trình bày trước lớp .

HĐ3. Đóng vai

B1. GV chia nhóm ; giao nhiệm vụ cho các nhóm

GV nêu tình huống

B2. Các nhóm thảo luận và tập đóng vai

B3. Đại diện một nhóm lên trình bày

 

doc9 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy môn học Khoa học khối 5 - Bài 1 đến bài 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch cực tuyên truyền cho GĐ và cộng đồng thực hiện vệ sinh phòng bệnh mắt hột. II. Đồ dùng dạy học : - Phiếu học tập - VSCN 1a, VSCN 7, VSCN 8, VSCN 6, VSCN 9. III. Hoạt động dạy học : HĐ1.Bệnh mắt hột. B1. GV phát phiếu học tập cho các nhóm và YC các em thảo luận để hoàn thành phiếu . B2. Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc với phiếu học tập có nội dung( Tài liệu trang 110) B3. Đại diện các nhóm chữa bài tập. Đáp án : 1c, 2d, 3d, 4a, 5c. HĐ2. Đường lây truyền bệnh mắt hột. B1. GV chia nhóm , nêu YC viết vẽ đường lây truyền của bệnh mắt hột. B2. Làm việc theo nhóm B3. Các nhóm treo sơ đồ vừa hoàn thành của nhóm mình . Đại diện trình bày . - GV và cả lớp nhận xét . HĐ3. Ngăn chặn đường lây truyền bệnh mắt hột B1. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm B2. Các nhóm xây dựng sơ đồ . B3. Các nhóm trình bày Kết luận : Để phòng bệnh mắt hột cần : - Rửa mặt, rửa tay thường xuyên đúng cách bằng nước sạch, chậu sạch. - Không dùng chung khăn mặt . - Không dùng chung gối . HĐ4. Xây dựng tình huống đóng vai. - GV YC cá nhóm xây dựng tình huống gương mẫu thực hiện các hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường . - Các nhóm thực hiện - GV YC từng nhóm nêu tình huống và trình diễn .Các nhóm khác nhận xét và góp ý. * Củng cố dặn dò. Vệ sinh môi trường Bài 2. nước và đời sống I.Mục tiêu - Nêu đươc vai trò của nước đối với đời sống . - Kể được tên các nguồn nước thường dùng ở địa phương. - Thực hiện sử dụng nước tiết kiệm. - Có ý thức tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày II. Đồ dùng dạy học - Phiếu học tập III Hoạt động dạy học. HĐ1. Vai trò của nước đối với đời sống . - GV YC mỗi học sinh nêu 1 việc cần dùng đến nước trong đời sống hằng ngày. - Mọi ý kiến HS, GV ghi lên bảng - GV rút ra kết luận về vai trò của nước đối với đời sống của con người KL: Cuộc sống của con người không thể thiếu nước , ngoài việc nước được sử dụng để ăn uống, tắm giặt... trong sinh hoạt hằng ngày nước còn được dùng trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. HĐ2. Nguồn nước thường dùng ở gia đình. - GV phát cho mỗi HS 1 phiếu học tập ( mẫu ở tài liệu trang 117) - Từng HS làm việc với phiếu - GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập ( mẫu ở tài liệu trang 117) Nhóm cử thư kí hoàn thành câu 1 theo YC của phiếu học tập dựa trên kết quả làm việc với phiếu cá nhân của từng bạn trong nhóm . - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận câu 2 và thư kí ghi lại ý kiến của các bạn vào phiếu học tập. - Các nhóm báo cáo kết quả GV tóm tắt và rút ra kết luận về việc sử dụng nguồn nước trong đời sống hàng ngày . HS liên hệ thực tế - Thảo luận về sự cần thiết phải dùng nước tiết kiệm. Củng cố dặn dò : Bảo vệ nguồn nước - Sử dụng tiết kiệm nước. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Vệ sinh môi trường. Bài 3. Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước I. Mục tiêu: - Nêu được một số nguyên nhân gây nhiễm bẩn nguồn nước bị ô nhiễm. - Nêu được một số việc cần làm nhằm bảo vệ nguồn nước trong sạch - Thực hiện giữ vệ sinh nguồn nước - Có ý thức giữ vệ sinh II. Đồ dùng dạy học: - Bộ tranh vẽ VSMT số 6 ( 8 tranh ) III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước Bước 1: -GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ tranh VSMT số 6, yêu cầu các em quan sát và gắn các tranh nhỏ vào vị trí phù hợp trên tranh to để tìm ra những nguyên nhân làm bẩn các nguồn nước sông, kênh rạch, nước giếng, nước mưa, nước máy. Bước 2: - Các nhóm thi đua gắn các bước tranh nhỏ vào vị trí phù hợp trên bức tranh lớn và trao đổi trong nhóm về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm các nguồn nước. Bước 3: - Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp. GV tóm tắt và kết luận. Kết luận: Có nhiều nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước. ví dụ: - Xả rác, phân, nước thải sinh hoạt, nhà máy không qua xử lí. - Sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, . . . - Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ, . . . làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước mưa - Vỡ đường ống dẫn nước sinh hoạt làm ô nhiễm nguồn nước máy; vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu, . . . làm ô nhiễm nước biển. Hoạt động 2: Tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người - Nêu tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người. - GV yêu cầu HS thảo luận cả lớp; Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm? Hoạt động 3: Những việc làm nhàm bảo vệ nguồn nước nước sạch - Nêu được một số việc làm nhằm bảo vệ nguồn nước trong sạch - Thực hiện giữ vệ sinh nguồn nước - Có ý thức giữ vệ sinh nguồn nước Bước 1: - GV phát cho mỗi nhóm một bộ tranh VSMT số 6, yêu cầu các em quan sát và gắn các tranh nhỏ thuộc bộ tranh số 6 vào vị trí phù hợp trên các tranh còn lại để tìm ra những việc làm nhằm bảo vệ nguồn nước. Bước 2: - Các nhóm dán tranh và thảo luận : + Tác dụng của những việc làm đó. + Liên hệ về ý thức bảo vệ nguồn nước của bản thân và những người trong gia đình. Đồng thời nêu rõ những việc làm hàng ngày phù hợp với lứa tuổi các em để góp phần bảo vệ nguồn nước. Bước 3: - Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp nội dung đã thảo luận. GV tóm tắt và kết luận. Vệ sinh môi trường Bài 4. Các cách làm sạch nước I.Mục tiêu: Giúp HS: - Kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách . - Nêu được tác dụng của từng giai đoạn trong cách lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạch của nhà máy nước . - Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống . - Thực hiện uống nước chín - Có ý thức sử dụng nước sạch để uống . II. Đồ dùng dạy học - Bộ tranh VSMT số 8 ( 3 tranh) và VSMT số 9 ( 1 tranh) - Mô hình và đồ dùng để làm lọc nước đơn giản ... II. hoạt động dạy học : HĐ1. Các cách làm sạch nước Bước 1. GV nêucâu hỏi : Kể ra một số cách làm sạch nước mà gia đình em đã sử dụng ? - HS lần lượt trả lời . - Gv phát cho mỗi nhóm 1 bộ tranh số 8 và giao nhiệm vụ cho các em: Quan sát tranh và nói tên các cách làm sạch nước và tác dụng cua rtừng cách. Bước 2. Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát từng bức tranh và nói về các cách làm sạch nước . Bước 3. - Đại diện các nhóm trình bày 1 cách làm sạch nước . Vừa nói vừa chỉ vào tranh vẽ. Các HS khác góp ý bổ sung GV kết luận : Có 3 cách làm sạch nước, đó là : - Để lắng gặn lấy nước trong hoặc dùng phèn - Lọc nước - Khử trùng nước HĐ2. Thực hành lọc nước . Bước 1. Gv chia nhóm và hướng dẫn các nhóm làm bình lọc nước HD HS quan sát mẫu . Bước 2. HS thực hành làm bình đựng nước theo nhóm . - Thực hành lọc nước - Nước sau khi lọc đã uống được ngay chưa ? Tại sao? Bước 3 - Đại diện cac nhóm trình bày sản phẩm nước đã được lọc và kết quả thảo luận. GV kết luận : Nguyên tắc chung của lọc nước đơn giản là: - Than củi có tác dụng hấp thụ các mùi lạ và màu trong nước - Cát sỏi có tác dụng lọc những chất không hoa ftan. Kết quả là nước đục trở thành nước trong , nhưng phương pháp này không làm chết các vi khuẩn gây bệnh có trong nước, vì vậy sau khi lọc nước chưa dùng để uống ngay được HĐ3. Qui trình sản xuất nước sạch Bước 1. Làm việc theo nhóm - GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ tranh VSMT số 9 . YC HS quan sát tranh và đọc thông tin - Trả lời vào phiếu học tập ( Mẫu phiếu ở tài liệu trang 122) - Nhóm trưởng điều khiển lam fviệc theo phiếu học tập Bước 2. Một số HS trình bày - GV chữa bài. Kết luận : Qui trình sản xuất nước sạch của nhà máy nước . .. HĐ4. Nước uống an toàn HS thảo luận : - Nước đã được làm sạch bằng các cách trên đã uống ngay được chưa ? Tại sao? - Muốn có nươc uống được chúng ta phải làm gì ? Tại sao? GVKết luận : Nhận xét tiết học Vệ sinh môi trường Bài 5. Một số con vật trung gian truyền bệnh , sử dụng nhà vệ sinh đúng cách I. Mục tiêu: - Kể được tên một số bệnh do ruồi, muỗi, chuột gây ra. - Xác định được môi trường sống của ruồi, muỗi , chuột và sự cần thiết phải giữ vệ sinh môi trường . - Biết sử dụng nhà vệ sinh ở trường và rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. - Trình bày qui trình gây bệnh của ruồi, muỗi , chuột. - Có ý thức giữ sạch môi truờng xung quanh. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu HT số 1. - Bộ tranh VSMT số 10 - Giấy A0, hồ dán . III. Hoạt động dạy học: HĐ1.Một số bệnh lây do ruồi, muỗi, chuột Bước 1: GV phát phiếu học tập cho HS cả lớp. Bước 2: HS làm việc với phiếu học tập có nội dung ( Tài liệu trang 125 ) Bước 3: - GV gọi 1 số HS lên chữa bài - Đáp án : 1-b, d; 2-c, e, g; 3-a Kết luận : Ruồi, muỗi, chuột là những con vật trung gian truyền các bệnh dịch rất nguy hiểm cho con người HĐ2: Quy trình gây bệnh của ruồi, muỗi và chuột Bước 1: - GV tổ chức cho HS cả lớp thảo luận để tìm ra nơi sống của ruồi, muỗi và chuột. Sau khi một số HS phát biểu ý kiến GV có thể tóm tắt lại và giảng thêm : - Ruồi thường tìm thức ăn ở nơi bãi rác, nhà tiêu, bãi phân,... và đẻ trứng ở đó. - Muỗi thường sống nơi tối tăm ẩm thấp, bụi rậm, bãi cỏ và đẻ trứng ở nơi ao tù, nước đọng hoặc trong chum, vại, bể nước. - Chuột có nhiều loại, đặc biệt chuột cống sống nơi cống rãnh bẩn thỉu. Trên lông của nó thường có nhiều bọ chét. Bọ chét đốt những con chuột mắc bệnh dịch hạnh rồi lại đốt người và truyền bệnh dịch hạch cho người. Bước 2: Gv phát cho mỗi nhóm 1 số tranh trong bộ tranh VSMT số 10 và 1 tờ giấy , hồ dán . Yêu cầu các nhóm sắp xếp những bức tranh rời có liên quan với nhau để tìm ra qui trình lây bệnh do muỗi hoặc ruồi và dán vào tờ giấy . Bước 3: Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo sự hướng dẫn của GV. Bước 4. Đại diện các nhóm treo kết quả trước lớp và trình bày - các nhóm khác bổ sung. Kết luận : Giữ vệ sinh môi trường, xử lí phân, rác và nước thải hợp vệ sinh là một trong những cách tốt nhất để phòng chống ruồi, muỗi, chuột. HĐ3: Thực hành sử dụng nhà vệ sinh tại trường . Bước 1: - GV HD HS cách sử dụng nhà tiêu đúng cách ở trường - YC một vài HS nhắc lại cách sử dụng . Bước 2: - Chia lớp thành các nhóm . GV HD từng nhóm HS thực hành cách sử dụng nhà vệ sinh và rửa tay. Bước 3: - GV nhắc nhở HS hàng ngày thực hiện sử dụng nhà tiêu đúng cách . Về nhà nói lại với cha mẹ những gì đã được học. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

File đính kèm:

  • docVe sinh ca nhan va ve sinh moi truong lop 5.doc
Giáo án liên quan