Tập huấn dạy học thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng cấp THPT môn địa lý

Nội dung

1. Giới thiệu tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng.

2. Hướng dẫn tổ chức dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng.

3. Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng .

 

 

 

 

ppt89 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập huấn dạy học thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng cấp THPT môn địa lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho HS biết lựa chọn PPHT có hiệu quả, dạy học sát đối tượng (cấp, lớp, vùng, miền), coi trọng bồi dưỡng HS khá giỏi, kiên trì giúp đỡ HS học lực yếu, kém. b. Cân đối giữa kiến thức và kĩ năng, điều quan trọng là phân tích lí giải để tìm ra nội dung kiến thức, hạn chế yêu cầu HS nhớ máy móc, tránh học vẹt và thói quen lệ thuộc vào SGK, đây cũng là nội dung hết sức quan trọng trong đổi mới PPDH. F. Tiến hành bài giảng KĨ THUẬT ĐẶT CÂU HỎI KHÁI QUÁT CHUNG: Là một trong những kĩ thuật quan trọng, được sử dụng phổ biến. Vai trò: + Là 1 trong những yếu tố quyết định chất lượng lĩnh hội kiến thức. + Giúp học suy nghĩ phát hiện tri thức; kích thích sự tìm tòi sáng tạo, ham hiểu biết... - Phân loại: Có 3 cách đặt câu hỏi:Câu hỏi đóng; Câu hỏi mở; Câu hỏi theo mức độ nhận thức. Câu hỏi theo mức độ nhận thức Câu hỏi theo mức độ nhận thức Câu hỏi theo mức độ nhận thức Câu hỏi theo mức độ nhận thức Câu hỏi theo mức độ nhận thức Câu hỏi theo mức độ nhận thức Phần III: HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KT-KN 1.Thế nào là KTĐG theo chuẩn KT-KN ? Bám sát chuẩn kiến thức -kỹ năng để ra đề kiểm tra,không SD những nội dung xa rời chương trình.Xác định nội dung kiểm tra dựa trên mục tiêu của từng bài học,chương và toàn bộ chương trình, chuẩn KT-KN của môn học Sử dụng các mức độ nhận thức cần đạt (nhận biết,thông hiểu,vận dụng) trong chuẩn KT-KN để ra đề kiểm tra, đảm bảo phù hợp với với đối tượng HS Đánh giá toàn diện cả lý thuyết, năng lực thực hành, các kỹ năng địa lý (lựa chọn tỷ lệ về kiến thức và kỹ năng phù hợp). Tùy theo mục đích đánh giá mà GV lựa chọn hình thức KTĐG khác nhau. (nói,viết,bài tập,phiếu hỏi..) -Đề KT đảm bảo được sự phân hóa HS.(hs có trình độ cơ bản, nâng cao) -Vận dụng linh hoạt các hình thức và xác định rõ yêu cầu về KTĐG phù hợp với thời lượng và tính chất đề KT -Thể hiện được mối quan hệ giữa KTĐG với thúc đẩy đổi mới PPDH. 2.Yêu cầu đổi mới công tác KTĐG theo chuẩn KT-KN của môn học: -Phải căn cứ vào chuẩn KT-KN của từng môn học ở từng lớp ,các yêu cầu cơ bản ,tối thiểu cần đạt về KT-KN -Chỉ đạo ,ktra việc thực hiện chương trình,kế hoạch giảng dạy,học tập,tăng cường khâu đổi mới kiểm tra, đánh giá,phối hợp giữa đánh giá của giáo viên và ĐG của HS, ĐG của nhà trường.. Đảm bảo chính xác, khách quan công bằng -Đánh giá kịp thời có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS,giúp HS kịp thời sửa chữa những thiếu sót -Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của học sinh mà còn đánh giá quá trình dạy học nhằm cải tiến quá trình dạy học.Chú trọng PP KThuật lấy thông tin phản hồi từ phía HS -ĐG kết quả học tập của HS không chỉ ĐG kết quả cuối cùng mà chú ý đến cả quá trình học tập.Không tập trung vào đánh giá khả năng tái hiện kiến thức mà chú trọng khả năng vận dụng KT trong việc giải quyết những vấn đề phức tạp hơn -Từng bước nâng cao chất lượng đề Ktra đảm bảo vừa đánh giá được đúng chuẩn KT-KN,vừa có khả năng phân hoá cao. Đổi mới ra đề theo hướng kiểm tra KT-KN cơ bản,năng lực vận dụng kiến thức của người học phù hợp với chương trình,thời gian -Áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương của các đề thi.Kết hợp hợp lí giữa các hình thức KT nhằm hạn chế lối học tủ,học vẹt,ghi nhớ máy móc,phát huy ưu điểm,khắc phục nhược điểm của mỗi hình thức, Hoạt động 1 Hãy minh hoạ một số câu hỏi bám sát chuẩn KT-KN và câu hỏi vượt chuẩn KT-KN . Nhóm 1,2: Khối 10 Chủ đề Vũ trụ.Hệ quả các chuyển động chính của Trái đất. Nhóm 3,4:Khối 11-Chủ đề : Hoa kỳ Nhóm 5,6: Khối 12-Chủ đề :Địa lí tự nhiên (Cả 3 nhóm đều tìm hiểu chương trình chuẩn) Thông tin phản hồi Khối 10: a,Câu hỏi bám sát chuẩn Câu 1: Hệ mặt trời là gì? Câu 2: Trình bày các hệ quả chủ yếu của chuyển động tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời của Trái đất. Câu 3: Hãy phân biệt: Giờ địa phương,giờ múi và giờ quốc tế Câu 4: Thế nào là hiện tượng Mặt trời lên thiên đỉnh? b,Các câu hỏi vượt chuẩn: Câu 1: Trình bày ý nghĩa của giờ địa phương,giờ múi,giờ quốc tế Câu 2: Sự chuyển động lệch hướng ban đầu của các vật thể trên Trái đất là do lực gì tác đông?Lấy ví dụ tác động của lực này đến các nhân tố tự nhiên trên bề mặt TĐất? Câu 3: Giả sử TĐ không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh mặt trời thì TĐ có ngày, đêm không? Khối 11. a/ Các câu hỏi bám sát chuẩn Câu 1: Trình bày đặc điểm của 3 vùng tự nhiên Hoa kỳ. Câu 2: Phân tích những thuận lợi, khó khăn về tự nhiên của Hoa kỳ đối với sự phát triển kinh tế. Câu 3: Căn cứ vào hình 6.1 SGK và kiến thức đã học,phân tích đặc điểm địa hình và sự phân bố khoáng sản Hoa Kỳ. Câu 4: Phân tích đặc điểm dân cư Hoa Kỳ và những ảnh hưởng của dân cư đối với sự phát triển KT. Câu 5: Trình bày và giải thích đặc điểm kinh tế Hoa Kỳ. Câu 6: Dựa vào các bản đồ 6.6; 6.7 trình bày sự phân bố một số nông sản chính và các ngành công nghiệp của Hoa kỳ.( Hoặc trình bày sự phân bố các vùng nông nghiệp chính và các trung tâm công nghiệp Hoa kỳ ) b.Các câu hỏi vượt chuẩn KT-KN Câu 1 :So sánh đặc điểm tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa vùng phía Tây và vùng phía Đông của Hoa kỳ Câu 2: Dựa vào bảng 6.1 vẽ biểu đồ thể hiện dân số Hoa Kỳ qua các năm, giải thích nguyên nhân và phân tích ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đối với sự phát triển Ktế. Câu 3: Trình bày những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phân hoá lãnh thổ sản xuất nông nghiệp Hoa kỳ. Câu 4: Phân tích các nhân tố tạo nên sức mạnh của nền kinh tế Hoa kỳ. Khối 12 a. Các câu hỏi bám sát chuẩn : Câu 1: Trình bày các đặc điểm của địa hình nước ta. Câu 2 : Trình bày đặc điểm khái quát về biển Đông. Phân tích ảnh hưởng của biển Đông đối với thiên nhiên nước ta. Câu 3: Khu vực đồi núi nước ta có những thế mạnh và hạn chế gì? Câu 4: Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta. Câu 5: Giải thích quá trình hình thành đất feralít Câu 6: nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình,sông ngòi. Câu 7: Trình bày sự phân hoá thiên nhiên theo Bắc –Nam Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lí VN và kiến thức đã học,phân tích các đặc điểm tự nhiên của miến Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ b.Các câu hỏi vượt chuẩn KT-KN Câu 1: Trình bày các nhân tố tác động đến sự hình thành đặc điểm khí hậu nước ta. Câu 2: Giải thích sư khác biệt về khí hậu giữa Đông trường Sơn và Tây nguyên Câu 3: Dựa vào Át lat địa lí VN và kiến thức đã học,trình bày và giải thích chế độ mưa nước ta. Câu 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta. Câu 5: Dựa và Át lat Địa lí VN và kiến thức đã học,trình bày và giải thích chế độ mưa của vùng duyên hải Miền Trung Câu 6: Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến sông ngòi nước ta Câu 7: Trình bày và giải thích sự khác biệt về thiên niên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây bắc Câu 8: Dựa vào bẳng số liệu nhiệt độ TB tại một số địa điểm (Trang 44-SGK 12). Nhận xét và giải thích về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào nam Câu 9: Dựa vào bảng số liệu lượng mưa,lượng bố hơi và cân bằng ẩm (trang 44-SGK 12).Hãy so sánh,nhận xét về lượng mưa,lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của các địa điểm trên.Giải thích Hoạt động 2 - Mỗi cá nhân đưa ra các ý kiến về thực trạng KTĐG hiện nay. Mỗi nhóm xây dựng một đề kiểm tra 1 tiết minh họa bám theo chuẩn KT- KN. Nhóm 1,2 : Đề Kt khối 10 Nhóm 3,4 : Đề Kt khối 11 Nhóm 5,6 : Đề Kt khối 12 Các nhóm trình bày kết quả.Bao gồm: Ma trận xây dựng đề Đề kiểm tra 1 tiết Hướng dẫn chấm www.themegallery.com Các bước biên soạn 1 đề kiểm tra: Xác định hình thức câu hỏi của đề (tự luận, hoặc kết hợp cả tự luận và TNKQ). Xác định thời gian dành cho từng phần và trọng số điểm tương ứng. Liệt kê các nội dung cần kiểm tra và các cấp độ nhận thức cần đánh giá Viết các chuẩn cần đánh giá ứng với mỗi ô của ma trận Tính trọng số điểm của mỗi nội dung (căn cứ vào số tiết quy định trong phân phối chương trình và tầm quan trọng của nội dung đó trong chương trình). Tính trọng số điểm của mỗi cấp độ nhận thức: nhận biết từ 4 đến 5 điểm; thông hiểu từ 2 đến 3 điểm; cấp độ vận dụng từ 2 đến 3 điểm (nhằm đảm bảo cho HS trung bình có thể đạt tối đa 6,5; HS khá, giỏi có thể đạt từ 7 trở lên). Tính trọng số điểm của mỗi chuẩn; xác định số lượng câu hỏi tương thích. Bước 1:Xây dựng ma trận đề kiểm tra 1 tiết học kỳ 1 - khối 12 (chương trình chuẩn).Tỷ lệ: 5-3-2 Bước 2: Xây dựng đề Câu 1(3,0đ) Trình bày khái quát đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lý đối với phát triển kinh tế? Câu 2(3,0đ) Nêu đặc điểm giai đoạn Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành lãnh thổ nước ta? Tìm dẫn chứng để chứng minh giai đoạn tân kiến tạo vẫn còn tiếp diễn? Câu 3(2,0) Lập bảng so sánh những điểm khác nhau về địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc. Câu 4(2,0) Biển Đông có những ảnh hưởng như thế nào đối với khí hậu nước ta. Giới thiệu ma trân 2(dành cho lớp khác) Bước 1:Xây dựng ma trận đề kiểm tra1 tiết học kỳ 1 - khối 12 (chương trình chuẩn).Tỷ lệ 5-3-2 Bước 2: Xây dựng Đề kiểm tra 1 tiết Câu 1 (3,0) Nêu đặc điểm giai đoạn tiền Cambri trong lịch sử hình thành lãnh thổ nước ta.Tại sao nói gđ Tiền Cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ nước ta? Câu 2(2,0). So sánh sự khác nhau của Đồng bằng sông Hồng và ĐB sông Cửu long về địa hình và đất. Câu 3 (2,0) Nêu ảnh hưởng của biển Đông đến địa hình và hệ sinh thái ven biển. Câu 4(3,0) Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế nước ta. Đơn vị tính: % a.Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP nước ta 2 năm trên b.Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP nước ta giai đoạn 1990-2005. Bước 3: Xây dựng hướng dẫn chấm -Làm hướng dẫn chấm phải chiết ý theo 4 cột (Câu, ý , nội dung, điểm). -Chiết điểm đến 0.25. -Hướng dẫn chấm phải bám theo chuẩn. VD: Câu 1, đề 1. KẾT LUẬN Khi ra đề kiểm tra 1 tiết (học kỳ ) cần chú ý. Có ma trận đề Kiến thức phân bố đều theo phân phối chương trình Đề thi có cả lý thuyết và thực hành ( tỉ lệ : Lý thuyết 70%, thực hành 30%). Câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, phân hóa được học sinh. Có nhiều câu hỏi nhỏ, bám sát chuẩn KT-KN Tỉ lệ mức độ yêu cầu của đề. + Đối với KT 1 tiết: 5-3-2 + Thi HSG tỉnh: 3-4-3 + Thi GVG tỉnh: 2-4-4 Có hướng dẫn chấm (bám vào chuẩn) Không dùng hình thức trắc nghiệm và tự luận trong cùng một đề thi.

File đính kèm:

  • pptĐợt 2 Chuẩn kiến thức 4.ppt
Giáo án liên quan