Tài liệu Tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí THCS

 MỤC LỤC Trang

Phần thứ nhất:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

 Nội dung 1.1. Giới thiệu chương trình và tài liệu tập huấn 3

Nội dung 1.2. Khái quát về tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN 5

I. Lý do biên soạn tài liệu 7

II. Mục đích biên soạn tài liệu 9

III. Cấu trúc tài liệu 25

IV. Yêu cầu của việc sử dụng tài liệu 23

Phần thứ hai

TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KT-KN

 THÔNG QUA CÁC PPDH VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

Nội dung 2.1. Giới thiệu một số kĩ thuật dạy học môn học 40

Nội dung 2.1. Tổ chức dạy học theo chuẩn KT-KN

 thông qua các PPDH và kĩ thuật dạy học tích cực 50

I. Những nguyên tắc định hướng dạy học theo chuẩn KT-KN 55

II. Tổ chức dạy học theo chuẩn KT-KN của môn học đối với cấp THPT 60

1. Quan hệ giữa Chuẩn KT-KN, SGK và Chương trình GDPT môn Địa lí 65

2. Sử dụng Chuẩn KT-KN để xác định mục tiêu tiết dạy 67

3. Nghiên cứu SGK để xác định kiến thức minh họa cho chuẩn KT-KN 70

4. Vận dụng PPDH và kĩ thuật dạy học tích cực để giảng dạy các đơn vị chuẩn KT-KN 79

5. Phân tích một số giáo án minh hoạ 80

Nội dung 2.3. Tổ chức KTĐG theo chuẩn KT-KN 85

I. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn học 89

II. Quan niệm đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn học 90

III. Yêu cầu đổi mới công tác KTĐG theo chuẩn KT-KN của môn học 95

IV. Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN 100

V. Một số đề kiểm tra minh họa 105

Phần thứ ba

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC TẬP HUẤN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG

PHỤ LỤC

 

doc101 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2001 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đẹp nổi tiếng của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đã được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới A. Vườn quốc gia Cúc Phương. B. Vịnh Hạ Long. C. Hồ Ba Bể. D. Động Phong Nha – Kẻ Bàng. Câu 5. Địa hình vùng Đông Bắc thấp hơn so với vùng Tây Bắc là do giai đoạn tiền Cambri vùng này nâng lên yếu. giai đoạn Cổ kiến tạo vùng này nâng lên yếu. giai đoạn Tân kiến tạo vùng này nâng lên yếu. quá trình phong hoá diễn ra mạnh. Câu 6. Ranh giới tự nhiên giữa miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là dãy Hoàng Liên Sơn. dãy Trường Sơn Bắc. dãy Hoành Sơn. dãy Bạch Mã. Phần 2. Tự luận (7,0 điểm) Câu 1 (2,5 điểm). Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm thể hiện như thế nào trong các thành phần tự nhiên của nước ta? Câu 2 (1,5 điểm). Cho biết yếu tố tự nhiên nào đã tạo nên tính chất khí hậu đặc biệt của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? Lấy dẫn chứng để chứng minh. Câu 3 (3,0 điểm). Chứng minh tài nguyên miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ phong phú và tập trung, dễ khai thác. ĐÁP ÁN Phần 1. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D B C B C D Phần 2. Tự luận (7,0 điểm) Câu 1 (2,5 điểm). Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm thể hiện trong mọi thành phần tự nhiên (khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật, địa hình). - Khí hậu: nhiệt độ trung bình năm cao khoảng 210C , có hai loại gió mùa hoạt động mạnh mẽ (đông bắc và tây nam). Lượng mưa trung bình năm 1500 – 2000 mm. - Thuỷ văn: chế độ nước thay đổi theo chế độ mưa... - Thổ nhưỡng : có nhiều loại đất; đất Feralit là kết qủa của tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. - Sinh vật: nhiều loại sinh vật nhiệt đới (cây lúa nước, một số cây công nghiệp : cà phê, cao su..., một số cây ăn quả; các loài động vật nhiệt đới…). - Địa hình: nhiều vùng đồi núi bị bào mòn nên đỉnh núi tròn, sườn núi thoải, độ cao của núi dần dần bị thấp xuống. Câu 2 (1,5 điểm). - Địa hình đã tạo nên tính chất khí hậu đặc biệt của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. - Về mùa đông, các đợt gió mùa đông bắc lạnh đã bị dãy Hoàng Liên Sơn chặn lại và nóng dần lên khi đi xuống phía nam. Do đó mùa đông ở đây đến muộn và kết thúc sớm. - Về mùa hạ, các đợt gió mùa tây nam từ vịnh Ben-gan tới, vượt qua dải Trường Sơn, trở nên khô nóng, ít mưa. Câu 3 (3,0 điểm). Tài nguyên miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ phong phú và tập trung, dễ khai thác. - Tài nguyên đất: đất phù sa (ở đồng bằng sông Cửu Long...) và đất đỏ badan (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ), đất xám (Đông Nam Bộ) chiếm diện tích lớn nhất cả nước. Đất màu mỡ, phân bố tập trung, thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp quy mô lớn. - Tài nguyên rừng rất phong phú, nhiều kiểu loại sinh thái, chiếm gần 60% diện tích cả nước. Trong rừng có nhiều sinh vật quý hiếm. - Tài nguyên biển rất đa dạng và có giá trị: + Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. + Có trữ lượng dầu khí rất lớn. + Thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu. + Có nhiều bãi biển đẹp... - Có nhiều bôxit (Tây Nguyên), than bùn (Đồng bằng sông Cửu Long)... - Trên đây là những nguồn lực to lớn giúp cho kinh tế miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ cũng như cả nước phát triển mạnh mẽ. PHẦN III. TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TRA Sau khi kiểm tra học kì tại lớp......... , kết quả lớp đạt được như sau: Lớp Sĩ số Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra: Xếp loại Tổng điểm % Giỏi (9-10 điểm) Khá (7-8 điểm) TB (5-6 điểm) Yếu (< 5 điểm) - Kinh nghiệm rút ra sau bài kiểm tra: .................................................. Phần thứ ba HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC TẬP HUẤN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG (BTC viết) 1. Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, đối tượng, điều kiện bồi dưỡng 2. Xây dựng kế hoạch chi tiết đợt bồi dưỡng, tập huấn ( thời gian, địa điểm, số lượng, yêu cầu) 3. Xác định nhu cầu, đánh giá kết quả đợt bồi dưỡng thông qua các mẫu phiếu thăm dò, khảo sát (trước và sau đợt bồi dưỡng)… PHỤ LỤC I. Các mẫu biểu, phiếu sử dụng trong đợt tập huấn Phiếu làm việc 1. I. Thảo luận về những thuận lợi, khó khăn trong giảng dạy môn Địa lí THPT, mỗi HV đưa ra ít nhất: - 3 thuận lợi, 3 khó khăn trong giảng dạy bộ môn - Các cá nhân thảo luận kết quả theo nhóm và báo cáo. II. Xác định tiêu đề cho các đoạn văn sau: 1. ............................................................................................... Ngày 5 tháng 5 năm 2006, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã kí Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông là kết quả của sự điều chỉnh, hoàn thiện, tổ chức lại các chương trình đã được ban hành, làm căn cứ cho việc quản lí chỉ đạo, tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá ở tất cả các cấp học, trường học trên phạm vi cả nước. Trong chương trình giáo dục phổ thông, Chuẩn kiến thức kĩ năng (KT-KN) được thể hiện, cụ thể hoá ở các chủ đề của chương trình môn học, theo từng lớp học; đồng thời cũng được thể hiện ở phần cuối của chương trình mỗi cấp học. Điểm mới của Chương trình giáo dục phổ thông lần này là đưa chuẩn KT-KN vào thành phần của chương trình giáo dục phổ thông, đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN, tạo nên sự thống nhất trong cả nước; góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong giảng dạy và học tập; giảm thiểu dạy thêm, học thêm. Nhìn chung, ở các trường phổ thông hiện nay, GV bước đầu đã vận dụng được chuẩn KT-KN của CTGDPT vào giảng dạy, học tập và kiểm tra đánh giá, xác định mục tiêu dạy học đã bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng của CTGDPT ; song về tổng thể, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, nhiều GV vẫn lệ thuộc vào SGK trong giảng dạy và kiểm tra đánh giá. Khi xác định mục tiêu dạy học GV dựa vào nhiều nguồn tài liệu khác nhau: SGK, SGV, các tài liệu tham khảo, ... tạo ra sự không thống nhất về mục tiêu dạy học của cùng một tiết học. Đối với các đối tượng vùng miền khác nhau còn lúng túng khi xác định nội dung dạy học và PP dạy học phù hợp với đối tượng. Nhằm khắc phục những hạn chế này, Bộ GDĐT tổ chức biên soạn bộ tài liệu Hướng dẫn chuẩn KT-KN cho các môn học, lớp học của cấp THCS-THPT. Tài liệu được biên soạn theo hướng chi tiết, tường minh các yêu cầu cơ bản tối thiểu về KT-KN của Chuấn KT-KN bằng các nội dung chọn lọc trong SGK, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho GV và HS trong quá trình giảng dạy, học tập và kiểm tra đánh giá 2.............................................................................................................. - Trên cơ sở hướng dẫn chuẩn KT-KN được biên soạn theo hướng chi tiết, tường minh các yêu cầu cơ bản tối thiểu về KT-KN của chuẩn KT-KN bằng các nội dung chọn lọc trong SGK, tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS xác định mục tiêu dạy học (KT-KN) thống nhất trên phạm vi cả nước và việc sử dụng SGK hợp lí hơn. Việc khai thác sâu kiến thức, kĩ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS. - Giúp cho GV thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng (câu hỏi, bài tập, sử dụng thiết bị đồ dùng học tập,...), phong phú có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp và địa phương. - Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN giúp cho GV xác định được các yêu cầu KTĐG và thống nhất trên phạm vi cả nước, đồng thời cũng đảm bảo được sự phân hoá các đối tượng HS. - Giúp cho công tác chỉ đạo đúng hướng, cơ quan quản lí giáo dục đánh giá sát thực tế và thống nhất; chỉ đạo quản lí, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá, sinh hoạt chuyên môn và bồi dưỡng GV. - Bộ tài liệu giúp cho GV và HS thực hiện tốt yêu cầu đổi mới PPDH, KTĐG, góp phần tích cực và quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trung học Phiếu làm việc 2 Tìm hiểu cấu trúc của tài liệu: Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn Địa lí 1. Đọc tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng, hãy cho biết cấu trúc chi tiết của tài liệu. 2. Trên cơ sở hiểu biết về cấu trúc chi tiết hãy xây dựng sơ đồ khái quát cấu trúc của tài liệu. Yêu cầu sơ đồ phải thể hiện được sự phân bậc, mối quan hệ của các đơn vị nội dung, bao quát hết các đơn vị nội dung lớn của tài liệu. 3. Đọc tài liệu và thảo luận về các yêu cầu khi sử dụng tài liệu. Phiếu làm việc 3 - Mỗi HV hãy liệt kê 3 kĩ thuật dạy học tích cực mà HV thường áp dụng vào giảng dạy bộ môn. - Đưa ra ít nhất 3 ý kiến về ưu điểm, ít nhất 3 ý kiến về nhược điểm và ít nhất 3 ý kiến về giải pháp để thực hiện kĩ thuật tốt hơn. - Thảo luận cả lớp về các kĩ thuật dạy học tích cực. Phiếu làm việc 4 - Thảo luận theo đơn vị nhóm về Mối quan hệ giữa Chuẩn KT-KN, SGK và Chương trình GDPT môn Địa lí. - Lập sơ đồ khái quát về mối quan hệ này. Phiếu làm việc 5 - Dựa vào tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN, chương trình GDPT, SGK, SGV, PPCT cá nhân hãy xác định mục tiêu cho 1 tiết dạy và 1 tiết thực hành ở một khối lớp nào đó (mục tiêu về chuẩn KT-KN, mục tiêu về dạy học nâng cao). - Dựa vào mục tiêu đã xác định được, sử dụng SGK và hiểu biết của bản thân xây dựng nội dung kiến thức cần thiết để minh họa cho chuẩn KT-KN. - Thảo luận kết quả làm việc của một vài cá nhân. Phiếu làm việc 6 - Thực hành sử dụng PPDH và kỹ thuật dạy học tích cực để giảng dạy các đơn vị chuẩn KT-KN (do nhóm lựa chọn). - Nhóm 1, 2 làm cho lớp 6; nhóm 3,4 làm cho lớp 7; nhóm 5,6 làm cho lớp 8; nhóm 7,8 làm cho lớp 9. - Báo cáo kết quả và thảo luận. - Cả lớp phân tích một số giáo án minh họa. Phiếu làm việc 7 - Mỗi cá nhân đưa ra các ý kiến về thực trạng KTĐG hiện nay, nguyên nhân, giải pháp sử dụng chuẩn KT-KN để KTĐG; lấy ví dụ minh họa về KTĐG đạt chuẩn và mở rộng. - Các cá nhân thực hiện xong nhiệm vụ, về nhóm thảo luận thống nhất, đưa ra ý kiến chung của nhóm và chuẩn bị thảo luận cả lớp. - Cả lớp phân tích một số đề kiểm tra minh họa. Phiếu làm việc 8 Hướng dẫn tập huấn địa phương Dựa vào kế hoạch, nội dung tập huấn hãy xây dựng kế hoạch và nội dung tập huấn tại địa phương. III. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Văn Cường, Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường THPT - dự án phát triển GDTHPT. 2. Sách giáo viên Địa lí 6, 7, 8, 9.

File đính kèm:

  • docTL tap huan Dia THCS.doc