Tập làm văn - Bài viết: Hưởng ứng tuần lễ toàn cầu hành động giáo dục cho mọi người năm 2013

Bài viết: Hưởng ứng tuần lễ toàn cầu hành động giáo dục cho mọi người năm 2013

 

Năm nay Tuần lễ toàn cầu diễn ra từ ngày 21 đến ngày 28 tháng 4. Với chủ đề: “ Đội ngũ giáo viên có năng lực và tâm huyết cho mọi người học”, trong đó sụ kiện Quốc gia với chủ đề: “ Học sinh nào cũng có quyền có giáo viên tốt” là thông điệp chính.

 Là một giáo viên- cũng là một nhà quản lý, tôi nhận thức rõ: Đây là một nhu cầu chính đáng cho mọi học sinh, tất cả các em đều có quyền có giáo viên tốt, bởi chính thầy cô là người trực tiếp dạy dỗ, giáo dục giúp đỡ các em có tri thức, giúp các em phát triển nhân cách và hoàn thiện mình trong môi trường giáo dục lành mạnh, như chúng ta đều biết: Không có học thì không có tri thức, không có tri thức thì không có văn hóa và lúc đó con người sẽ chìm đắm trong sự ngu dốt, tương lai của các em phụ thuộc rất nhiều vào quá trình học tập, rèn luyện của chính bản thân các em, một đội ngũ giáo viên có năng lực, tâm huyết mới xây dựng được nền giáo dục chất lượng. Thông điệp trên góp tiếng nói nâng cao chất lượng giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu cho người học.

 Làm một người thầy, chúng ta cần phải rèn luyện như thế nào để trở thành một người thầy tốt, người thầy mà mọi học sinh muốn lựa chọn để học tập.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tập làm văn - Bài viết: Hưởng ứng tuần lễ toàn cầu hành động giáo dục cho mọi người năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài viết: Hưởng ứng tuần lễ toàn cầu hành động giáo dục cho mọi người năm 2013 Năm nay Tuần lễ toàn cầu diễn ra từ ngày 21 đến ngày 28 tháng 4. Với chủ đề: “ Đội ngũ giáo viên có năng lực và tâm huyết cho mọi người học”, trong đó sụ kiện Quốc gia với chủ đề: “ Học sinh nào cũng có quyền có giáo viên tốt” là thông điệp chính. Là một giáo viên- cũng là một nhà quản lý, tôi nhận thức rõ: Đây là một nhu cầu chính đáng cho mọi học sinh, tất cả các em đều có quyền có giáo viên tốt, bởi chính thầy cô là người trực tiếp dạy dỗ, giáo dục giúp đỡ các em có tri thức, giúp các em phát triển nhân cách và hoàn thiện mình trong môi trường giáo dục lành mạnh, như chúng ta đều biết: Không có học thì không có tri thức, không có tri thức thì không có văn hóa và lúc đó con người sẽ chìm đắm trong sự ngu dốt, tương lai của các em phụ thuộc rất nhiều vào quá trình học tập, rèn luyện của chính bản thân các em, một đội ngũ giáo viên có năng lực, tâm huyết mới xây dựng được nền giáo dục chất lượng. Thông điệp trên góp tiếng nói nâng cao chất lượng giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu cho người học. Làm một người thầy, chúng ta cần phải rèn luyện như thế nào để trở thành một người thầy tốt, người thầy mà mọi học sinh muốn lựa chọn để học tập. Theo tôi một người thầy tốt trước hết phải là người có đạo đức. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc dạy dỗ học trò. Làm thầy không phải là một việc dễ dàng vì người thầy phải luôn giữ được sự gương mẫu, mực thước trước mặt học trò của mình, làm thầy cũng phải luôn luôn tôn trọng học trò của mình. Chúng ta giữ gìn đạo đức bản thân đã thể hiện sự tôn trọng học sinh rồi. Người thầy giáo phải thương yêu và gần gũi với học trò của mình. Khi đó học trò sẽ đáp lại thầy bằng tình cảm kính trọng và quý mến. Chúng ta cũng nên nhớ rằng học trò cũng có những hiểu biết nhất định và người thầy phải luôn quan tâm đến điều đó. Ngày nay, xã hội đang trên đà phát triển, các em có nhiều điều kiện để học tập hơn nhưng cũng đón nhận nhiều thách thức mới, trẻ được tiếp xúc với đủ mọi thứ quan internet, truyền hình, phim ảnh. Vì vậy, bên cạnh những mặt tốt thì không thể tránh khỏi trẻ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu. Điều đó càng đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ nhiều hơn, mỗi một người thầy phải không ngừng học tập, rèn luyện, đổi mới tu duy để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Người thầy không chỉ là người cung cấp tri thức mà là một nhà giáo dục tâm lý, một người bạn đáng tin cậy đối với học sinh, là chỗ dựa cho học sinh chia sẽ suy nghĩ của mình. Một người thầy giỏi phải hội tụ đủ ba điều kiện: Đó là giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng nghề nghiệp và phẩm chất cá nhân. Hiện nay, nền kinh tế thị trường đang tác động mạnh đến đời sống của người dân nói chung và cán bộ giáo viên nói riêng, nhưng không vì thế mà chúng ta cũng phải nhìn nhận lại một thực tế. Vẫn có một bộ phận nhỏ giáo viên đã thương mại hóa trong dạy học, đối xử chưa công bằng với học sinh, đối phó trong dạy học. Chính điều đó một phần nào đã làm suy giảm lòng tin của phụ huynh đối với giáo viên. Với thông điệp: “Học sinh nào cũng có quyền có giáo viên tốt” là lời nhắn gửi, là mong muốn chính đáng của tất cả học sinh. Được học với thầy giỏi, có tâm huyết sẽ là một điều hạnh phúc may mắn cho các em. Trong suốt hơn 20 năm làm nghề dạy học, tôi càng nghĩ và nghiệm ra một điều: Chỉ khi nào mình đối xử với các em bằng tình thương và lòng tôn trọng thì lúc đó mình mới hiểu được suy nghĩ, những mong muốn của các em và đó chính là cánh cửa dễ nhất để người thầy đi vào tâm hồn trẻ, khơi dậy được những ước mơ và giúp trẻ hoàn thiện mình tốt hơn. Người viết Trịnh Thị Nguyệt

File đính kèm:

  • docTuan le toan cau.doc