Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn địa lí

PHẦN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

BÀI 1 . VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

I. Kiến thức trọng tâm:

1) Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế-xã hội:

a/ Bối cảnh:

-Nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.

-Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài.

b/ Diễn biến: Công cuộc đổi mới manh nha từ 1979, được xác định & đẩy mạnh từ sau 1986. Đổi mới theo 3 xu thế:

-Dân chủ hóa đời sống KT-XH.

-Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN.

-Tăng cường giao lưu & hợp tác với các nước trên thế giới.

c/ Thành tựu đạt được sau Đổi mới:

 -Thoát ra cuộc khủng hoảng kinh tế, lạm phát được đẩy lùi.

 -Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao

 -Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

 -Cơ cấu kinh tế lãnh thổ có nhiều chuyển biến rõ nét, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.

 -Đạt được thành tựu to lớn về xoá đói giảm nghèo, đời sống nhân dân được cải thiện.

 

doc108 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn địa lí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện, thuỷ điện của vùng Đông Nam Bộ: * Nhà máy nhiệt điện: - Công suất: > 1000MW: Phú Mỹ - Công suất: <1000 MW: Bà Rịa, Thủ Dầu * Nhà máy thuỷ điện: - Công suất trên < 1000MW Thuận An, Thác Mơ, Hàm Thuận, Cần Đơn. 3. Sự giống và khác nhau của hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và TPHCM. a. Giống nhau: Đều là hai trung tâm công nghiệp có quy mô lớn với cơ cấu ngành đa dạng tập trung nhiều ngành công nghiệp then chốt quan trọng. b. Khác nhau: - TP. Hồ Chí Minh: Là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất cả nước (>50 nghìn tỉ đồng); có nhiều công nghiệp hơn (12 ngành) * Giải thích: - TP. Hồ Chí Minh có vị trí địa lí thuận lợi, là đầu mối giao thông tập trung tất cả các loại hình vận tải (có cảng hàng không và cảng biển lớn nhất) - Gần các vùng nguyên liệu (Tây Nguyên, ĐBSCL...) - Có các cơ sở CN và các vệ tinh quan trọng với quy mô lớn như: Biên Hoà, Vũng Tàu ... - Lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, năng động thích ứng nhanh với cơ chế thị trường. - Dự án đầu tư nước ngoài sớm nhất và lớn nhất cả nước. Đề thi tốt nghiệp năm 2003 Môn thi: Địa lý Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. Phần bắt buộc (5 điểm) Câu 1 (3,5 điểm) Cho bảng số liệu sau đây: Bình quân sản lượng lúa theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 1985-2000 (đơn vị: kg/người). Vùng 1985 1990 19965 2000 Đồng bằng sông Hồng 223 260 321 387 Đồng bằng sông Cửu Long 503 694 760 1.020 a) Vẽ biểu đồ hình cột so sánh bình quân sản lượng lúa theo đầu người của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long trong thời kỳ 1985-2000. b) Nhận xét bình quân sản lượng lúa theo đầu người của hai vùng trong thời kỳ kể trên. c) Giải thích vì sao bình quân sản lượng lúa theo đầu người ở đồng bằng sông Cửu Long luôn cao hơn so với đồng bằng sông Hồng. Câu 2 (1,5 điểm) Cho bảng số liệu sau đây: Dân số nước ta phân theo nhóm tuổi năm 1979 và năm 1999 (đơn vị: %) Năm Tổng số Chia ra 0-14 tuổi 15-59 tuổi 60 tuổi trở lên 1979 100 42,5 50,4 7,1 1999 100 33,5 58,4 8,1 Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta trong thời kỳ 1979-1999. Giải thích nguyên nhân sự thay đổi đó. II. Phần tự chọn (5 điểm). Thí sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam phần công nghiệp chung và những kiến thức đã học, hãy trình bày: a) (2,5 điểm). Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận: - Mức độ tập trung công nghiệp. - Kể tên các trung tâm công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. - Từ Hà Nội công nghiệp tỏa đi theo những hướng nào ? Các ngành chuyên môn hóa chủ yếu của từng trung tâm công nghiệp, cụm công nghiệp. b) (2,5 điểm). Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng? Đề 2 Câu 1 (4 điểm) Trình bày thế mạnh và khó khăn trong việc khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện ở vùng trung du và miền núi phía Bắc nước ta. Câu 2 (1 điểm) Việc phát huy các thế mạnh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và quốc phòng như thế nào ? (Thí sinh được mang Atlat Địa lý Việt Nam vào phòng thi) Bài giải môn Địa lý I. Phần Bắt Buộc: Câu 1: Nhận xét: - Nhìn chung bình quân sản lượng lúa theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long luôn tăng trong thời kỳ 1985 - 2000. - Ở đồng bằng sông Hồng: từ 1985 đến năm 2000, bình quân sản lượng lúa theo đầu người tăng 164 kg và tăng 1,69 lần. - Ở đồng bằng sông Cửu Long: từ năm 1985 đến năm 2000, bình quân sản lượng lúa theo đầu người tăng 517kg và tăng 2,03 lần. Như vậy, bình quân sản lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn bình quân sản lượng theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng. - Bình quân sản lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long luôn cao hơn bình quân sản lượng lúa theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng. Giải thích: Bình quân sản lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long luôn cao hơn so với đồng bằng sông Hồng vì: - Diện tích gieo trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (gần 4 triệu ha) lớn hơn diện tích gieo trồng lúa ở đồng bằng sông Hồng (1 triệu ha) - Năm 1999. - Sản lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn sản lượng lúa ở đồng bằng sông Hồng (16,3 triệu tấn; 6,1 triệu tấn - năm 1999). - Mật độ dân số ở đồng bằng sông Hồng (1.180 người / km2) lớn hơn mật độ dân số ở đồng bằng sông Cửu Long (406 người/km2) (năm 1999) Câu 2: - Nhìn chung cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi năm 1979 và 1999 không đều và thay đổi qua 2 năm. Nhóm tuổi 15-59 luôn chiếm tỷ lệ cao, kế đó là nhóm tuổi 0-14 và chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên. - Sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi từ năm 1979 đến 1999: + Nhóm tuổi 0-14: tỷ lệ từ 42,5% còn 33,5% giảm 9%. + Nhóm tuổi 15-59: tỷ lệ từ 50,4% tăng lên 58,4% tăng 8%. + Nhóm tuổi từ 60 trở lên: tỷ lệ từ 7,1% tăng lên 8,1% tăng 1%. - Giải thích: * Nhóm tuổi 0-14: tỷ lệ giảm do kết quả của việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ gia tăng dân số. * Nhóm tuổi 15-59: tỷ lệ tăng vì từ 1979 đến 1999 lớp tuổi 0-14 đã chuyển sang lớp tuổi 15-59. * Nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tỷ lệ tăng vì cuộc sống ngày càng được nâng cao, y tế phát triển, tuổi thọ trung bình của nhân dân ta tăng nên tỷ lệ người lớn tuổi cao. Kết cấu dân số theo độ tuổi qua 2 năm trên thì dân số nước ta là dân số trẻ nhưng ngày càng già đi. II. Phần Tự Chọn: Đề 1: a) Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận - Mức độ tập trung công nghiệp: đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất trong cả nước - Tên các trung tâm công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận (Atlat địa lý Việt Nam, trang 13) Quy mô Lớn Trung bình Nhỏ Hà Nội Hạ Long Thái Nguyên Hải Phòng Việt Trì Nam Định - Từ Hà Nội, công nghiệp tỏa đi theo các hướng với các ngành chuyên môn hóa chủ yếu của từng trung tâm công nghiệp, cụm công nghiệp. + Hải Phòng - Thành phố Hạ Long - Cẩm Phả: Cơ khí, khai thác than. + Đáp Cầu - Bắc Giang: Vật liệu xây dựng, phân hóa học. + Đông Anh - Thái Nguyên: Cơ khí, luyện kim. + Việt Trì - Lâm Thao - Phú Thọ: Hóa chất, giấy. + Hà Đông - Hòa Bình: Thủy điện. + Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa: Dệt, điện, xi măng. b) Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng: Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là kết quả tác động của nhiều nhân tố: tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lý tương đối thuận lợi. - Tài nguyên thiên nhiên: than nâu, khí đốt, có nguồn nguyên liệu nông sản tại chỗ, tài nguyên biển phong phú (vịnh Bắc Bộ). - Đồng bằng sông Hồng là nơi có dân cư đông, nguồn lao động dồi dào và phần lớn lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật (Hà Nội là thủ đô, là trung tâm văn hóa, giáo dục lớn, có nhiều trường cao đẳng, đại học). - Kết cấu hạ tầng của vùng phát triển khá cao với Hà Nội là đầu mối giao thông vận tải lớn với nhiều tuyến đường ôtô, đường sắt quan trọng đi qua vùng, có cảng Hải Phòng, sân bay quốc tế Nội Bài. - Vị trí địa lý của vùng thuận lợi. + Giáp với Trung du và miền núi phía Bắc: giàu tài nguyên khoáng sản, nguồn thủy năng lớn. + Giáp Bắc Trung Bộ là vùng có cơ cấu ngành kinh tế đa dạng. + Giáp vịnh Bắc Bộ: có tài nguyên biển phong phú. Đề 2: Câu 1: Thế mạnh và khó khăn trong việc khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện ở vùng trung du và miền múi phía Bắc nước ta. 1- Khai thác và chế biến khoáng sản: a) Thế mạnh: + Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có khoáng sản phong phú, đa dạng nước ta. * Vùng Đông Bắc: - Khoáng sản năng lượng: than đá. Các mỏ than tập trung chủ yếu ở khu Đông Bắc (Quảng Ninh, Na Dương, Thái Nguyên). Vùng than Quảng Ninh (trữ lượng thăm dò 3 tỉ tấn, chủ yếu là than antraxit) là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á. Năm 1998, sản lượng khai thác khoảng 10 triệu tấn, trong đó xuất khẩu khoảng 3 triệu tấn. Nguồn than khai thác còn dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện. - Khoáng sản kim loại: * Sắt: Yên Bái * Thiếc và Bôxit: Cao Bằng. * Kẽm, Chì: Chợ Điền (Bắc Cạn). * Đồng, Vàng: Lào Cai. * Thiếc: Tĩnh Túc (Cao Bằng): sản xuất 1000 tấn thiếc. - Khoáng sản phi kim loại: Apatit (Lào Cai) mỗi năm khai thác khoảng 600.000 tấn quặng để sản xuất phân lân. * Vùng Tây Bắc: Có một số mỏ khá lớn như mỏ quặng đồng - niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu). b) Khó khăn: - Các vỉa quặng thường nằm sâu nên việc khai thác đòi hỏi phải có các phương tiện hiện đại và chi phí cao. - Đa số các mỏ lại ở nơi mà kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải chưa phát triển. 2- Thủy điện: a) Thế mạnh: - Trữ năng thủy điện của vùng rất lớn: hệ thống sông Hồng chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện cả nước (11 triệu Kw), riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu Kw. - Đã xây dựng các nhà máy thủy điện: * Thác Bà trên sông Chảy (110 nghìn Kw). * Hòa Bình trên sông Đà (1,9 triệu Kw). - Dự kiến xây dựng một số nhà máy thủy điện: * Sơn La trên sông Đà (3,6 triệu Kw). * Đại Thị trên sông Gâm (250 nghìn Kw). - Việc phát triển thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở nguồn điện rẻ và dồi dào. b) Khó khăn: Việc xây dựng những công trình kỹ thuật lớn như các nhà máy thủy điện sẽ tạo ra những thay đổi lớn của môi trường. Câu 2: Việc phát huy các thế mạnh ở trung du và miền núi phía Bắc có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và quốc phòng rất to lớn vì: - Trung du và miền núi phía Bắc giáp với Thượng Lào và phía Nam Trung Quốc, có thể giao lưu thuận lợi bằng đường sắt, đường ôtô với các tỉnh phía Nam Trung Quốc qua các cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai, Móng Cái. - Trung du và miền núi phía Bắc là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông ...). Việc phát triển kinh tế ở vùng cũng góp phần nâng cao đời sống của các dân tộc ít người. - Có Việt Bắc là cái nôi của cách mạng, có Điện Biên Phủ lịch sử nên việc phát triển của vùng còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc.

File đính kèm:

  • docTai lieu on thi tot nghiep.doc