Thiết kế bài dạy Lớp 5 Tuần 33 - Cô Hồng

- Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục.

- Hiểu ý nghĩa của các từ mới, hiểu nội dung từng điều luật, từng khoản mục.

- Hiểu Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ emđối với gia đình và xã hội. Biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

 

doc18 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy Lớp 5 Tuần 33 - Cô Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 HS đọc bài . - Từng tốp HS (mỗi tốp 3em) nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (2-3 lượt). GV kết hợp uốn nắn cách đọc cho HS. - GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ chú giải sau bài . - HS luyện đọc theo cặp. -1,2 HS đọc lại bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài . Hoạt động 2: Tìm hiểu bài : + HS đọc thầm toàn bài , suy nghĩ , trả lời câu hỏi SGK . + HS phát biểu ý kiến, Cả lớp nhận xét bổ sung, GV chốt ý đúng. + GV hỏi bài thơ nói với các em điều gì? HS trả lời, GV kết luận ( Bài thơ cho ta thấy điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật do chính hai bàn tay con gây dựng nên. Hoạt động 3: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng: - 1 tốp HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm 3 khổ thơ dưới sự hướng dẫn của GV . - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ . - HS thi đọc diễn cảm. - HS nhẩm HTL từng khổ, cả bài thơ. HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ. 3. Củng cố dặn dò : - HS nhắc lại nội dung của bài . - GV nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ và chuẩn bị bài Lớp học trên đường Toán Tiết 164: Một số dạng bài toán đã học I. Mục tiêu: - Biết một số dạng toán đã học. - Biết giải bài toán có liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó. - Làm được bài tập 1, 2 SGK. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Tổng hợp một số dạng toán đã học - GV tiến hành và nêu như SGK Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: - Bài này là dạng toán “Tìm số trung bình cộng”. Yêu cầu học sinh tìm được số hạng thứ ba (quãng đường xe đạp đi trong giờ thứ ba): (12 + 18) : 2 = 15 (km). Từ đó tính trung bình mỗi giờ xe đạp đi được quãng đường là: (12 + 18 + 15): 3 = 15 (km) Bài 2: - GV hướng dẫn HS đưa về dạng toán tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó. Chẳng hạn: Nửa chu vi hình chữ nhật ( tổng của chiều dài và chiều rộng) là: 120 : 2 = 60 (cm) Hiệu của chiều dài và chiều rộng là 10m Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là: (60 + 10) : 2 = 35 (m) Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là: 35 - 10 = 25 (m) Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là: 35 x 25 = 875 (m2) Đáp số: 875 (m2) Bài 3(HS khá giỏi làm nếu còn thời gian) - Học sinh đọc đề. - Nêu dạng toán và cách làm. - Bài toán về quan hệ tỉ lệ. Có thể giải bằng cách rút về đơn vị. Chẳng hạn. Khối kim loại 4,5 cm3 nặng là: 22,4 : 3,2 x 4,5 = 31,5 (g) 3. Dặn dò - Về làm bài tập trong VBT. - Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau Tập làm văn Tiết 65 ôn Tập về tả người I. Mục đích ,yêu cầu : - Ôn tập, củng cố kĩ năng lập dàn ý cho một bài văn tả người- một dàn ý đủ 3 phần; các ý bắt nguồn từ quan sát và suy nghĩ chân thực của HS. - Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả người - trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin. II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu : 1.Kiểm tra bài cũ - HS nhắc lại dàn ý của một bài văn tả cảnh. - GV nhận xét cho điểm. 2. Bài mới - Giới thiệu bài : - GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học. Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1 : Chọn đề bài - Một HS đọc nội dung bài tập 1 trong SGK.GV ghi bảng 3 đề bài, cùng HS phân tích từng đề- gạch chân những từ ngữ quan trọng. - HS nêu yêu cầu của từng đề. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, - Mời 1 số HS nói đề bài các em chọn. Lập dàn ý - HS đọc gợi ý 1,2 trong SGK. Cả lớp theo dõi. - GV nhắc HS: Dàn ý bài văn tả người cần xây dựng theo gợi ý trong SGK song các ý cụ thể phải thể hiện sự quan sát riêng của mỗi em, giúp các em có thể dựa vào dàn ý để tả người đó ( trình bày miệng) - Dựa theo gợi ý HS viết nhanh bài văn. - HS trình bày bài làm. - Cả lớp và GV nhận xét . Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của BT2 ; dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả người trong nhóm - Đại diện các nhóm thi trình bày trước lớp - Cả lớp nhận xét , bình chọn người trình bày hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại để tiết chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả người trong tiết sau Thứ 6 ngày 26 tháng 4 năm 2013 Toán Tiết 165: Luyện tập I. Mục tiêu: - Biết giải một số bài toán có dạng đã học. - Làm được bài tập 1, 2, 3 SGK II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Gọi học sinh lên bảng làm bài 3,4 (VBT) Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Dạng toán “tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó”. - Học sinh đọc đề. Nêu cách làm. HS làm bài chữa bài . Diện tích hình tam giác BEC là: 13,6 : (3- 2) x 2 = 27,2 (cm2) Diện tích hình tứ giác ABED là: 27,2 + 13,6 = 40,8 (cm2) Diện tích hình tứ giác ABCD là: 40,8 + 27,2 = 68 (cm2) Bài 2: Học sinh nêu dạng toán. Học sinh tự làm bài. Một học sinh lên bảng làm. Bài này là dạng toán “Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó”. (Tổng ở bài này là 35, tỉ số là 3 và 4 ) Số nam trong lớp là: 35 : (4 + 3) x 3 = 15 (học sinh) Số nữ trong lớp là: 35 - 15 = 20 (học sinh) Số học sinh nữ nhiều hơn số học sinh nam là 20 – 15 = 5 (học sinh) Bài 3: Đây là dạng toán về quan hệ tỉ lệ, có thể giải bằng cách “rút về đơn vị”, chẳng hạn: Ô tô đi 75km thì tiêu thụ số lít xăng là: 12 : 100 x 75 = 9 (l) Ô tô hiện có 10 l xăng nên không đủ xăng để đi thêm quãng đường 67km. Bài 4: (HS khá giỏi làm) HS tự tóm tắt, phát diện dạng toán. GV hướng dẫn. - Theo biểu đồ, có thể tính số phần trăm học sinh lớp 5 xếp loại khá của trường Thắng Lợi. Chẳng hạn:Tỉ số phần trăm HS khá của trường Thắng Lợi là: 100% - 25% - 15% = 60 (Mà 60% HS khá là 120 HS ) Số HS khối lớp 5 của trường là: 120 : 60 x 100 = 200 (học sinh) Số học sinh giỏi là: 200 : 100 x 25 = 50 (học sinh) Số HS trung bình là: 200 : 100 x 15 = 30 (học sinh) 3. Dặn dò : Về làm bài tập trong VBT. Luyện từ và câu Tiết 66 ôn tập về dấu câu (Dấu ngoặc kép ) I. Mục tiêu - Củng cố khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép: Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép. - Làm đúng bài tập thực hành giúp nâng cao kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép. II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu : 1. Kiểm tra bài cũ : - 2 HS làm lại bài tập 2,4 của tiết trước . - GV cùng cả lớp nhận xét. 2. Bài mới : - Giới thiệu bài : - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. Hướng dẫn HS làm bài tập : Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu của BT1 . Cả lớp theo dõi trong SGK. - 1 HS nhắc lại 2 tác dụng của dấu ngoặc kép. - GV hướng dẫn HS cách làm bài. - HS làm bài vào vở bài tập. - HS phát biểu ý kiến. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: - HS đọc nội dung của BT2. - GV nhấn mạnh yêu cầu của bài . - HS làm bài vào vở bài tập. - HS phát biểu ý kiến. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của bài. - GV lưu ý HS : để viết đoạn văn theo đúng yêu cầu của bài- dùng dấu ngoặc kép, thể hiện hai tác dụng của dấu ngoặc kép- khi thuật lại một phần cuộc họp của tổ, các em phải dẫn lời nói trực tiếp của thành viên trong tổ và dùng những từ ngũ có ý nghĩa đặc biệt. - HS suy nghĩ, làm bài. - HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. GV chấm vở 1 số em. 3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học . - Làm bài tập ở nhà - Chuẩn bị cho tiết sau . Tập làm văn Tiết 66 tả người (Kiểm tra viết) I. Mục đích, yêu cầu : - HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh có bố cục rõ rang, đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu dúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. II. Đồ dùng: - GV: chuẩn bị bảng phụ ghi 3 đề bài. - HS: chuẩn bị giấy bút để kiểm tra. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu - Giới thiệu bài : GV nêu mục đích , yêu cầu của tiết học. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài - Một HS đọc 3 đề bài trong SGK. - GV nhắc HS: + 3 đề văn đã nêu là 3 đề của tiét lập dàn ý trước. Các em nên viét theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn, các em vẫn có thể thay đổi – chọn một đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước. + Dù viết theo đề bài cũ các em vẫn cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa. Sau đó dựa vào dàn ý,viết hoàn chỉnh bài văn. Hoạt động 2: HS làm bài - HS làm bài vào giấy kiểm tra. - GV theo dõi - HS làm xong GV thu bài để chấm. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học . - Dặn HS chuẩn bị nội dung cho tiết TLV sau. Khoa học Tiết 66: tác động của con người đến môi trường đất I- Mục tiêu Sau bài học, HS biết: Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thái hoá. II- Đồ dùng dạy - học - Hình trang 136, 137 SGK - Có thể sưu tầm thông tin về sự gia tăng dân số ở địa phương và các mục đích sử dụng đất trồng trước kia và hiện nay. III. Hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước. 2. Bài mới : * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: quan sát và thảo luận - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát hình 1, 2 trang 136 SGK để trả lời câu hỏi: + Hình 1 và 2 cho biếtcon người sử dụng đất trồng vào việc gì? + Nguyên nhân nào dẫn đến sư thay đổi nhu cầu sử dụng đó? - GV đi đến các nhóm hướng dẫn và giúp đỡ. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. (GV gợi ý cho HS liên hệ, nêu thêm các nguyên nhân khác ngoài lí do gia tăng dân số ở địa phương. Ví dụ: Nhu cầu lập khu công nghiệp, nhu cầu đô thị hoá, cần phải mở thêm trường học, mở thêm hoặc mở rộng đường,…) Kết luận: Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất trồng ngày càng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, con người cần nhiều diện tích đất ở hơn. Ngoài ra, khoa học kĩ thuật phát triển, đời sống con người nâng cao cũng cần diện tích đất vào những việc khác như thành lập các khu vui chơi giải trí, phát triển công nghiệp, giao thông,… Hoạt động 2: thảo luận - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi sau: + Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, …đến môi trường đất. + Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. 3. Củng cố dặn dò : - GV dăn HS sưu tầm một số tranh ảnh, thông tin về tác động của con người đến môi trường đất và hậu quả của nó (nếu có điều kiện)

File đính kèm:

  • docTKBDL5 - TUAN 33 HONG.doc
Giáo án liên quan