Thiết kế bài dạy môn học Khoa học khối 5

I.Mục tiêu :

-Học sinh biết được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.

-Xác định mình đang ở giai đoạn nào của cuộc đời.

II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Phiếu bài tập. -Học sinh : Anh của người lớn trong gia đình

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy môn học Khoa học khối 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái, đối lập nhau. Bài 4, 5 : -Yêu cầu hs đọc đề và thực hiện theo nhóm 1.Tìm những từ trái nghĩa (tả hình dáng, hành động, trạng thái, phẩm chất) 2.Thi tiếp sức trên bảng lớp +Đặt câu để phân biệt các từ trong một cặp từ. -Hoàn thành BT -Sửa bài -Trả lời câu hỏi -Nhóm 4 -Cá nhân thực hiện 3.Củng cố : -Đọc 1 câu thành ngữ hoặc tục ngữ có sử dụng cặp từ trái nghĩa -Tìm một cặp từ trái nghĩa và đặt câu với mỗi từ đó. Dặn dò : Hoàn thành vở bài tập và chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------- Toán : Luyện tập I.Mục tiêu : -Củng cố cách giải các bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ. -Rèn kĩ năng giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ. II.Chuẩn bị : -Giáo viên : bảng phụ III.Các hoạt động dạy và học : 1.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Luyện tập b.Nội dung : Hoạt động dạy của thầy Hoạt động học của trò Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức (10’) Mục tiêu : Hs nắm chắc cách giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ. -Yêu cầu hs đọc đề bài 1 và thực hiện : +Nhận dạng bài tập +Nêu cách giải +Làm bài vào nháp, nêu đáp án *Lưu ý cách đặt lời giải theo cách rút về đơn vị “Số tiền người đó có là” hoặc “Số tiền cần để mua 25 quyển vở là” =>Giá tiền một quyển vở giảm đi bao nhiêu lần thì số quyển vở mua được tăng lên bấy nhiêu lần -Đọc đề và nhận xét -Nêu ý kiến cá nhân -Hoàn thành bài tập Hoạt động 2 : Luyện tập (25’) Mục tiêu : Hs xác định được cách giải phù hợp và giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ. -Yêu cầu hs đọc đeấcc bài tập còn lại và thực hiện : +Nhận dạng bài tập +Nêu điểm khác nhau giữa cơ bản giữa các bài toán +Làm bài vào vở, sửa bài Bài 2 : -Giải nghĩa cụm từ “bình quân thu nhập” -Giúp hs hiểu “Thêm một người con (vd : mới sinh, đi xa về) nhưng thu nhập của gia đình không đổi” Bài 3 : -Dạng toán tỉ lệ “Đại lượng này tăng lên bao nhiêu lần thì đại lượng kia cũng tăng lên bấy nhiêu lần” -Đọc đề và nhận xét -Nêu ý kiến cá nhân -Hoàn thành bài tập 2.Củng cố : -Nhắc nhở hs lưu ý khi chọn cách làm bài cho phù hợp. Dặn dò : Làm bài 4, vở bài tập và chuẩn bị bài sau. Ngày soạn : 10 - 9 - 2008 Ngày dạy : Thứ sáu ngày 12 tháng 9 năm 2008 Địa lí : Sông ngòi I.Mục tiêu : -Học sinh biết được một số đặc điểm của sông ngòi Việt Nam; vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất; hiểu được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu với sông ngòi. -Trình bày được một số đặc điểm của sông ngòi Việt Nam, vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất; lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu với sông ngòi. II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam, phiếu học tập Thời gian Đặc điểm Aûnh hưởng tới đời sống và sản xuất Mùa mưa Mùa khô -Học sinh : Tranh ảnh về sông mùa lũ hoặc mùa cạn. III.Các hoạt động dạy và học : 1.Bài cũ : Khí hậu -Nêu đặc điểm của khí hâïu nhiệt đới gió mùa nước ta. (Trường) -Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào? (Nhựt) -Khí hậu có ảnh hưởng gì tới đời sống và hoạt động sản xuất? (Huy) 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Sông ngòi b.Nội dung : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận (10’) Mục tiêu : Hs biết được đặc điểm của hệ thống sông ngòi nước ta. -Yêu cầu hs thực hiện : +Quan sát hình 1, đọc thông tin và trao đổi theo nhóm 1.Nước ta có nhiều sông hay ít sông so với các nước mà em biết? 2.Kể tên và chỉ trên hình 1 vị trí một số sông ở Việt Nam. 3.Ở miền Bắc và miền Nam có những sông lớn nào? 4.Nhận xét về sông ngòi miền Trung và giải thích lí do. +Trình bày =>Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước nhưng ít sông lớn. -Nhóm 2 -Đại diện nhóm trình bày Hoạt động 2 : Làm bài tập trên phiếu (10’) Mục tiêu : Hs nắm được đặc điểm của sông ngòi nước ta. -Yêu cầu hs thực hiện : +Đọc thông tin, quan sát hình 2 – 3, hoàn thành phiếu học tập theo nhóm +Trình bày. H : Vì sao sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa? H : Vì sao sông chứa nhiều phù sa? =>Sông của nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa. -Nhóm 4 -Đại diện trình bày -Nêu ý kiến cá nhân Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp (10’) Mục tiêu : Hs biết được vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất. H : Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ do những sông nào bồi đắp? -Yêu cầu hs thực hiện : +Chỉ trên hình 1 vị trí nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Y – a – ly và Trị An. +Nêu vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất. =>Sông ngòi có vai trò quan trọng đối với đời sống và sản xuất. -Trả lời câu hỏi -2 hs -Nêu ý kiến cá nhân 3.Củng cố : -Nêu tên và chỉ trên bản đồ một số sông ở nước ta. -Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì? -Nêu vai trò của sông đối với đời sống và sản xuất. Dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------- Tập làm văn : Tả cảnh (Kiểm tra viết) I.Mục đích, yêu cầu : -Học sih thực hành viết hoàn chỉnh bài văn tả cảnh. -Rèn kĩ năng viết bài văn tả cảnh. II.Chuẩn bị : -Học sinh : Quan sát cảnh, tìm ý cho bài viết. III.Các hoạt động dạy và học : 1.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Kiểm tra viết b.Nội dung : Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của trò Hoạt động : Thực hành (25’) Mục tiêu : Rèn kĩ năng viết bài văn tả cảnh. -Yêu cầu hs thực hiện : +Nhắc lại các phần và nội dung chính của từng phần trong bài văn tả cảnh +Chọn đề bài và xác định trọng tâm đề : 1.Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay công viên, ). 2.Tả một cơn mưa. 3.Tả ngôi nhà của em. H : Các đề bài trên thuôïc thể loại nào? (văn miêu tả cảnh) -Nhắc nhở hs cách trình bày và những yêu cầu cần thiết trong khi làm bài. +Viết bài vào vở. -Nhắc lại kiến thức. -Chọn đề bài sẽ làm. -Trả lời câu hỏi. -Theo dõi và thực hiện. 2.Củng cố : -Nhận xét tiết học -Dặn dò : Làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------ Toán : Luyện tập I.Mục tiêu : -Củng cố cách giải các bài toán có liên quan đến tỉ số và quan hệ tỉ lệ. -Rèn kĩ năng giải bài toán có liên quan đến tỉ số và quan hệ tỉ lệ. II.Chuẩn bị : -Giáo viên : bảng phụ III.Các hoạt động dạy và học : 1.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Luyện tập b.Nội dung : Hoạt động dạy của thầy Hoạt động học của trò Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức (7’) Mục tiêu : Hs xác định được dạng toán và nhớ lại cách giải bài toán có liên quan đến tỉ số và quan hệ tỉ lệ. -Yêu cầu hs đọc đề các bài tập và thực hiện : +Tóm tắt và nhận dạng bài tập +Nêu cách giải các bài toán (Bài 1 : Tổng – tỉ; Bài 2 : Hiệu – tỉ; Bài 3, 4 : toán về quan hệ tỉ lệ) -Đọc đề và nhận xét -Nêu ý kiến cá nhân -Nhận xét, bổ sung Hoạt động 2 : Luyện tập (27’) Mục tiêu : Hs giải được bài toán có liên quan đến tỉ số và quan hệ tỉ lệ. -Yêu cầu hs đọc đề và thực hiện : +Làm bài vào vở, sửa bài +Sửa bài *Lưu ý : Bài 1 : Củng cố cách giải bài toán tổng - tỉ Bài 2 : Không cần thiết phải tính hiệu số phần bằng nhau. Bài 3 : Quãng đường ô tô đi giảm bao nhiêu lần thì số lít xăng ô tô tiêu thụ cũng giảm đi bấy nhiêu lần Bài 4 : Rút về đơn vị chính là tìm số bộ bàn ghế cần phải làm -Đọc đề và nhận xét -Hoàn thành bài tập 2.Củng cố : -Nhắc nhở hs lưu ý phân biệt dạng toán và chọn cách làm bài cho phù hợp. Dặn dò : Làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------- Sinh hoạt : Tổng kết tuần 5 I.Mục đích, yêu cầu : -Tổng kết hoạt động tuần 5; thông qua phương hướng tuần 6; Văn nghệ trung thu. -Rèn kĩ năng tự quản, phát biểu ý kiến cá nhân. -Giáo dục hs có trách nhiệm về việc làm của mình. II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Tổng kết hoạt động tuần 5, phương hướng hoạt động tuần 6. III.Nội dung sinh hoạt : a.Tổng kết hoạt động tuần 5 : Các mặt Ưu điểm cần phát huy Hạn chế cần khắc phục 1.Nề nếp 2.Học tập 3.Hoạt động khác -Lễ phép với thầy cô giáo. -Có cố gắng trong việc xếp hàng vào lớp, tập thể dục giữa giờ, ra về. -Chuẩn bị bài trước khi đến lớp có nhiều tiến bộ (Hà My, N.Linh, Trường, Ly Na) -Tích cực phát biểu xây dựng bài (Hoài, Hoà, Thắng, Huế), có cố gắng trình bày vở -Phong trào thi đua học tập trong lớp giữa các tổ thực hiện tốt -Bầu đại biểu dự đại hội liên đội -Làm bài thi tìm hiểu về trường em đầy đủ -Nói chuyện nhiều : Hoà, Bảo, Vương -Chưa tiến bộ trong việc chuẩn bị bài và sách vở : Hiếu, Hạ My, Mong -Làm bài chậm : Nhựt, Vân Anh. b.Phương hướng tuần 6 : -Tiếp tục ổn định nề nếp. -Chuẩn bị sách vở và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. -Tích cực xây dựng bài. c.Văn nghệ trung thu.

File đính kèm:

  • dockhoc.doc