Thiết kế bài dạy Lớp 5 Tuần 1 - Cô Hồng

- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn: Sau 80 năm công học tập của các em. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

- HS khá giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.

- Các KNS cần GD: KN xác định giá trị, KN đảm nhận trách nhiệm.

 

doc24 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy Lớp 5 Tuần 1 - Cô Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hôn - Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ hoàng hôn đến tối - Tả hoạt động của con người - Nhận xét về sự thức dậy của Huế * Hoạt động 3: Rút ra kết luận Bài văn tả cảnh gồm có 3 phần: Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả. Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. Kết bài: Nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết. - Cho 2, 3 HS đọc phần ghi nhớ * Hoạt động 4: Luyện tập - 1 HS đọc yêu cầu của bài: Nắng trưa - Cả lớp đọc thầm và trao đổi theo bàn - HS nêu kết quả, GV đưa bảng phụ đã viết cấu tạo 3 phần của bài văn ra. Cho 2, 3 HS đọc lại *Củng cố dặn dò: - 1 HS nhắc lại ghi nhớ SGK - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS học bài ở nhà. - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập tả cảnh ________________________________________________________________ Thứ 6 ngày 31 tháng 8 năm 2012 Toán Tiết 5: Phân số thập phân I. Mục đích yêu cầu: - Biết đọc, viết phân số thập phân. Biết rằng có 1 số PS có thể viết thành PS thập phân và biết cách chuyển các PS đó thành phân số thập phân. - HS làm được các BT 1, 2, 3, 4(a,c). II. Các hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra bài cũ: - 2HS lên bảng, mỗi em làm một bài Điền số thích hợp vào chỗ trống = ; .= 2. Bài mới : * Giới thiệu bài *Hoạt động 1: Giới thiệu phân số thập phân - GV ghi bảng các phân số ; ; ; ? Nêu đặc điểm của mẫu số của các phân số này ( Các phân só này có mẫu số là 10, 100, 1000….) - GV chốt : các phân số có mấu số là 10; 100 ;1000….. gọi là các phân số thập phân - Cho HS nhắc lại - Cho HS thi tìm và nêu các phân số thập phân -Yêu cầu HS tìm phân số thập phân của các phân số ; ; HS làm xong, gợi ý để học sinh nhận ra rằng: Có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân và để có một phân số thập phân ta phải nhân và chia cả tử và mẫu với một số nào đó để được kết quả có mẫu số là 10 ,100 ,1000... *Hoạt động 2: HS Thực hành - HS làm các bài tập trong vở bài tập - HS làm xong, chữa bài - HS khác nhận xét, nêu cách làm Bài 1: GV ghi lên bảng các phân số thập phân rồi gọi HS lần lượt đọc các phân số đó( mỗi em đọc 1 PS) Bài 2: HS nêu miệng Bài 3: GV ghi các phân số lên bảng. - HS nêu miệng kết quả. - HS khác nhận xét và giải thích tại sao các phân số còn lại không phải là phân số thập phân Bài 4:(a,c) HS làm vào vở sau đó chữa bài trên bảng. 3. Củng cố dặn dò: - Nêu đặc điểm của phân số thập phân. - Làm bài tập ở nhà trong SGK ---------------------------------------------------- Luyện từ và câu Tiết 2 Luyện tập về từ đồng nghĩa I. Mục đích yêu cầu : - Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc( 3 trong số 4 màu nêu ở BT 1) và đặt câu với 1 từ tìm được ở BT 1(BT2). - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học. - Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn ( BT3). - Các KNS cần GD: KN hợp tác. II. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ - Một học sinh trả lời: Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, đồng nghĩa không hoàn toàn - GV nhận xét 2. Bài mới: * Giới thiệu bài * Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: - HS đọc yêu cầu BT - Cho HS thảo luận nhóm - Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm làm 1 câu, sau đó cử một bạn ghi lên bảng những từ đồng nghĩa với những từ chỉ màu sắc đã cho - Sau khi GV nhận xét cho HS viết vào vở Lưu ý: Với HS khá giỏi đặt câu được với 2, 3 từ tìm được ỏ BT1 Bài 2: - HS đọc yêu cầu của BT, suy nghĩ - Mỗi HS đặt một câu, nói với bạn ngồi cạnh câu văn của mình - Cho từng tổ nối tiếp nhau chơi trò chơi tiếp sức, mỗi em đọc nhanh câu đã đặt với những từ cùng nghĩa mình vừa tìm được - HS đại diện các tổ lên chơi thi. - GV cùng cả lớp nhận xét công bố đội thắng thua Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài - Cả lớp dọc thầm lại đoạn văn - GV phát phiếu cho 3 HS đại diện 3 nhóm làm vào phiếu, các em khác làm vào vở - Sau thời gian làm việc nhóm, đại diện nhóm dán kết quả lên bảng lớp . GV cùng cả lớp nhận xét - 1HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh - HS chữa bài 3. Củng cố dăn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS làm bài tập ở nhà - Về nhà đọc lại đoạn “Cá hồi vượt thác” và chuẩn bị cho tiết sau: Mở rộng vốn từ: Tổ quốc Tập làm văn Tiết 2 Luyện tập tả cảnh I. Mục tiêu: - Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài buổi sớm trên cánh đồng ( BT1). - Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày ( BT2). - Các KNS cần GD: KN hợp tcs; KN đảm nhận trách nhiệm II. Đồ dùng: -Tranh, ảnh quang cảnh 1 số vườn cây, công viên III. Các HĐ dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức ghi nhớ trong tiết cấu tạo của bài văn tả cảnh 2. Bài mới: * Giới thiệu bài * Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1:- 1 HS đọc nội dung bài 1 - Cả lớp đọc thầm, thảo luận nhóm suy nghĩ để trả lời các câu hỏi trong SGK - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV cùng HS nhóm khác nhận xét, sửa chữa. chốt ý đúng. a , Tác giả tả: cánh đồng, bầu trời, …. Trong buổi sớm mùa thu. b , Tác giả quan sát sự vật bằng các giác quan: Thị giác, xúc giác. c , HS tự nêu chi tiết mà em cho là thể hiện sự tinh tế của tác giả - GV yêu cầu HS nêu tại sao? Cho HS nhắc lại. Bài 2:- 1 HS đọc yêu cầu BT ? Nêu yêu cầu của đề bài – HS nêu GV gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng mà đề bài yêu cầu. Cho HS giới thiệu 1 vài tranh , ảnh minh hoạ cảnh vườn cây GV cho HS nhận xét nội dung của tranh ảnh minh hoạ vườn cây và yêu cầu HS trả lời dàn ý của bài văn tả cảnh gồm có mấy phần? Cho HS nhắc lại 3 phần của bài văn tả cảnh – GV ghi lên bảng để HS đối chiếu khi chữa bài. HS tự lập dàn ý cho bài văn tả cảnh 1 buổi trong ngày – GV quan sát theo dõi giúp đỡ những em còn yếu. HS lập dàn ý. Cho HS dựa vào dàn ý đã viết, tiếp nối nhau trình bày GV cùng cả lớp nhận xét Cho 1 HS làm bài tốt nhất trình bày kết quả để cả lớp tham khảo 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn học sinh làm bài tập ở nhà, học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau: Luyện tập tả cảnh ______________________________________ Khoa học Tiết 2 Nam hay nữ I. Mục tiêu: - Sau bài học, HS biết phân biệt các đặc diểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ - Các KNS cần GD: KN phân tích, đối chiếu; KN trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội; II. Đồ dùng: - Các tấm phiếu có nội dung như trong SGK III. Các HĐ dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ ?. Nêu ý nghĩa của sự sinh sản 2. Bài mới: * Giới thiệu bài * Hoạt động 1: Tìm hiểu về mặt sinh học của nam và nữ * Mục tiêu: HS xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu nhóm trưởng điểu khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi 1, 2, 3,…trang 6 SGK. Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Lưu ý: Mỗi nhóm chỉ trình bày câu trả lời của một câu hỏi, các nhóm khác bổ sung. Kết luận : Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo&chức năng của cơ quan sinh dục.Khi còn nhỏ, bé trai và bé gái chưa có sự khác nhau rõ rệt về ngoại hình ngoài cấu tạo của cơ quan sinh dục. Đến độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển và làm cho cơ thể nữ và nam có nhiều điểm khác biệt về mặt sinh học. Ví dụ: - Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng. - Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng. Kết thúc hoạt động này, GV yêu cầu một vài HS trả lời câu hỏi: Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. * Hoạt động 2: Đặc điểm sinh học và xã hội giữa nam và nữ - Cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh , ai đúng” - GV phát cho mỗi nhóm 5 phiếu ( 3nhóm) như gợi ý trong trang 8 SGK và hướng dẫn HS cách chơi ( Thi xếp các phiếu vào bảng ) - Cho các nhóm thảo luận sau đó đại diện các nhóm lên bảng gắn kết quả đã thảo luận . - Yêu cầu các nhóm giải thích tại sao lại làm như vậy - Giáo viên đánh giá, kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc 3. Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài - Làm bài tập vào vở bài tập - Chuẩn bị bài sau: Nam hay nữ (tiếp theo) ---------------------------------------------------------- Kĩ thuật Tiết 1: Đính khuy hai lỗ ( Tiết 1 ) I. Mục tiêu: - HS biết cách đính khuy hai lỗ II. Đồ dùng: - Mẫu đính khuy 2 lỗ - Vật liệu :khuy, kim, chỉ, vải…… III. Các HĐ dạy học : * Giới thiệu bài * Hoạt động 1: Quan sát nhận xét mẫu - HS quan sát 1 số mẫu khuy 2 lỗ hình 1a SGK. GV đặt câu hỏi định hướng quan sát và yêu cầu HS rút ra nhận xét về đặc điểm hình dạng, kích thước, màu sắc của khuy hai lỗ. - GV giới thiệu mẫu đính khuy hai lỗ, hướng dẫn HS quan sát mẫu kết hợp với quan sát hình 1b (SGK) và đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu nhận xét về đường chỉ đính khuy, khoảng cách giữa các khuy đính trên sản phẩm. - Tổ chức cho HS quan sát khuy đính trên sản phẩm may mặc như áo, vỏ gối,… và đặt câu hỏi để HS nêu nhận xét về khoảng cách giữa các khuy, so sánh vị trí của các khuy và lỗ khuyết trên hai nẹp áo. - Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1: Khuy (hay còn gọi là cúc hoặc nút) được làm bằng nhiều vạt liệu khác nhau như nhựa, trai, gỗ,… với nhiều màu sắc, kích thước, hình dạng khác nhau. Khuy được đính vào vải bằng các đường khâu qua hai lỗ khuy để noói khuy với vải (dưới khuy). Trên 2 nẹp áo, vị trí của khuy ngang bằng với vị trí của lỗ khuyết. Khuy được cài qua khuyết để gài 2 nẹp của sản phẩm vào nhau. - Yêu cầu HS thảo luận và rút ra nhận xét về đặc điểm hình dạng, kích thước màu sắc của khuy 2 lỗ - Cho HS quan sát mẫu đính khuy 2 lỗ - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và nhận xét về đường chỉ, khoảng cách giữa các khuy * Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật - Cho một số HS đọc trong SGK và trả lời câu hỏi: ? Nêu các bước trong quy trình đính khuy - HS trả lời – GV chốt ý đúng và cho HS nhắc lại. - GV làm mẫu và giảng giải các bước của quy trình để HS quan sát ( làm chậm, giảng kĩ) + Vạch dấu các điểm đính khuy + Đính khuy vào các điểm vạch dấu + Quấn chỉ quanh chân khuy - Cho một số HS lên thực hiện lại các thao tác và quy trình mà GV vừa hướng dẫn - HS dưới lớp nhận xét. 3. Dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau thực hành

File đính kèm:

  • docTKBDL5- TUAN1.doc