Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy các dạng bài cấu tạo trong của thực vật

Do nhu cầu của xã hội hiện đại mục tiêu giáo dục cũng cần thay đổi để tạo con người mới thích ứng với xã hội. Một trong những vấn đề cấp bách hiện nay Bộ giáo dục đã đề ra phương pháp dạy học mới cho toàn cấp THCS.

Trong chương trình sinh học 6 là phần mở đầu cho chương trình Sinh học của bậc trung học cơ sở, giúp học sinh bắt đầu làm quen với môn khoa học chuyên nghiên cứu vế thế giới sinh vật. Các kiến thức về thực vật và một số nhóm sinh vật khác, học sinh được học trong chương trình này vừa góp phần làm cho học sinh có được những kiến thức sinh học cơ bản, phổ thông và hoàn chỉnh, vừa giúp học sinh có cơ sở để tiếp tục học những kiến thức về di truyền, sinh thái ở cấp học trên, đồng thời làm cơ sở cho việc nắm vững các biện pháp kĩ thuật sản xuất nông lâm nghiệp.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2735 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy các dạng bài cấu tạo trong của thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sinh mất bình tĩnh, nên gợi ý khuyến khích khi cần thiết. Cần chống thái độ quá dễ dàng, nhưng nghiêm khắc quá cũng làm giảm mất đi sự tích cực của học sinh. * Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài. Tìm tòi mẫu vật. Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi thảo luận trong sách giáo khoa, thuộc trọng tâm bài học. Học sinh có phần tham khảo bài trước để khi đi vào bài mới học sinh tích cực thảo luận nhóm hơn cùng nhau giải quyết vấn đề, tạo điều kiện học tập tốt và gây hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức mới. Thực hiện theo đổi mới phương pháp giảng dạy môn Sinh học 6 được tiến hành thực hiện một tiết dạy bài giảng phù hợp. Ví dụ : soạn bài: “Cấu tạo trong của phiến lá”. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Nắm được đặt điểm cấu tạo bên trong phù hợp với chức năng của phiến lá, giải thích được đặt điểm màu sắc của hai mặt phiến lá. Rèn kỹ năng quan sát và nhận biết. Giáo dục lòng yêu thích say mê môn học và bảo vệ thực vật. II. TRỌNG TÂM: Cấu tạo biểu bì và thịt lá phù hợp với chức năng của chúng. III. CHUẨN BỊ: Giáo viên: tranh phóng to hình 20.4 SGK; mô hình cấu tạo một phần phiến lá, đề kiểm tra pho tô về bài tập. Học sinh: Chuẩn bị kiến thức. IV. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: H: Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào? Giúp nó nhận được nhiều ánh sáng ? Cho ví dụ về ba kiểu xếp lá trên cây? Yêu cầu: - Phiến lá dạng bản dẹt màu lục, phần to nhất của lá giúp lá hứng được nhiều ánh sáng (3điểm). - Các kiểu xếp lá trên thân cành giúp lá nhận nhiều ánh sáng.(3điểm) Ví dụ: Mọc cách lá cây dâu, cây mít ... - Mọc đối: cây dừa cạn, lá ổi (3điểm). - Mọc vòng: cây dây huỳnh (1điểm). 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Giới thiệu: Vì sao lá có thể tự chế tạo chất dinh dưỡng cho cây? Để hiểu rõ được điều này ta tìm hiểu cấu tạo trong của phiến lá. * GV: cho học sinh đọc thông tin để biết cấu tạo trong của phiến lá gồm ba phân biểu bì, thịt lá, gân lá. Hoạt động 1: Tìm hiểu về biểu bì. Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu tạo của biểu bì, chức năng bảo vệ và trao đổi khí. GV: cho học sinh đọc thông tin mục I/SGK trang 65 kết hợp quang sát hình 20.2 và 20.3. HS: Thảo luận nhóm trả lời hai câu hỏi SGK trang 65. GV: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời được các ý sau: + Đặc điểm phù hợp với chức năng bảo vệ phiến lá: Là biểu bì gồm một lớp tế bào có vách ngoài dầy, sếp sát nhau phù hợp với việc để ánh sáng chiếu qua được, tế bào không màu trong suốt. + Hoạt động đóng mở của lỗ khí giúp cho lá trao đổi khí và thoát hơi nước. HS: Đại diện 1,2 nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét bổ sung. GV: Chốt lại kiến thức đúng, giải thích thêm về hoạt động đóng mở của lỗ khí khi trời nắng và khi râm. GV: mở rộng kiến thức: tại sao lỗ khí thường tập trung nhiều ở mặt dưới lá? GV: gọi 1,2 học sinh rút ra kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu thịt lá Mục tiêu: Phân biệt được đặt điểm các lớp tế bào thịt lá phù hợp với chức năng chính của chúng. GV: Giới thiệu và cho học sinh quan sát tranh hình 20.4, hoặc mô hình, kết hợp nghiên cứu SGK. HS: Nghe và quan sát trên bảng kết hợp đọc thông tin để trả lời các câu hỏi SGK. GV yêu cầu học sinh làm việc độc lập. GV yêu cầu học sinh nêu được: + giống nhau: Tế bào thịt lá ở cả 2 phía đều chứa nhiều lục lạp, giúp cho phiến lá thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. + Khác nhau: Giữa các lớp tế bào thịt lá. Các đặt điểm so sánh Tế bào thịt lá phía trên Tế bào thịt lá phía dưới. Hình dạng tế bào Tế bào dạng dài Tế bào dạng tròn Cách xếp tế bào xếp rất sát nhau Xếp không sát nhau. Số lượng lục lạp. Nhiều lục lạp hơn xếp theo chiều thẳng đứng. Ít lục lạp hơn xếp lộn sộn trong tế bào. + Lớp tế bào thịt lá phía trên có cấu tạo phù hợp với chức năng chính là chế tạo chất hữu cơ, lớp tế bào phía dưới có cấu tạo phù hợp với chức năng chính là chứa lục lạp và trao đổi khí. GV: nhận xét phần trả lời của các nhómàchốt lại kiến thức đúngàcho học sinh rút ra kết luận. GV hỏi thêm: Tại sao ở rất nhiều lọai lá mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới? (mặt trên có lớp tế bào biểu bì dầy chứa nhiều lục lạp hơn các tế bào mặt dưới nên có màu lục thẫm. Họat động 3: Cấu tạo và chức năng của gân lá. Mục tiêu: Biết được chức năng của gân lá. GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK trang 66 kết hợp quang sát hình 20.4 và các kiến thức về chức năng của bó mạch ở rễ và thân. HS: Cá nhân trả lời câu hỏi SGKàhọc sinh khác bổ sung nếu cần. GV: kiểm tra 1à3 học sinhàcho học sinh rút ra kết luận. GV: hỏi qua bài học em biết được những gì. GV cho học sinh đọc phần kết luận SGK trang 67. I. Biểu bì: Biểu bì gồm 1 lớp tế bào có vách ngoài dầy Xếp sát nhau để bảo vệ lá khỏi bị khô khi nhiệt độ cao. - Còn là tế bào không màu trong suốt có nhiều lỗ khí để trao đổi khí và thoát hơi nước. II. THỊT LÁ: Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp gồm nhiều lớp có những đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây. III. GÂN LÁ: Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá bao gồm các bó mạch có chức năng vận chuyển các chất 4. Củng cố. GV phát tờ pho to bài tập cho học sinh làm. Nội dung: Đề kiểm tra cho các từ “lục lạp, vận chuyển, lỗ khí, biểu bì, đóng mở”. Hãy chọn những từ thích hợp điền vào chỗ trống trong những câu dưới đây: -Bao bọc phiến lá là một lớp tế bào......(1)trong suốt nên ánh sáng có thể xuyên qua chiếu vào phần thịt lá lớp tế bào biểu bì có màng dài rất dầy có chức năng.....(2) cho các phần bên trong của phiến lá. -Lớp tế bào mặt dưới có rất nhiều......(3). Hoạt động ...(4) của nó giúp cho lá trao đổi khí và cho hơi nước thoát ra ngoài. - Các tế bào thịt lá chứa rất nhiều ...(5) có chức năng thu nhận ánh sáng cấn cho việc chế tạo chất hữu cơ. - Gân lá có chức năng....(6)các chất cho phiến lá. Đáp án: (1). Biểu bì (2) Bảo vệ (3) Lỗ khí. (4) Đóng mở. (5) Lục lạp (6) Vận chuyển. - GV chấm điểm 2- 3 học sinh, nhận xét tuyên dương. 5. Dặn dò: Học bài trả lời câu hỏi SGK trang 67. Đọc mục “Em có biết”. Ôn lại kiến thức ở tiểu học: “chức năng của lá, chất nào duy trì sự cháy” V. RÚT KINH NGHIỆM: Giáo viên cho học sinh nắm vững tốt theo phương pháp đưa ra. Ngoài câu hỏi thảo luận tìm hiểu bài giáo viên linh động đặt câu hỏi gợi mở để học sinh thích thú hơn trong việc phát biểu xây dựng bài. Tiết học sinh động tốt. IV. KẾT QUẢ : Qua quá trình áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy từ đầu năm học đến nay, cụ thể kết quả khảo sát như sau: Đầu năm học Học kỳ I Giỏi: 10% Giỏi: 21% Khá: 25% Khá: 33% TB: 35% TB: 45% Yếu: 30% Yếu: 1% V. TỰ ĐÁNH GIÁ. Qua đối chiếu so sánh thì việc thực hiện những kinh giảng dạy đổi mới phương pháp ở môn Sinh học 6 được áp dụng ngay từ đầu năm học kết qủa đã tạo ra cho các em được tinh thần tự học và hứng thú trong tiết học, chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. VI. ÁP DỤNG RÚT RA KINH NGHIỆM CHUNG. Xác định được mục tiêu bài học kỹ thuật sử dụng đồ dùng dạy học kỹ năng họat động nhóm và kỷ thuật sử dụng các câu hỏi lôgic. Kỹ thuật kiểm tra đánh giá học sinh. Cách hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài. Qua đó cũng không nên bỏ qua khâu soạn giảng, càng đầu tư nhiều trong bài soạn thì tiết giảng đạt hiệu quả cao. VII. ĐỀ XUẤT. Rất cần sự ủng hộ của thư viện thiết bị ngành cấp trên về việc cung cấp đầy đủ, kịp thời các đồ dùng dạy học có liên quan đến bài học. Cần có phòng thí nghiệm Sinh học, để những giờ thực hành hoàn chỉnh hơn, tạo điều kiện cho học sinh tìm tòi khắc sâu kiến thức về môn Sinh học 6. Học sinh cũng cần tìm hiểu nội dung bài trước bằng cách trả lời câu hỏi thảo luận và bài tập trong sách giáo khoa, tìm tòi mẫu vật. Đây là những ý kiến cá nhân nên không tránh khỏi thiếu xót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp của hội đồng khoa học, tôi xin chân thành cảm ơn. C. KẾT LUẬN Việc áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy và chỉnh lí SGK môn Sinh học 6 là một vấn đề rất cần thiết trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ỏ bạc THCS nói riêng và các bậc học khac nói chung trong thời kỳ hiện nay. Chính vì thế việc tạo cho học sinh có hứng thú trong một tiết học cũng rất là quan trọng bởi gì: Là tạo được thói quen tự học tự tìm hiểu và có ý thức trong học tập. Tích cực học tập để nâng cao trình độ hiểu biết hơn về thiên nhiên và môi trường sống nhằm bảo vệ và giữ gìn tài sản mà thiên nhiên đem lại từ đó nâng cao được mức sống và bảo vệ tốt sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, không gây ô nhiễm môi trường sống. Đó cũng là một phần góp vào công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh văn minh. Tuân Đạo, ngày 22 tháng 05 năm 2009 Người viết Bùi Thị Hào

File đính kèm:

  • docSKKN_SINH 6- Cau tao trong cua thuc vat.doc
Giáo án liên quan