Thiết kế bài dạy Lớp 5 Tuần 29 - Cô Hồng

- Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài:

 Li vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi tình bạn giữa Ma- ri- ô và Giu - li - ét - ta; Đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

- Các KNS cần GD: KN đảm nhận trách nhiệm, KN ứng xử.

 

doc18 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy Lớp 5 Tuần 29 - Cô Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch, yêu cầu của tiết học. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của BT1. Cả lớp đọc lại mẩu chuyện vui. - GV gợi ý. HS làm việc cá nhân - khoanh tròn các dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than trong mẩu chuyện vui; Suy nghĩ về tác dụng của từng dấu câu. - HS phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét và bổ sung . - GV hỏi HS về tính khôi hài của mẩu chuyện vui Kỷ lục thế giới. Bài tập 2:1 HS đọc nội dung của BT 2. - Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài tập, trả lời câu hỏi: Bài văn nói điều gì ? ( Kể chuyện thành phố Giu - chi - tan ở Mê hi cô là nơi phụ nữ được đề cao, được hưởng những đặc quyền, đặc lợi). - GV nhắc HS làm bài theo nhóm, điền dấu chấm vào chỗ thích hợp, sau đó viết hoa các chữ đầu câu. - Đại diện HS các nhóm trình bày kết quả . Cả lớp nhận xét và bổ sung. Bài tập 3. HS đọc nội dung bài tập. GV gợi ý: Các em đọc chậm rãi từng câu văn xem đó là câu hỏi, câu kể, câu khiến hay câu cảm. Mỗi kiểu câu sử dụng 1 loại dấu tương ứng. Từ đó, sửa lại những chỗ dùng sai dấu câu. - Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui “ Tỷ số chưa được mở, làm bài. - HS trình bày kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung. GV kết luận. Câu 1 là câu hỏi phải sửa thành dấu chấm hỏi. Câu 2 là câu kể dấu chấm dùng đúng. Câu 3 là câu hỏi phải sửa dấu chấm than thành dấu chấm hỏi. Câu 4 là câu kể phải sửa dấu chấm hỏi thành dấu chấm. Hai dấu ? ! dùng đúng. 3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học . Chuẩn bị cho tiết sau . ___________________________________________________________________ Địa lí Tiết 29 châu đại dương và châu nam cực I. Mục tiêu : Học xong bài này, HS : - Nêu được những đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa lí,tự nhiên, dân cư kinh tế của châu Đại Dương và châu Nam Cực. - Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương và châu Nam Cực. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Kiểm tra bài cũ : - HS nêu đặc điểm dân cư và hoạt động kinh tế của châu Mĩ. 2. Bài mới : - Giới thiệu bài : Hoạt động 1 : Tìm hiểuvề Châu Đại Dương . a) Vị trí địa lí ,giới hạn - HS dựa vào lược đồ , kênh chữ trong SGK để trả lời câu hỏi : + Châu Đại Dương gồm những phần đất nào? + Cho biết lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu Nam hay bán cầu Bắc? + Đọc tên và chỉ một số đảo , quần đảo thuộc châu Đại Dương . - Một số HS nêu kết quả. - HS nhận xét . GV kết luận. - GV viên giới thiệu vị trí địa lí, giới hạn châu Đại Dương trên quả Địa cầu . b) Đặc điểm tự nhiên - HS trong nhóm quan sát các hình 1,2 và đọc SGK để hoàn thành bài tập sau : Khí hậu Thực , động vật Lục địa Ô-xtrây-li-a Các đảo và quần đảo - Đại diện HS nêu kết quả. - HS khác nhận xét . GV kết luận c) Dân cư và hoạt động kinh tế HS dựa vào SGK , trả lời câu hỏi : + Về số dân , châu Đại Dương có gì khác các châu lục đã học? + Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau? + Trình bày đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây - li-a. - Một số HS phát biểu , cả lớp và GV nhận xét. Hoạt động 2: Tìm hiểu về châu Nam Cực - HS dựa vào lược đồ , SGK , tranh ảnh ,trả lời câu hỏi của mục 2 trong SGK và cho biết : + Đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của châu Nam Cực. + Vì sao châu Nam Cực không có dân cư sinh sống thường xuyên? - HS chỉ trên bản đồ vị trí điịa lí của châu Nam Cực , trình bày kết quả thảo luận . GV kết luận 3. Củng cố dặn dò : - GV nhận xét tiết học . Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. ___________________________________________________________________ Tập làm văn Tiết 57 Tập viết đoạn đối thoại I. Mục đích ,yêu cầu : - Viết tiếp được lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý của SGK và hướng dẫn của GV; trình bày lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến câu chuyện. - Các KNS cần GD: KN giao tiếp, KN hợp tác. II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu : - Giới thiệu bài :Trong 2 tiết Tập làm văn ở tuần 25-26 các em đã luyện viết lời đối thoại để chuyển 2 trích đoạn của chuyện Thái sư Trần Thủ Độ thành 2 màn kịch ngắn. Tiết học hôm nay các em sẽ luyện viết các đoạn đối thoại để chuyển trích đoạn chuyện Một vụ đắm tàu thành 2 màn kịch. Bài tập 1 :Một HS đọc nội dung bài tập 1. - Hai HS tiếp nối nhau đọc hai phần của truyện Một vụ đắm tàu đã chỉ định trong SGK. - Cả lớp đọc thầm trích đoạn của truyện Một vụ đắm tàu. Bài tập 2:- Hai HS đọc yêu cầu của BT2 . - GV nhắc HS : + Chọn viết tiếp các lời đối thoại cho màn 1 ( hoặc màn 2) dựa theo gợi ý về lời đối thoại để hoàn chỉnh từng màn kịch. + Khi viết, chú ý thể hiện tính cách của các nhân vật: Giu - li - ét - ta, Ma - ri - ô. - 1 HS đoc thành tiếng 4 gợi ý về lời đối thoại ( ở màn 1 ). Một HS đọc 5 gợi ý về lời đối thoại ( ở màn 2). - GV yêu cầu 1/2 lớp viết tiếp lời đối thoại cho màn 1, 1/2 lớp còn lại viết tiếp lời đối thoại cho màn 2. - HS thảo luận bài theo nhóm: mỗi nhóm khoảng 2 - 3 em ( với màn 1), 3 - 4 em (với màn 2) ; trao đổi viết tiếp các lời đối thoại, hoàn chỉnh màn kịch. - Đại diện các nhóm thi trình bày miệng dàn ý bài văn trước lớp. - Sau khi mỗi HS trình bày, GV và cả lớp theo dõi nhận xét , bình chọn nhóm viết những lời đối thoại hợp lí nhất , hay nhất . Bài tập 3:Một HS đọc yêu cầu BT 3 . - GV lưu ý các nhóm : Có thể chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch . - HS tự phân vai. Từng nhóm HS tiếp nối nhau thi đọc lại hoặc diễn thử màn kịch trước lớp. Cả lớp và GV bình chọn nhóm đọc lại hoặc diễn màn kịch sinh động , tự nhiên , hấp dẫn nhất . 3.Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS viết lại vào vở đoạn đối thoại của nhóm mình ; chuẩn bị bài sau . ___________________________________________________________________ Thứ 6 ngày 21 tháng 3 năm 2014 Toán Tiết 145 Ôn tập về độ dài và đo khối lượng (Tiếp) I. Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng dưới dạng số thập phân. - Mối quan hệ giữa 1 số đo độ dài và đơn vị đo khối lượng thông dụng. - Làm được bài tập 1(a), 2 , 3 SGK II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ - Nêu các đơn vị đo độ dài khối lượng đã học. - Nêu MQH giữa 2 đơn vị đo khối lượng, độ dài kề nhau. 2. Bài mới: - Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Thực hành - GV tổ chức, hướng dẫn HS tự làm rồi chữa các bài tập SGK. - Nếu còn thời gian thì cho HS làm thêm bài tập trong VBT. Bài 1(a) - Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. a) 4km382m = 4,382km ; 2km 79m = 2,079km; 700m = 0,700km = 0,7 km. b) 7m 4dm = 7,4m ; 5m 9cm = 5,09m ; 5m 75mm = 5,075m. Bài 2:Cho HS tự làm rồi chữa bài. a. 2kg 350g = 2,350kg = 2,35kg; 1kg 65g = 1,065 kg. b. 8 tấn 760kg = 8,760tấn = 8,76tấn ; 2 tấn 77kg = 2,077tấn. Bài 3: - HS làm bài. Gọi HS lên bảng chữa bài. - GV chữa chung. a. 0,5m = 0 ,50m = 50cm. b. 0,750km = 75m. c. 0,064k g = 64g. d. 0,08 tấn = 0,080tấn = 80 kg. Bài 4: ( HS khá giỏi làm) - Thực hiện tương tự như bài 1 và bài 2. - GV yêu cầu HS giải thích cách làm. Hoạt động 2: Trình bày bài vào vở. - GV hướng dẫn và yêu cầu HS trình bày các bài vào vở. 3. Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về làm bài tập trong vở bài tập. ___________________________________ Luyện từ và câu Tiết 58 ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than ) I. Mục tiêu - Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. - Củng cố kỹ năng sử dụng 3 loại dấu câu trên. - Các KNS cần GD: KN giao tiếp, KN tư duy. II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu : 1. Kiểm tra bài cũ : - HS làm lại bài tập 2 của tiết trước . 2. Bài mới : - Giới thiệu bài :ở tiết học trước, các em đã được học dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. Hôm nay các em sẽ tiếp tục luyện tập sử dụng 3 loại dấu câu này. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu của BT1 . Cả lớp theo dõi trong SGK. - GV hướng dẫn HS cách làm bài. - HS làm bài vào vở bài tập. - HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Một HS đọc lại văn bản truyện đã điền đúng các dấu câu: Tùng bảo Vinh: - Chơi cờ ca rô - Để tớ thua à? Cậu cao thủ lắm! - A ! Tớ cho cậu xem cái này. Hay lắm! Vừa nói, Tùng vừa mở tủ lấy ra quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vinh xem. - ảnh chụp cậu lúc lên mấy mà nom ngộ thế? - Cởu nhầm to rồi! Tớ đâu mà tớ! ông tớ đấy! - Ông cậu? Bài tập 2: HS đọc nội dung của BT2. - GV hướng dẫn HS cách làm bài. - HS làm bài vào vở bài tập. - HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 3.HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV: Theo nội dung được nêu trong các ý a,b,c,d, em cần đặt kiểu câu với những dấu câu nào. HS phát biểu ý kiến. - HS làm bài vào vở bài tập rồi trình bày kết quả. GV nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học . - Chuẩn bị cho tiết sau . _________________________________ Tập làm văn Tiết 58 Trả bàI văn Tả cây cối I. Mục đích, yêu cầu : - Biết rút kinh nghiệm về cách bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt , trình bày trong bài văn tả cây cối. - Biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi thầy (cô) yêu cầu, phát hiện và sửa lỗi đã mắc phải trong bài làm của mình,biết viết lại một đoạn trong bài làm của mình cho hay hơn. - Các KNS cần GD: KN tìm kiếm các lựa chọn, KN phân tích, đánh giá. II. Các hoạt động dạy - học chủ yêú 1. Kiểm tra bài cũ : - Một, hai tốp HS phân vai đọc lại một trong hai màn kịch Giu- li- ét- ta hoặc Ma-ri- ô 2. Bài mới : - Giới thiệu bài : GV nêu mục đích , yêu cầu của tiết học. Hoạt động 1: Nhận xét kết quả bài viết của HS . a. Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp - Những ưu điểm chính . - Những thiếu sót, hạn chế. b. Thông báo điểm số cụ thể Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài - GV trả bài cho từng HS - Hướng dẫn chữa lỗi chung - Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài - Hướng dẫn học tập những đoạn văn , bài văn hay - HS chọn viét lại một đoạn cho hay hơn. 3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học . - YC những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cả bài văn, chuẩn bị nội dung cho tiết TLV sau. ___________________________________

File đính kèm:

  • docTKBDL5 - TUAN 29 HONG.doc
Giáo án liên quan